Chạy quảng cáo Facebook thì mọi người đều muốn quảng cáo bền vững, lâu dài, muốn có những chiến dịch scale lớn.
Nhưng nói thì dễ, làm thì khó.
Để tạo một mẫu quảng cáo đánh thẳng vào tâm lý khách hàng là điều không hề đơn giản.
Trong bài này, Alex Fedotov sẽ chia sẻ cho bạn bí quyết tạo quảng cáo Facebook (với kinh nghiệm quảng cáo triệu đô).
Bài viết được tôi viết lại và tóm tắt từ video, giúp bạn tăng tốc học tập, dễ dàng ghi chú, dễ dàng xem lại kiến thức khi cần.
Bạn hoàn toàn không cần tốn thời gian xem video nhưng vẫn có thể nắm vững hết các kiến thức quan trọng.
Chúng ta bắt đầu bài học.
Ghi chú: trong bài này, bạn sẽ học kỹ năng quảng cáo whitehat, tuân thủ đúng luật quảng cáo. Bạn sẽ không phải lo về vấn đề chết tài khoản quảng cáo. Xem hướng dẫn nuôi tài khoản quảng cáo Facebook tại đây.
Giới Thiệu Sơ Về Diễn Giả – Alex Fedotov
Alex Fedotov đến từ Ukraine, anh điều hành một đại lý agency, tập trung vào quảng cáo Facebook, eCommerce.
Alex chi tiêu cho quảng cáo Facebook khoảng $40.000.000 một năm, chủ yếu là sản phẩm eCommerce và sản phẩm số.
5 Bước Phân Tích Tâm Lý Khách Hàng Trước Khi Tạo Quảng Cáo Facebook
1. Mẫu quảng cáo tốt giúp tăng mạnh chuyển đổi
Theo kinh nghiệm, nếu mẫu quảng cáo của bạn đủ tốt, thì bạn hầu như không cần target. Alex đã có những chiến dịch không chú trọng đến target, scale rất rộng trong khi Roas trên 2.0.
Tạo 3 – 4 mẫu quảng cáo lợi nhuận nhất. Dựa vào angle để scale. Chọn quốc gia lợi nhuận nhất, placement tự động, không dùng Interest, không dùng lookalike audience, để Facebook tự động tối ưu.
Tuy nhiên, hãy dùng custom audiences để loại ra những người đã mua hàng. Với những người đã mua sản phẩm thì không cần phát bắt họ xem quảng cáo nữa.
2. Phân tích dữ liệu của các quảng cáo cũ
Xem xét những mẫu quảng cáo cũ, kiểm tra hiệu suất của chúng, dừng các mẫu quảng cáo thua lỗ.
Kiểm tra những mẫu quảng cáo lợi nhuận và xem xem chúng có điểm chúng gì, sử dụng angle gì. Hãy học tập tích lũy kinh nghiệm.
Hãy quan sát những mẫu quảng cáo có nhiều traffic nhất, vào ROAS cao nhất.
Bạn cũng có thể quan sát những nhà quảng cáo khác để lấy ý tưởng. Chú ý là không được bắt chước y nguyên quảng cáo của họ.
Bởi vì nếu bắt chước họ, bạn sẽ luôn đi sau họ một bước, không thể vượt qua họ được.
Hơn nữa, sao chép quảng cáo cũng sẽ làm ngách nhanh bão hòa.
Bạn cũng có thể sử dụng Adspy để do thám thị trường.
Adspy là công cụ rất tiện lợi, bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm những mẫu quảng cáo đang có nhiều traffic, dễ dàng sắp xếp chúng theo định dạng, lượt like, affiliate network…
Chú ý tránh spy các chiến dịch thương hiệu. Bạn có thể tìm các quảng cáo chạy được 1 năm, 2 năm để học cách viết quảng cáo của họ, chú ý hình ảnh mà họ dùng.
Ví dụ, dưới đây là những quảng cáo của những công ty khác nhau, họ cùng bán một sản phẩm, nhưng cách viết lại khác biệt:
Sau khi phân tích quảng cáo, bạn sẽ hiểu sơ bộ về thị trường, bạn sẽ “cảm nhận” được về những mẫu quảng cáo lợi nhuận, hiệu quả.
Thì bây giờ, chúng ta sẽ cần tạo customer avatar.
3. Tạo customer avatar – Chân dung khách hàng
Đầu tiên, bạn hãy tải template tại đây. Với template này, bạn có thể dễ dàng xây dựng một customer avatar:
Xác định chân dung khách hàng trung bình mà bạn cần target. Đặt cho cái customer avatar một cái tên.
