Hạn chế bị Facebook khoá tài khoản quảng cáo: Thủ thuật, bí quyết và kinh nghiệm

Cập nhật: 06/04/2024
Danh mục: Facebook Ads
123

Trước khi bắt đầu chạy những chiến dịch lớn, thì có những kiến thức quan trọng mà bạn cần nắm vững.

Chiến dịch quảng cáo mũ trắng, không có nghĩa là sẽ không mất tài khoản. Ngay cả khi bạn tuân thủ chặt chẽ các chính sách của Facebook, bạn vẫn có thể bị khoá nhiều tài khoản.

Tuy nhiên mặt tốt là khi chạy chiến dịch whitehat, thì khi bị khoá tài khoản, bạn vẫn có cơ hội cao để kháng cáo và lấy lại tài khoản.

Mà khi kháng cáo, bạn cũng cần biết cách nói chuyện cho dễ nghe.

Cách nói chuyện dễ nghe khi kháng cáo tài khoản Facebook

Nên: “I did my best to adhere to policies – please tell me what I did wrong!” – Tôi đã cố gắng hết sức để tuân thủ các chính sách, xin hãy cho tôi biết rằng tôi đã làm sai ở đâu.

Không nên: “Sorry I was cloaking to deceive your reviewers while misleading your users with my farticles – I won’t do that again I swear!” – Xin lỗi, tôi đã cloak để đánh lừa đội kiểm duyệt, làm người dùng hiểu nhầm với những bài viết giả mạo. Tôi thề tôi không dám nữa.

Và ngay cả khi bạn bị khoá tài khoản, thì vẫn có nhiều cách để có thêm tài khoản mới. Tôi sẽ nói chi tiết ở các bài sau.

Dưới đây sẽ là những kiến thức bài bản giúp bạn hạn chế bị khoá tài khoản Facebook.

Đừng dừng quảng cáo Facebook chỉ vì bị khoá tài khoản

Tôi biết việc bị khoá tài khoản, nó không hề dễ chịu chút nào, nhưng bạn cần hiểu rằng đó là điều hiển nhiên.

Việc bị khoá tài khoản sẽ có thể diễn ra thường xuyên. Vậy nên hãy sẵn sàng đối mặt với nó. Đừng sợ hãi.

Kinh doanh nào cũng có rủi ro, mô hình kinh doanh nào cũng đều có sự khó khăn riêng. Đối với Facebook ads, thì rào cản chính là bị khoá các tài khoản quảng cáo.

Dưới đây là 4 bước cơ bản để xử lý:

1. Cố gắng hết sức để tránh bị khoá tài khoản.
2. Nếu tài khoản bị khoá, hãy học cách kháng cáo.
3. Nếu kháng cáo thất bại và không thể lấy lại tài khoản, thì sử dụng tài khoản khác.
4. Nếu hết tài khoản quảng cáo, hãy tìm cách để có tài khoản mới.

Đầu tiên, cũng là cơ bản nhất, bạn cần cố gắng hết sức để tránh bị khoá tài khoản.

Dưới đây tôi chia sẻ những cách giúp bạn tránh bị khoá tài khoản. Đó là những kiến thức do tôi học từ spy, nghiên cứu thị trường, kinh nghiệm cá nhân, và học được từ những nguồn tin cậy.

Nghiên cứu chính sách quảng cáo của facebook

1. Đọc chính sách quảng cáo của Facebook.

Bạn sẽ tìm thấy thông tin ở đây: https://www.facebook.com/policies/ads/

Đừng chỉ đọc trang tổng quan. Hãy click vào từng link ở các đoạn để đọc thêm nội dung.

image 403

Đọc một vài lần, đọc chậm và cẩn thận. Sau này bạn cũng cần đọc lại (khi chọn sản phẩm, dịch vụ, khi tạo quảng cáo, khi mẫu quảng cáo bị từ chối…).

2. Đọc các bài viết trên FB’s Business Help Centre

image 404

Ads Policy on Personal Health

Ads Policy on Prohibited Financial Products

Facebook’s Non-Discrimination Policy

Advertising Attributes to Avoid to Improve Ad Quality and Performance

3. Khoá học của Facebook

Bạn có thể truy cập khoá học này: https://www.facebook.com/business/learn

Cũng khá hữu dụng. Bạn hãy đăng ký khoá học và hoàn thành nó. Bởi vì có thể dùng đó làm đòn bẩy để kháng cáo, giúp mở khoá tài khoản.

Nếu bạn muốn học để có kiến thức cơ bản (rất ok nếu bạn có thời gian), thì tôi đề nghị nên học khi đã đăng xuất tài khoản Facebook, như vậy thì tiến độ học tập sẽ không bị Facebook theo dõi.

Còn không có thời gian thì cứ lướt qua và hoàn thành nhanh gọn.

Cẩn thận khi chọn offer khi bán sản phẩm affiliate

Về vấn đề khoá tài khoản, thì offer mà bạn quảng bá sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Đương nhiên là bạn cần tránh những ngách thị trường bị Facebook cấm: Nutra, Dating, Cryto… và những cái mà bạn đã đọc ở chính sách quảng cáo.

