Top 7 tư duy nâng cao khi kinh doanh Amazon FBA

Cập nhật: 29/04/2024
Danh mục: Kinh nghiệm
Amazon FBA

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn 7 tư duy nâng cao khi kinh doanh với Amazon FBA. Lưu ý là kiến thức khá khó, newbie khó mà nuốt nổi.

Nhưng nếu bạn nghiêm túc muốn thành công trong sự nghiệp, thì cần cố gắng học. Hãy đọc kỹ từng câu. Chỗ nào không hiểu thì hãy tra cứu thêm trên Google nhé.

Bí quyết thành công của sản phẩm là ở chiến thuật Launch

Launch sản phẩm, tức là chiến thuật tung sản phẩm. Làm sao để trong một thời gian ngắn bán được nhiều Sale, kéo nhiều Reviews, và đẩy sản phẩm lên top.

Nhiều người quá tập trung vào việc xây dựng sản phẩm, họ không chú xây dựng một chiến thuật tung sản phẩm hợp lý.

Thật ra, Amazon nó là một công cụ tìm kiếm. Nó cũng giống như Google, YouTube, nhưng Amazon là công cụ để tìm kiếm sản phẩm. Và để thành công, bạn cần xây dựng một chiến thuật tung sản phẩm hợp lý, kết hợp giữa quảng cáo PPC và SEO một cách bài bản.

Mục tiêu khi Launch sản phẩm là đánh bại đối thủ trên công cụ tìm kiếm. Bạn cần đẩy sản phẩm lên top, bạn càng có nhiều Sale với lượt tìm kiếm tự nhiên, thì bạn càng lợi nhuận.

Khi người ta làm Amazon FBA, họ thường tập trung rất nhiều tâm sức trong giai đoạn đầu, là giai đoạn xây dựng sản phẩm. Sau một vài tháng, đến khi tung sản phẩm thì sức chú ý của người ta không còn mạnh.

Nhưng cho dù sản phẩm có tốt như thế nào đi nữa, nếu bạn không làm tốt trong giai đoạn tung sản phẩm, thì cũng hỏng. Vậy nên hãy đảm bảo bạn sẽ:

  • Tối ưu Listing hợp lý, hình ảnh, từ khoá
  • Cấu trúc chiến dịch PPC đúng cách
  • Chuẩn bị đủ hàng để sẵn sàng đẩy thật mạnh trong giai đoạn đầu

Như vậy, bạn có thể bán mạnh hơn đối thủ, và ngay lập tức đẩy sản phẩm lên top. Bởi vì với thuật toán của Amazon, sản phẩm bán càng chạy thì Amazon kiếm được càng nhiều tiền, nên họ sẽ đẩy sản phẩm lên top (để kiếm nhiều tiền hơn).

Đừng suy nghĩ quá nhiều, hãy hành động

Những Newbie chưa có kinh nghiệm, họ suy nghĩ quá nhiều. Có người muốn tạo ra “một sản phẩm hoàn hảo”. Bởi vì sản phẩm tốt thì có thể giúp thành công lâu dài.

Nhưng trong thực tế, không có cái gì gọi là “sản phẩm hoàn hảo cả”. 

Chỉ cần sản phẩm có chất lượng tạm đủ tốt, chỉ cần bạn tung sản phẩm đúng cách, tạo sản phẩm nổi bật hơn đối thủ, chỉ cần bạn có đủ tiền để marketing và đẩy Sale, thì cơ hội thành công của bạn sẽ rất cao.

Vậy nên đừng dành ra cả vài tuần, vài tháng chỉ để nghiên cứu sản phẩm, mà không bắt tay vào động thực tiễn.

Ghi chú: Đừng copy sản phẩm của người khác, bạn cần dành chút thời gian để thiết kế và điều chỉnh sản phẩm (một chút thôi cũng được) và gửi mẫu cho nhà máy để họ nâng cấp.

Không chỉ cạnh tranh bán 1 sản phẩm, mà là cạnh tranh trong cả ngách

Khi bạn mới làm Amazon FBA, bạn thường chỉ tập trung vào 1 sản phẩm, bạn thường tự thu hẹp tầm nhìn vào 1 sản phẩm mà thôi.

Mà điều đó cũng đúng, khi chưa có nhiều vốn, chưa có kinh nghiệm, thì chỉ cần Launch 1 sản phẩm. Thành công hay thất bại không quan trọng, điều quan trọng là có thêm kinh nghiệm, có thêm tự tin, để mạnh dạn hơn với những sản phẩm sau này.

Nhưng nếu có thể, thì đừng nhìn vào 1 sản phẩm. Khi nghiên cứu sản phẩm, bạn hãy nhìn vào tiềm năng của cả một ngách. Bạn hãy coi đây là một công việc kinh doanh thật sự, lập kế hoạch bài bản, lâu dài.