Tìm xem mục tiêu của họ là gì, và bạn có thể làm gì để giúp họ đạt được mục tiêu ấy.
Tìm ra những khó khăn lớn nhất của họ, và cách mà sản phẩm giúp họ giải quyết vấn đề.
Tìm xem họ thường online ở chỗ nào trên internet. Nghĩ về những điều đang cản trở họ mua hàng.
Lưu ý: Bảng template khác với bảng trong hình, bởi vì template đã được thiết kế lại, tối ưu tương đối hoàn chỉnh. Template đã bỏ đi những thông tin không cần thiết, và chỉ tập trung vào thông tin giúp tăng chuyển đổi.
Bạn đem tất cả thông tin mà bạn có, cho vào cái customer avatar này, sau đó dựa vào đó để tạo quảng cáo.
Nếu bạn vẫn chưa biết tạo custom audiences như thế nào, thì bạn có thể tìm ra nhóm những khách hàng lợi nhuận nhất, truy cập trang Facebook của họ, xem họ đăng cái gì, tìm hiểu hơn về họ.
Hoặc bạn có thể vào fanpage của đối thủ, xem người ta comment những gì ở quảng cáo. Truy cập vào profile của những người comment và quan sát xem họ đăng những gì.
Bởi vì họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn.
Nói thì dài, nhưng khi thực hành sẽ rất nhanh, bạn chỉ cần khoảng 30 phút là xong. Và bạn sẽ có khá nhiều thông tin về nhân khẩu học, tâm lý học.
4. Xem những đánh giá trên Amazon với những sản phẩm tương tự
Nếu có những sản phẩm trên Amazon khá giống với sản phẩm mà bạn bán, thì hãy xem những comment đánh giá trên Amazon.
Kiểm tra cả những đánh giá tích cực và tiêu cực. Tìm xem lý do thực sự làm người ta mua sản phẩm.
Tại sao có người cho đánh giá 1 sao?
Và bạn sẽ thấy những ý tưởng angle để bán sản phẩm.
Bạn vẫn nên chú ý các đánh giá tiêu cực hơn. Bởi vì khi người ta viết đánh giá tiêu cực, thì họ phải đang ở trong trạng thái cảm xúc căng thẳng, nên họ bỏ công sức ra để viết đánh giá.
Các đánh giá tiêu cực thường chỉ ra những chướng ngại ngăn cản mua hàng. Vậy thì bạn hãy xử lý cái chướng ngại ấy ngay trong bài viết quảng cáo.
5. Sử dụng công cụ Review index để tìm những xu hướng lớn
Công cụ Review index sẽ lấy dữ liệu từ Amazon, bạn hãy dùng nó để kiểm tra xu hướng, từ khóa.
Tự hỏi: tại sao người ta lại mua sản phẩm này.
Nếu bạn thấy có người nói về giá cả, thì nó có thể là mấu chốt giúp bạn bán hàng, vậy bạn hãy đề cập đến giá cả ngay trong bài quảng cáo.
Quy trình này sẽ giúp bạn hiểu hơn về quảng cáo, bạn bắt buộc phải làm.
Nó khó một chút, nhưng làm vài lần là quen. Sau khi bạn đã hiểu rõ quy trình, bạn có thể thuê người để họ phân tích thị trường cho bạn.
Và họ sẽ giao lại cho bạn một file chứa nhiều thông tin quan trọng, bạn chỉ cần dựa vào đó để tạo quảng cáo thôi, hoàn toàn không tốn nhiều thời gian.
Cách Chuyển Customer Avatar Thành Tùy Chọn Target
Dưới đây là một số ví dụ giúp bạn nhanh chóng hình dung:
Pain point
Tốn nhiều thời gian mua hàng – chuyển thành tùy chọn target: online shopping, engaged shoppers.
Đau chân khi đi bộ – chuyển thành tùy chọn target: retirement home, pension, olander age, nursing home care.
Value – Giá trị
Muốn có giày thoải mái – chuyển thành tùy chọn target: shoes, sandals, sneakers, footwear.
Thoải mái mà không bị đau – chuyển thành tùy chọn target: foot, arches of the foot, footprint insole technology.
Nguồn thông tin
Thích đọc sách và tạp chí – chuyển thành tùy chọn target: Goods old days, house & garden.
Thích học theo chuyên gia – chuyển thành tùy chọn target: Oprah Winfrey, David Letterman.
