Kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook trong affiliate marketing

Cập nhật: 23/09/2023 | Ngày đăng: 20/12/2018
Danh mụcFacebook Ads
22

Nhiều người thật sự rất cẩu thả khi chạy quảng cáo Facebook.

Họ tạo một mẫu quảng cáo, chọn qua loa một chủ đề như “giảm cân”, rồi nạp tiền vào Facebook Ads. Cứ như Facebook là máy in tiền vậy. 

Khi quảng cáo không hiệu quả, họ chán nản, thất vọng, rồi bỏ cuộc. Thậm trí họ quay lại công việc ở cơ quan, cắm đầu làm việc công ty và vứt luôn giấc mơ kinh doanh online. 

Nếu đó là việc bạn thường làm, thì chắc là bạn hầu như luôn luôn thất bại.

Tại sao ư?  Bởi vì bạn đang rất lãng phí tiền bạc, trong khi làm việc không hiệu quả, không  có chiến lược rõ ràng. 

Facebook là nguồn traffic chính của tôi trong hơn 8 năm qua.

Mặc dù đội support của họ thiếu nhiệt tình, và chúng ta luôn sợ bị khoá tài khoản mỗi khi đăng nhập. 

Tuy nhiên, nó lại là nguồn traffic rất lớn. Họ có lượng traffic khổng lồ kết hợp với khả năng nhắm mục tiêu tuyệt vời. 

Có rất nhiều chiến lược để chạy quảng cáo Facebook. Sau đây tôi sẽ chỉ cho bạn 8 tuyệt chiêu dành cho quảng cáo Facebook, giúp bạn tạo thêm nhiều traffic, giảm giá click. 

A/B TESTING ( MỞ RỘNG: A/B/C/D/E TEST)

Đừng chỉ tạo một, hai mẫu quảng cáo. Vậy là quá lười rồi, và bạn sẽ không thấy  được kết quả mong muốn. 

Thay vào đó, bạn nên test một lượng lớn mẫu quảng cáo, để xác định xem những loại quảng cáo nào hiệu quả nhất.

Giống như là test A/B/C/D/E với rất nhiều mẫu quảng cáo và thiết lập khác nhau.

Ghi chú: Việc tạo mẫu quảng cáo phải dựa trên chiến lược marketing angle, chứ không nên làm tuỳ tiện.

Khi tạo một mẫu quảng cáo, hãy chú ý đến: 

  • Độ dài văn bản. Viết dài kết hợp kể truyện, viết ngắn, hoặc chỉ viết ý chính. 
  • Phong cách của văn bản. Thay đổi dấu chấm câu, viết hoa một số  từ nhất định. 
  • Hình ảnh quảng cáo (dùng màu sắc, hình ảnh, văn bản trong ảnh khác nhau…).
  • Cho hình người vào trong ảnh thay vì chỉ có hình sản phẩm.
  • Thêm vào đường viền hình ảnh, hay mũi tên để tăng thêm sự chú ý.
  • Đặt quảng cáo ở đâu (Instagram, Audience network, News Feed, sidebar,…) 
  • Thông tin về người dùng (tuổi, vị trí, mối quan tâm…) 
  • Và những biến số khác. 

Bằng việc test các mẫu quảng cáo, bạn có thể xác định được cái nào có CTR cao  nhất, và cái nào tạo ra nhiều chuyển đổi nhất. 

Một điều cần chú ý là: Đừng vội vàng thay đổi, hãy chạy quảng cáo cho đến khi thu đủ dữ liệu có ý nghĩa thống kê thì mới biết kết quả chính xác.

Facebook sẽ tự động tối ưu quảng cáo cho bạn, vậy nên cứ để nó chạy đủ, rồi hãy đưa ra thay đổi dựa trên kết quả chính xác. 

Việc thay đổi 6 giờ một lần có thể làm hỏng kết quả của bạn. 

26 2

TẬP TRUNG VÀO TARGET, SỬ dụng FACEBOOK AUDIENCE INSIGHTS

Facebook Audience Insights là một mỏ vàng dữ liệu,  và khi tạo quảng cáo Facebook Ads, bạn nhất định phải chú ý.

Công cụ Audience Insights sẽ cho bạn một số lượng thông tin lớn về người dùng, họ thích gì, tình trạng hôn nhân, những trang nào mà họ thích, và những thông tin sâu hơn nữa. 

Một khi bạn đã biết thông tin, bạn có thể tạo những mẫu quảng cáo tập trung mạnh đến người dùng mà bạn nhắm tới. 

Ví dụ: Giả sử bạn đang tạo quảng cáo nhắm đến những người đang sống ở Mỹ và họ  có hứng thú đến tập thể dục tăng cân. Bằng cách dùng công cụ Audience Insights,  bạn sẽ khám phá ra phong cách sống của họ: 

image 16

Mối quan hệ, và trình độ học vấn.:

image 17

Những trang mà họ thích (bạn có thể bắt trước phong cách của những trang đó khi làm quảng cáo):

image 18

Và còn nhiều thông tin quý giá khác.