Một số thông tin cần lưu ý:

Facebook sẽ chặn các page mới, mà có liên quan tới những page đã bị khoá trong quá khứ. Hoặc là chặn những page mới, mà có liên quan tới những nhóm quản trị viên đã bị khoá tài khoản.

https://newsroom.fb.com/news/2019/01/making-pages-more-transparent/

Nếu bạn quảng bá các sản phẩm Clickbank thì càng phải cẩn thận. 

Bởi vì nếu sản phẩm có chất lượng thấp, nhiều người dùng đánh giá với Facebook rằng sản phẩm chất lượng tệ, thì offer sẽ bị blacklist.

Và khi bạn quảng bá các offer bị blacklist, thì cho dù bạn có dùng 100% whitehat, bạn vẫn có thể bị khoá tài khoản.

Tức là nếu có một số affiliate (hoặc một affiliate) quảng bá offer giống bạn, nhưng họ không tuân thủ chính sách, họ bị bắt và bị khoá tài khoản, thì bạn cũng có thể bị khoá tài khoản nếu quảng bá offer giống họ.

Trong những bài tiếp theo, tôi sẽ giới thiệu với bạn những mô hình kinh doanh an toàn, giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ bị khoá tài khoản.

Ghi chú: Khi quảng bá một offer affiliate, hãy yêu cầu affiliate manager tắt chế độ chuyển hướng GEO.

Nếu không, khi người kiểm duyệt của Facebook click vào link offer, nhưng họ lại bị chuyển hướng tới một offer không liên quan khác, thì bạn có thể nói bye – bye với tài khoản quảng cáo luôn.

Hoặc tệ hơn, họ sẽ được chuyển hướng tới những offer vi phạm chính sách như là Crypto hoặc Adult.

Vậy nên nhớ bảo affiliate manager tắt cái geo-redirection nhé (chế độ chuyển hướng traffic theo GEO).

Tránh bị khoá tài khoản Facebook liên hoàn (liên đới)

Khi bạn bị khoá tài khoản, kháng cáo vô hiệu, thì bạn có thể sử dụng các tài khoản quảng cáo khác, nhưng:

  • Với các tài nguyên quảng cáo (hình ảnh, video, văn bản) đã được sử dụng ở tài khoản bị khoá, thì không nên sử dụng ở tài khoản mới.
  • Với các pixel đã được sử dụng ở tài khoản bị khoá, thì đừng sử dụng ở tài khoản mới.
  • Với các tên miền landing page đã được sử dụng ở tài khoản bị khoá, thì đừng sử dụng ở tài khoản mới.
  • Với các offer/sản phẩm/dịch vụ mà bạn đã quảng bá ở tài khoản bị khoá, thì không nên quảng bá ở tài khoản mới.

Làm vậy sẽ rất rủi ro.

Nhưng nếu bạn chắc chắn rằng tài khoản bị khoá không phải do offer, mà là do các quảng cáo vi phạm chính sách, thì bạn vẫn có thể làm như vậy.

Tăng tính chuyên nghiệp, hợp pháp cho website

Khi tạo các page trên Facebook, hãy cố gắng làm cho nó trở lên chuyên nghiệp, hợp pháp.

Tôi sử dụng công cụ spy Facebook để tìm hiểu xem các quảng cáo chạy lâu dài họ thiết lập như thế nào.

Và tôi để ý thấy rằng chúng đều có điểm chung: Trang Fanpage hợp pháp + Website hợp pháp, chuyên nghiệp.

Trang Fanpage chuyên nghiệp

Fanpagae cần có đủ địa chỉ, số điện thoại, gắn link tới một website hợp pháp. Các bài viết cần chuyên nghiệp, ổn định, có tính tương tác cao và dễ kéo follow.

Đây là ví dụ một trang Facebook chuyên nghiệp: https://www.facebook.com/princeedwardislandrealestate

image 405 1024x352 1

Ví dụ khác, đây là page của STM forum: https://www.facebook.com/stmforum/

Facebook page và website của STM forum đã có từ 2011. Nhiều affiliate cứ thắc mắc rằng tại sao quảng cáo của STM forum được duyệt, ngay cả khi đưa ra những tuyên bố lợi nhuận.

Bí mật là họ có một trang Facebook page hợp pháp, và một website hợp pháp chuyên nghiệp. Cùng một tài khoản quảng cáo Facebook, họ vẫn chạy quảng cáo cho đến tận ngày nay.

Chú ý: Khi bạn đọc các thông tin hướng dẫn về quảng cáo Facebook ở bất cứ nơi nào trên internet, thì phải nhớ rằng thông tin đó có thể lỗi thời.

Vậy nên bạn cần kết hợp giữa đọc thông tin và test chiến dịch để có được kiến thức đúng nhất.

Website chuyên nghiệp, hợp pháp

Đầu tiên, giao diện và nội dung phải có vẻ chuyên nghiệp, trung thực. Không đưa ra nội dung sai lệch. Đây là những kiến thức cơ bản.