Rào cản mua hàng
Giá cao – chuyển thành tùy chọn target: Discount shops, deal of the day, coupons).
Chú ý test các interest rộng, vì nó sẽ giúp bạn scale dễ dàng hơn. Test 1 interest cho mỗi adset (nhóm quảng cáo) để dễ phân biệt.
Tạo Quảng Cáo Dựa Trên Customer Avatar
Ví dụ với quảng cáo sau đây:
Câu đầu tiên đưa ra bằng chứng xã hội, những câu bên dưới giúp loại bỏ những trở ngại mua hàng.
Kết hợp tất cả những thông tin quan trọng mà bạn đã nghiên cứu được, đem vào trong mẫu quảng cáo.
Hình ảnh chân dung khách hàng, trong ví dụ này là một phụ nữ lớn tuổi. Điều này tạo mối liên kết giữa người với người.
Quảng cáo nhấn mạnh vào sự thoải mái của đôi giày, người đau chân vẫn có thể đeo được.
Hiển thị hình ảnh rõ ràng với màu sắc tươi sáng.
Ghi chú: viết quảng cáo cần tuân thủ chính sách quảng cáo, không được làm kiểu blackhat, greyhat. Như vậy mới có thể scale rộng, giúp tài khoản quảng cáo bền vững.
Target Dựa Trên Giai Đoạn Nhận Thức Của Khách Hàng
Chưa nhận thức: Đây là giai đoạn mà khách hàng không biết vấn đề đó tồn tại. Bạn có thể sử dụng các câu truyện để giúp họ hiểu ra vấn đề.
Nhận thức vấn đề: Đây là giai đoạn mà khách hàng vừa mới hiểu ra vấn đề mà họ cần giải quyết, và họ bắt đầu tìm kiếm giải pháp.
Bạn có thể cho họ xem lợi ích sản phẩm.
Tìm kiếm giải pháp: Đây là giai đoạn mà khách hàng đang tích cực tìm kiếm giải pháp. Bạn có thể đưa ra những tuyên bố lợi ích sản phẩm, đưa ra bằng chứng.
Nhận thức sản phẩm: Tại giai đoạn này, người ta đã nhận biết những sản phẩm mà họ có thể dùng để giải quyết vấn đề, và họ đang tìm những sản phẩm phù hợp nhất.
Người ít tiền thì tìm sản phẩm rẻ. Còn người có tiền thì tìm sản phẩm đắt nhưng chất lượng cao.
Tại giai đoạn này, bạn có thể đưa ra những mã giảm giá.
Hiểu biết rõ: khi người dùng đã hiểu rõ về sản phẩm của bạn, thì bạn chỉ cần cho họ xem giá cả, hoặc cho họ thấy những sản phẩm mới.
Ví Dụ – Câu Truyện Của Mary
Mary là customer avatar mà chúng ta đã tạo ở ví dụ trên.
Bà ấy là người năng động, thích đi bộ trong thành phố (~69% người về hưu ở Mỹ thích đi bộ). Gần đây, bà ấy phải làm phẫu thuật chân.
Một thời gian sau, Mary nhận ra rằng thật khó khăn khi đi dạo trong thành phố, vì nó không thoải mái và bị đau chân, cho dù đã đeo đôi giày ưa thích nhưng vẫn đau (~77% người về hưu ở Mỹ phàn nàn về đau chân).
Mary tìm kiếm giải pháp ở những trang hiệu thuốc online, và hỏi thăm những người bạn có vấn đề tương tự (hơn 3.000.000 người Mỹ phải phẫu thuật chân trong 5 năm trở lại đây).
Một người bạn của Mary khuyên cô ấy nên mua đôi giày êm chân, người bạn gửi cho Mary một số website về giày qua Messenger.
Thế là Facebook nhòm ngó tin nhắn và phát hiện Mary đang muốn mua giày. Một ngày sau, Mary thấy quảng cáo bán giày trên bảng tin Facebook (~82% người Mỹ về hưu dùng Facebook).
Mary thuyết phục ông chồng và họ mua đôi giày.
Ghi chú: Những anh em nào không thích bị Facebook nhòm ngó tin nhắn thì có thể dùng mạng xã hội mà mình tạo nhé. Truy cập ở đây: Thiên Phong MMO.
7 Angle Tâm Lý Học Giúp Bạn Bán Sản Phẩm
1. Pain point – vấn đề mà khách hàng gặp phải
Ví dụ trong quảng cáo này, viết thẳng ra những vấn đề khó khăn mà người ta gặp phải: đó là không thoải mái, kém tự tin với trang phục công sở.