Một khi bạn biết thông tin, bạn có thể nghiên cứu sâu hơn và tạo ra những mẫu quảng cáo siêu hạng có tính cộng hưởng với người dùng mà bạn nhắm đến.

Điều này cũng cho phép bạn loại bỏ những danh mục không hiệu quả.

Ví dụ, một số anh chàng muốn tăng cân thì cũng có hứng thú với hẹn hò, nhưng bạn sẽ không muốn quảng cáo tới những người như vậy vì sản phẩm bạn bán không có liên quan gì tới hẹn hò cả.

Nên bạn có thể loại họ ra, không quảng cáo tới họ.

Bạn cần hiểu rõ người dùng, và công cụ này giúp bạn làm điều đó một cách đơn giản nhất.

27 2

XUẤT DỮ LIỆU RA EXCEL ĐỂ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU CHUYÊN SÂU

Bảng điều khiển Facebook Ad Manager sẽ không đủ hữu ích khi bạn cần phân tích dữ liệu quảng cáo. 

Tôi đang đề cập đến việc phân tích dữ liệu và tìm kiếm chi tiết. 

Thay vì chỉ nhìn vào bảng điều khiển, cách tốt hơn là thay đổi các cột và sau đó xuất hết dữ liệu ra Excel để phân tích chuyên sâu. 

Ví dụ, bạn có thể chuyển đến chỗ “Performance and Clicks” rồi xuất ra file Excel để  có cái nhìn chi tiết hơn về CTR và CPC.

Sau đó bạn có thể sắp xếp các mẫu quảng cáo theo: nổi bật nhất, CTR tốt nhất, CPC  nhỏ nhất,…

Hãy phân tích thông tin và tìm ra mẫu quảng cáo đem lại nhiều traffic nhất, giá tiền nhỏ nhất. 

28 2

PHÂN TÍCH TỶ LỆ CLICK VÀ TỶ LỆ CHUYỂN ĐỔI (CTR VÀ CR)

Khi tôi mới bắt đầu làm affiliate marketing, tôi chỉ quan tâm để giá tiền mỗi click (CPC). 

Tôi tốn cả ngày, cố làm ra những mẫu quảng cáo thông minh, sáng tạo, hình ảnh độc đáo để có được CTR cao (vì CTR cao thì Facebook sẽ giảm giá click, giảm CPC).

Nhưng rồi, với một mẫu quảng cáo tôi được 0.03 CPC, nhưng lại thua lỗ. Trong khi một mẫu quảng cáo khác có CPC gấp 3, nhưng lại lợi nhuận. 

Lúc đấy tôi không thể hiểu nổi. Tôi cứ nghĩ đường link gặp vấn đề. 

Rồi tôi bắt đầu nghiên cứu sâu hơn, tôi nhận ra là mẫu quảng cáo mặc dù có giá click thấp, nhưng nó không liên quan gì tới offer cả. Gây ra sự khó hiểu cho người xem.

Chính vì thế nên chuyển đổi kém, lợi nhuận kém.

Nếu bạn có CTR rất cao, trong khi tỷ lệ chuyển đổi lại thấp, thì chắc chắn đã có sai lầm nghiêm trọng ở mẫu quảng cáo, hoặc là ở trang sản phẩm. 

Có nghĩa là người ta click quảng cáo, đi tới landing page, sales page, họ xem xét đánh giá offer một lát rồi thoát. 

Điều này xảy ra khi bạn gặp một trong những vấn đề sau:

  • Không phù hợp, quảng cáo không liên quan tới những gì bạn bán.
  • Landing page / Sale page vô dụng, không thể thuyết phục mua hàng.
  • Sản phẩm quá đắt đối với những người mà bạn target đến.
  • Sai lầm khi nhắm mục tiêu người dùng ban đầu.

Nếu muốn tăng CTR thì rất dễ, nhưng bạn cần phân tích chi tiết hơn.

Để giỏi với quảng cáo Facebook, bạn cần so sánh, đối chiếu, phân tích tỷ lệ click (CTR) với tỷ lệ chuyển đổi (CR).

Và nếu nó có vấn đề, thì cần lập tức đưa ra những thay đổi.

30 2

SỬ DỤNG TRACKING PIXEL VÀ RETAGETING

Nếu bạn không dùng Facebook tracking pixel, thì cơ bản là bạn đang phí tiền.

Tại sao ư?

Bởi vì Pixel cho phép bạn theo dõi và ghi lại bất cứ ai đến website, sau đó bạn có thể tạo những mẫu quảng cáo khác và quảng cáo tới họ một lần nữa.

Ví dụ, nếu có người vào trang landing page mà không mua hàng, bạn có thể quảng cáo tới họ một lần nữa với mẫu quảng cáo tốt hơn, hoặc giảm giá.