Sau một sản phẩm thành công, bạn sẽ cần tung ra các sản phẩm tiếp theo, để trở thành “bá chủ” trong ngách đó.

Vậy nên trước khi chọn sản phẩm, hãy mở rộng tầm nhìn, quan sát tiềm năng của cả một ngách sản phẩm đó.

Coi kinh doanh Amazon FBA là một sự nghiệp lâu dài

Có người dành ra 6 – 7 tháng để Launch một sản phẩm, nhưng rồi bị toang, thế là họ bỏ cuộc mãi mãi.

Nhưng nếu bạn coi Amazon FBA là một công việc kinh doanh thật sự thì sao. Nếu bạn mở một quán cà phê, nhà hàng, hoặc quán nét… thì bạn sẽ không làm việc trong 6 tháng rồi bỏ cuộc, bạn đâu thể chỉ làm việc nửa vời.

Mà bạn sẽ phải làm bền vững trong vòng 3 – 5 năm, coi thất bại như là một bài học, đối chiếu số liệu và điều chỉnh chiến lược rồi đi tiếp.

Ngay cả với người giỏi nhất, họ cũng không có tỷ lệ thành công 100% đâu. Một Seller giỏi, thông thường họ đạt 60%, cao nhất sẽ là 70% tỷ lệ thành công. 

Bạn nên coi Amazon FBA là một công việc kinh doanh thật sự, làm việc nghiêm túc trong nhiều năm để đạt thành công dài hạn. 

Ví dụ mỗi năm tung 2 sản phẩm, 4 năm sẽ có 8 sản phẩm. Thì chỉ cần 2 – 4 sản phẩm thành công, là bạn đã có một công việc kinh doanh rất lợi nhuận rồi.

Có thể 1 – 2 sản phẩm đầu tiên của bạn sẽ toang, và nếu bạn chọn “dừng cuộc chơi”, thì bạn sẽ mất hết. Mà thông thường người ta thường thất bại ở những sản phẩm đầu, do còn rất non tay. Cho dù bạn tham gia khóa học nâng cao, thì bạn vẫn sẽ lóng ngóng trong những đợt thử nghiệm đầu tiên.

Hãy coi Amazon FBA là một công việc kinh doanh thật sự, hãy lập một kế hoạch làm việc lâu dài. Nó không giống như phương pháp đánh nhanh thắng nhanh của affiliate marketing.

Hiểu rõ về số liệu chiến dịch

Những bạn từng có kinh nghiệm với affiliate marketing, thì rất lợi thế khi đọc và tính toán dữ liệu.

Trước khi tung sản phẩm, bạn cần tính toán thật kỹ xem tỷ suất lợi nhuận tiềm năng. Thông thường mỗi cao thủ họ sẽ có một bảng excel, với những phương pháp tính toán và phân tích của riêng họ.

Bạn cần tính toán xem, với 1 sản phẩm bán được, thì lợi nhuận bao nhiêu. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí.

Doanh thu là giá bán sản phẩm, cái đó ai cũng biết. Nhưng chi phí là gì? Chi phí gồm mức phí sản xuất sản phẩm, chi phí vận chuyển, chi phí cho Amazon, chi phí tồn kho, chi phí marketing, chi phí cho tài sản thương hiệu, thuế hải quan… ồ waoo.

Nếu không tính toán và nắm rõ chi phí, thì rất có thể bạn sẽ chỉ hòa vốn, hoặc thậm chí thua lỗ khi tung sản phẩm.

Ghi chú: Bạn có thể tham gia khóa học Amazon FBA nâng cao của Thiên Phong MMO để học kiến thức một cách bài bản chi tiết nhé.

Amazon FBA không phải dễ làm, không phải đơn giản, không phải ai cũng làm được. Tôi biết viết bài cũng chẳng có mấy người đọc, nhưng đó lại là phương pháp thành công rất bền vững.

Mà thành công là không dành cho đa số, chỉ dành cho thiểu số.

Hiểu rõ về khách hàng

Newbie thường không quan tâm tới khách hàng mấy. Họ dùng công cụ Jungle Scout để quét sản phẩm, thấy sản phẩm có tiềm năng là tham gia.

Nhưng đó chỉ là một bước của quy trình. Điều quan trọng là bạn cần hiểu khách hàng, là những người mua sản phẩm của bạn. Bạn cần đứng tại góc độ của họ để suy nghĩ vấn đề.

Khi có được góc nhìn từ khách hàng, bạn sẽ có thể hiểu tâm lý của họ, từ đó đưa ra kế hoạch như: Điều chỉnh sản phẩm như thế nào, sản phẩm tiếp theo như thế nào, phương pháp marketing như thế nào… đó là những điều kiện quan trọng để thành công.

Hãy nghiên cứu khách hàng thật kỹ, xem những thông tin họ đọc trên Facebook, Google, Quora, Reddit… để lập ra một bản “chân dung khách hàng” kỹ lưỡng và hoàn chỉnh. Điều này sẽ giúp bạn thành công hơn gấp 10.