Cho họ thấy vấn đề, họ họ xem giải pháp luôn, chỉ với một câu quảng cáo với một hình ảnh đơn giản.
Dưới đây là một ví dụ khác:
Quảng cáo trên nêu thẳng ra vấn đề mà người dùng gặp phải (vàng răng). Sau đó đưa ra giải pháp (Răng trắng ngọc trai).
Kèm theo đó là cam kết hoàn tiền 100%.
Bên dưới là tiêu đề với lời tuyên bố đầy mạnh mẽ: The world’s most advanced teeth whitening system – Hệ thống làm trắng răng tiên tiến nhất thế giới.
2. Sản phẩm giúp tiết kiệm thời gian
Trực tiếp đưa ra sản phẩm chất lượng, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian.
Ví dụ với mẫu quảng cáo bên dưới: Giúp tiết kiệm thời gian vì mua một lúc vài cái, giúp người dùng không cần quan tâm đến vấn đề quần áo nữa.
Ví dụ dưới đây: chỉ cần tốn 10 phút làm trắng răng (tiết kiệm thời gian).
3. Giảm giá một lần
Chỉ cần 1 dòng đơn giản, tặng mã giảm giá 20%. Vậy là có thể bán hàng rồi, không cần cầu kỳ hoa mỹ.
4. Kết nối cảm xúc
Kể một câu truyện có liên quan đến người đọc. Giới thiệu thương hiệu từ góc nhìn nhân văn. Nhấn mạnh rằng bạn vui mừng khi giúp đỡ người khác đạt thành công (bằng cách sử dụng sản phẩm mà bạn bán).
Trực tiếp đăng ảnh một người nhìn thẳng.
Nhưng nếu bạn có thể hợp tác với các Influencers nổi tiếng, thì đó là một điểm cộng rất lớn.
Hãy nhớ kể một câu truyện thực sự, một người sử dụng sản phẩm của bạn và đạt được thành công. Đó luôn là một angle mạnh mẽ.
5. Bằng chứng xã hội
Chú ý những ảnh kiểu Before -> After sẽ bị kiểm duyệt kỹ.
Bạn có thể sử dụng những ảnh thông thường để làm cho nó thêm tự nhiên, tăng khả năng kết nối (không dùng ảnh photoshop quá đà).
Với angle này, bạn có thể đưa ra con số rằng có bao nhiêu người đã sử dụng sản phẩm, và mức độ hài lòng của họ.
Bạn cũng có thể hợp tác với các Influencers. Như quảng cáo này được một ngôi sao NBA làm Influencers quảng bá:
Không phải ai cũng có thể hợp tác với những người nổi tiếng như vậy, nhưng bạn luôn có thể hợp tác với các Influencers nhỏ hơn.
Hãy để họ đăng bài giới thiệu sản phẩm trên trang của họ, giúp tăng độ tin cậy. Yêu cầu họ dùng hashtags để tăng cơ hội Viral.
Người ta thường không tin những gì họ mới thấy lần đầu. Nhưng bạn có thể cho họ biết rằng có nhiều người đang sử dụng sản phẩm, hài lòng và thành công.
Bạn có thể cho họ biết bạn được bao nhiêu đánh giá 5 sao, bao nhiêu người đăng ký.
6. Viết quảng cáo thật đơn giản
Nhanh chóng đưa ra một thông tin đơn giản, hữu ích. Không để người dùng nghĩ nhiều, hãy gợi cho họ click nhanh nhất có thể.
Đăng ảnh sản phẩm rõ ràng.
Nếu sản phẩm bạn bán là sản phẩm thông thường, thì không cần giải thích nhiều.
Mẫu quảng cáo dưới đây cũng viết rất đơn giản: Nhanh chóng cho người đọc thấy việc sử dụng sản phẩm rất dễ dàng.
Người ta luôn muốn đạt được kết quả cao mà không cần cố gắng nhiều (mặc dù điều đó là khó có thể xảy ra).
Nhắc lại: từ dữ liệu mà bạn nghiên cứu, bạn tạo ra customer avatar, sau đó dựa vào đó để tạo quảng cáo, ngay lập tức loại bỏ những rào cản mua hàng.
Quảng cáo Facebook chỉ có vậy thôi.
Còn mấy kiểu chèn dày đặc biểu tượng cảm xúc, làm người dùng chói mắt thì chỉ gây được sự chú ý nhưng khó tăng chuyển đổi.