Hiếm có người mua hàng ngay khi vừa nhìn thấy quảng cáo, đấy là lý do nhất định phải dùng retargeting. 

Nó còn giúp tăng mạnh ROI của bạn trên Facebook Ads nữa. 

Cuối cùng, nó cho phép bạn biết chính xác nhân khẩu học của những người click quảng cáo như thế nào, sau đó bạn có thể tối ưu quảng cáo hướng đến những người như vậy.

31 2

VẬN DỤNG FACEBOOK LOOKALIKE AUDIENCES

Bạn có biết Lookalilke Audiences không? Công cụ này thực sự mạnh mẽ, nó liên quan đến Facebook Pixel mà tôi vừa nói ở trên. 

Về cơ bản thì như thế này: bạn gửi rất nhiều traffic đến website có chứa code Facebook pixel. 

Giả sử tôi muốn dùng Facebook để quảng cáo tới những độc giả của tôi. Thì tôi có thể đặt một mã pixel trên thongthienphong.com.

Sau khi pixel thu thập dữ liệu. Facebook có thể dùng các thuật toán để tìm những “khách hàng tương tự”. 

Và sau khi phân tích, tôi để ý thấy là những người thích đọc blog của tôi, họ cũng thích STM và NeilPatel.com. 

Vậy nên tôi có thể quảng cáo tới những người đã biết NeilPatel và STM nhưng chưa biết đến tôi.

Bây giờ tôi có nhiều độc giả hơn, và họ cũng tương tự như độc giả gốc.

Khi bạn có lookalike audience, bạn có thể tạo những mẫu quảng cáo với khả năng target chuẩn, nhắm đến những người quan tâm đến lĩnh vực của bạn.

Điều này giúp tránh lãng phí tiền khi target vào những người không quan tâm đến bạn. 

Thay vào đó, bạn chỉ tập trung vào những người đã được chứng minh rằng ít nhất họ cũng quan tâm đến những gì bạn đang bán.

32 2

AD SCHEDULING - TỰ ĐỘNG HẸN GIỜ QUẢNG CÁO

Lúc bắt đầu, chúng ta sẽ để Facebook chạy quảng cáo toàn thời gian, chạy cả ngày. Để xem vào thời điểm nào trong ngày mà bạn nhận được nhiều lượt tương tác nhất. 

Sau khi phân tích dữ liệu bạn sẽ thấy: một vài thời điểm trong ngày, bạn nhận được CTR khá cao. 

Và, sau khi chạy quảng cáo được 1 ngày, hãy để ý xem khi nào bạn nhận được nhiều click nhất:

Buổi sáng, buổi tối, giữa trưa, hay đêm khuya? Trong tuần thì thế nào? Cuối tuần thì ra sao? 

“Ad scheduling” được Facebook gọi là “day parting”. 

Nó cho phép bạn hẹn giờ quảng cáo. Tức là cho quảng cáo chạy vào những khung giờ nào đó trong này.

Còn nữa, cũng không có thời gian “tốt nhất”.

Vì nó còn phụ thuộc vào sản phẩm bạn bán, phụ thuộc vào quốc gia bạn nhắm tới.

Nên nếu bạn chạy quảng cáo buổi trưa ở Tây Ban Nha thì không ổn đâu, vì họ đi ngủ trưa hết rồi. 

“Ad scheduling” sẽ cho phép quảng cáo hiển thị với đúng người, đúng thời điểm, giúp giảm giá quảng cáo.

33 2

UPLOAD DANH SÁCH EMAIL

Nếu bạn có một danh sách email, thì bạn đang giữ một công cụ rất mạnh  mẽ. 

Facebook Ads cho phép bạn target đến người dùng qua địa chỉ email. 

Thay vì chạy quảng cáo đến traffic lạnh, bạn có thể chạy quảng cáo đến những người đã biết bạn, đã ở trong danh sách email của bạn. 

Đơn giản bạn chỉ cần upload danh sách lên và bật quảng cáo thôi. 

Bí kíp: Nếu bạn không có danh sách email… vậy bạn có thể trả tiền cho ai đó, để họ chia sẻ danh sách email với bạn. 

FACEBOOK ADS ĐẦY TIỀM NĂNG

Khi chạy quảng cáo Facebook, đừng chỉ tạo một vài mẫu quảng cáo và cầu mong nó hiệu quả.

Hãy bỏ thời gian ra nghiên cứu, chọn đúng mẫu quảng cáo. Sau đó tối ưu để  được kết quả tốt nhất. 

Đương nhiên là nó tốn thời gian. Và sau nhiều chiến dịch, bạn sẽ tích luỹ được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm.

Nhưng sau khi nghiên cứu và tối ưu chuẩn, bạn có thể tăng ROI gấp đôi, thậm trí gấp 3 lần. 

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>