Xây dựng và tối ưu Listing hoàn hảo nhất có thể

Listing chính là trang sản phẩm. Bởi vì khi mua hàng online trên Amazon, khách hàng họ không trực tiếp nhìn thấy sản phẩm, không được trực tiếp sờ và thử nghiệm sản phẩm, toàn bộ những cái họ thấy chỉ là Listing.

Vậy nên Listing đóng vai trò quyết định giúp bạn tăng chuyển đổi. Mà tỷ lệ chuyển đổi càng cao, sản phẩm sẽ có thứ hạng càng cao.

Việc tối ưu Listing cần rất nhiều thời gian, và còn tốn tiền nữa. Listing bao gồm văn bản với từ khoá, được tối ưu kỹ, và các hình ảnh chuyên nghiệp.

Bởi vì hiện nay, đa số người mua hàng họ chỉ nhìn vào hình ảnh và đưa ra quyết định mua hàng. Nếu hình ảnh không được tối ưu một cách xuất sắc, khách hàng sẽ không tin tưởng bạn, và họ sẽ mua sản phẩm của người khác.

Đôi khi người ta cũng gặp may, khi tung sản phẩm với những hình ảnh bình thường, nhưng vẫn bán tốt.

Nhưng theo ý kiến của tôi, bạn nên dành hết sức để xây dựng trang sản phẩm (Listing) tốt nhất có thể. Làm sao cho trang sản phẩm của bạn vượt trội hơn tất cả sản phẩm của người khách, trong ngách đó.

Ngay cả khi bạn bán đắt hơn đối thủ, nhưng nếu bạn tối ưu Listing xuất sắc, thì người ta vẫn tin cậy và chọn mua của bạn. Vậy nên, đừng tiết kiệm khi đầu tư thuê thợ chụp ảnh, thợ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.

Đừng sử dụng hình ảnh Stock, đừng thuê mấy người giá rẻ trên Fiverr, với những mẫu thiết kế photoshop rẻ tiền.

Hãy đầu tư mạnh tay vào hình ảnh, Infographics. Nếu bạn chưa có đủ tiền để đầu tư kinh doanh, thì hãy đợi, hãy tiết kiệm cho đến khi đủ tiền.

Chuẩn bị đầy đủ nguồn vốn

Kinh doanh cần vốn, kinh doanh là làm thật ăn thật. Nhiều người mang tâm lý thử nghiệm khi làm Amazon FBA, họ làm việc rất nửa vời, chà chà…

Đó chính là cơ hội tốt cho chúng ta, những người nghiêm túc muốn thành công bền vững, xây dựng sự nghiệp, chúng ta có thể đánh bay hết những đối thủ nửa vời đó.

Câu mà người ta thích nghe là: “bạn không cần đầu tư nhiều tiền, nhưng vẫn có thể thành công”. Và đó chính là những câu mà các chuyên gia bán khóa học tung ra để lừa newbie.

Bởi vì vốn cần thiết để làm Amazon là không nhỏ. Tôi đề xuất là bạn cần chuẩn bị ít nhất $1000 (trường hợp tệ nhất). Thông thường nên có từ $5000 là tạm ổn. Càng nhiều vốn thì bạn càng có thể chơi ở những level cao hơn.

Nhiều quá ư? Nếu Amazon FBA là cơ hội để bạn có thể tự do tài chính, làm chủ cuộc sống của chính mình, vậy thì bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền?

Tôi thì sẽ chơi đến cùng với nó, bỏ ra bao nhiêu tiền cũng được. Bởi vì đã có bằng chứng thành công rõ ràng, đây là mô hình kinh doanh tiềm năng để bạn có thể đạt 7 con số lợi nhuận.

Bình tĩnh làm, không nóng vội, tỉnh táo kiểm soát dòng tiền

Tôi đề xuất bạn không nên vay tiền để kinh doanh trong giai đoạn đầu. Hãy tiết kiệm cho đến khi đủ vốn rồi tham gia. 

Hãy bình tĩnh, khi đọc bài viết này, thì bạn giống như đang gieo hạt, hãy bình tĩnh đợi đến khi nó nảy mầm thành cây, tiết kiệm cho đủ tiền rồi làm, không nên nóng vội.

Sau khi bạn có sản phẩm thành công đầu tiên, bạn sẽ có dòng tiền khá bền vững. Lúc đó thì bạn có thể vay tiền, để đẩy mạnh marketing, để xây dựng thương hiệu mạnh hơn, kiếm nhiều tiền hơn.

Khi đó, giả sử bạn làm hỏng hết, thì bạn vẫn còn 1 sản phẩm thành công, bạn vẫn sẽ có tiền mà trả nợ.

Phải chuẩn bị kỹ cho tình huống tồi tệ nhất, phải luôn chừa đường lui cho mình.

Bài viết liên quan:

Nhận xét của bạn:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}