Và bạn cần biết rằng Facebook sử dụng WoT để nhận diện các website “xấu”. Vậy nên hãy đảm bảo website của bạn không bị WoT gắn cờ.

image 406

Để kiểm tra các đánh giá từ WoT cho landing page, chỉ cần truy cập WoT để kiểm tra.

https://www.mywot.com/

Bạn cũng có thể cài đặt extensions của WoT lên Chrome:

https://chrome.google.com/webstore/detail/wot-web-of-trust-website/bhmmomiinigofkjcapegjjndpbikblnp?hl=en

Những yếu tố giúp website chuyên nghiệp, hợp pháp, tăng độ tin cậy là: Tuổi website, lượng nội dung, tính minh bạch.

Tính minh bạch bao gồm: Địa chỉ, số điện thoại, privacy policy, term of service…

Đây là một ví dụ về website hợp pháp. Là đường link từ trang Facebook trên: https://michaelshomes.com/

image 407 1024x237 1

Giao diện trang web chuyên nghiệp, lượng nội dung đầy đủ, có thông tin liên lạc đàng hoàng. Whois.net cho biết rằng tên miền xuất hiện từ 1998.

Đương nhiên, nếu bạn vừa mới bắt đầu một trang Facebook và website, thì bạn sẽ không có lợi thế về độ tuổi website.

Nhưng bạn vẫn có thể làm nhiều cách để tăng độ trung thực, tăng tính hợp pháp cho trang web.

Thêm một số thủ thuật giúp tránh khoá tài khoản

Hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ khi nào Facebook sẽ rút tiền từ thẻ, và hãy đảm bảo rằng luôn luôn thanh toán thành công.

Liên tục cẩn thận quan sát lượng tương tác quảng cáo. Nếu có một quảng cáo nhận được vài ý kiến đánh giá tiêu cực, biểu tượng tức giận, thì hãy cân nhắc dừng quảng cáo đó.

Nếu bạn không dừng quảng cáo đó, thì ít nhất cũng nên ẩn các comment tiêu cực để tránh “hiệu ứng đám đông”. Tránh kiểu như một vài người comment tiêu cực, ảnh hưởng tới toàn bộ người xem quảng cáo.

image 408

Nếu sản phẩm, dịch vụ mà bạn quảng bá đang nhận được rất nhiều lượt tương tác tiêu cực, thì hãy dừng quảng bá chúng.

Khi người dùng giận dữ, họ có thể click “hide ad” hoặc “report ad”. Nếu có nhiều người làm vậy, thì bạn có thể bị khoá tài khoản.

Hãy giữ tần suất hiển thị quảng cáo ở mức độ vùa phải, không cao.

Khi tần suất hiển thị quảng cáo cao, người dùng phải xem quảng cáo nhiều lần thì họ sẽ bị nhờn với quảng cáo.

Kết quả là chuyển đổi sẽ giảm, giá tiền cho mỗi chuyển đổi sẽ tăng. Và người ta sẽ rất khó chịu khi phải xem quảng cáo nhiều lần.

Kết quả là họ sẽ click vào “hide ad” hoặc “report ad. Khả năng bị khoá tài khoản sẽ tăng.

Đừng sử dụng proxy hoặc VPN công cộng khi truy cập Facebook

A. Nếu bạn sử dụng phải một IP đã bị blacklist, thì Facebook sẽ nghi ngờ cái tài khoản của bạn.

B. Nếu bạn sử dụng VPN, proxy cùng lúc với một người truy cập từ quốc gia khác, Facebook sẽ biết rằng IP đó là không hợp lệ. 

Facebook sẽ đánh dấu rằng đó là các hành vi đáng ngờ. Dẫn đến rủi ro khoá tài khoản quảng cáo.

Facebook cũng không thích loại tài khoản quảng cáo “ngủ đông”. Tức là để cả năm mà không làm gì cả. 

Hãy tránh bị khoá tài khoản do không hoạt động, tránh tạo nhiều tài khoản dư thừa. Bạn có thể chạy quảng cáo đều đặn với mức chi tiêu thấp để tăng uy tín, duy trì tài khoản.

Bạn cũng cần tạo một vài tài khoản quảng cáo để phòng hờ. Trong trường hợp bị khoá tài khoản chính thì bạn sẽ dùng ngay một tài khoản khác để thay thế.

Facebook sẽ chú ý các tài khoản không hoạt động, không chi tiêu trong vòng 60 ngày. Vậy bạn có thể căn mỗi tháng bỏ ra vài chục nghìn để Facebook biết rằng đó là tài khoản vẫn đang hoạt động.

Tôi thấy khá nhiều thông tin khuyên rằng không nên sử dụng tài khoản quảng cáo cá nhân để chạy chiến dịch, và nên thiết lập các tài khoản quảng cáo dưới Business Managers.

Đúng là việc sử dụng BM sẽ “xoá” một chút hồ sơ cá nhân khỏi chiến dịch, giúp giảm nguy cơ bị khoá tài khoản quảng cáo cá nhân. 

Nếu bạn muốn chơi an toàn, thì không nên sử dụng tài khoản quảng cáo cá nhân nhé.

Bài viết liên quan:

Nhận xét của bạn:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}