7. Không có rủi ro
Đưa ra các ý kiến đánh giá trong mẫu quảng cáo Carousel, giúp nhấn mạnh. Sử dụng các “đảm bảo” mà bạn có thể cung cấp (như là hoàn tiền, miễn phí vận chuyển).
Người ta thường lo lắng về những sản phẩm mà họ chưa từng mua. Bạn hãy đưa ra những đảm bảo hoàn tiền.
100% Money back Guarantee là một phương pháp cũ nhưng đến nay vẫn dùng tốt.
Quy Trình Tối Ưu Quảng Cáo Để Scale
1. Sử dụng các mẫu quảng cáo phù hợp với nhiều trường hợp
Hình ảnh sản phẩm rõ ràng, dễ thấy. Viết quảng cáo trong khoảng 280 ký tự.
Sử dụng định dạng thân thiện với mobile, những video 1:1 hoặc 4:5. Và những hình ảnh 1080×1080 hoặc 1080×1350.
Dùng những video ngắn, đơn giản, có thể xem dễ dàng ngay cả với trường hợp tắt âm thanh, sử dụng thumbnail và phụ đề.
Điền Unique Seling Point ở tiêu đề.
Sử dụng hình ảnh người nếu có thể, ảnh người đang cười…
2. Chú ý khi test mẫu quảng cáo mới
Với một mẫu quảng cáo mới, bạn có thể tạo 4 – 5 adset khác nhau đối với cùng mẫu quảng cáo đó để test.
Vì mỗi adset sẽ được Facebook hiển thị quảng cáo tới những nhóm người dùng khác nhau.
Tạo nhiều Adset để đảm bảo quảng cáo hiệu quả với nhiều nhóm người dùng, như vậy bạn sẽ dễ dàng scale chiến dịch hơn.
Nếu quảng cáo không tốt, bạn sẽ không scale được. Vậy nên hãy chú ý.
3. Chạy một chiến dịch PPE
Đây là chiến dịch target vào lượt tương tác, chúng có khả năng giúp bạn lợi nhuận.
Hơn nữa, khi tăng like, bạn cũng tăng uy tín của trang và tăng uy tín của quảng cáo.
Ở một số quốc gia đặc biệt như Việt Nam thì có kiểu tương tác ảo, tương tác giả, bạn cũng cần chú ý. Với các quốc gia lớn thì không có nhiều loại này.
4. Không khoan nhượng khi tối ưu quảng cáo.
Nếu mẫu quảng cáo tốn từ $50 – 100 nhưng có KPI rất tệ, thì hãy bỏ nó và tạo quảng cáo khác.
Đây là thông số cơ bản dựa trên kinh nghiệm: CTR Unique > 3%, CPC Unique <$1, thời gian xem video > 10 giây.
Ở hình trên, thì CTR Unique = 7.84%, với CPC = $1.05.
Và đấy là quy trình tạo quảng cáo của Alex. Hãy áp dụng quy trình này, và bạn sẽ thấy kết quả.
Case Study: Chiến Dịch Lợi Nhuận Từ Con Số Gần Như Bằng 0
- Ngách: May mặc.
- Khách hàng: Hoa Kỳ.
- Sản phẩm: Tất nhiều màu sắc.
- Mục tiêu: Chi tiêu $5000 / ngày trong 30 ngày. ROAS > 1.8, sử dụng tài khoản mới.
Lưu ý: “Con số gần như bằng 0” là đứng từ góc độ người chạy quảng cáo triệu đô, thì vài trăm đô rất nhỏ bé, nó gần như bằng 0. Tuy nhiên với một số anh em mới bắt đầu thì đây là con số tương đối lớn.
Ngày 1: Test quảng cáo với chi phí ($300/ngày)
Tạo 4 quảng cáo khác nhau, 4 tùy chọn target khác nhau cho 4 customer avatar.
Test cả chiến dịch ABO và CBO. Chiến dịch ABO phù hợp để test, nhiều người thường chuyển qua CBO để scale.
Vào giữa ngày, bật chiến dịch retargeting, nhắm vào khách hàng ở giữa và cuối phễu.
Ngày 2: Điều chỉnh chiến dịch, tăng ngân sách ($1300/ngày)
Dựa theo những mẫu quảng cáo lợi nhuận nhất thu được từ ngày hôm trước, tạo thêm quảng cáo mới và bắt đầu scale chiến dịch CBO.
Thêm nhiều quảng cáo để liên tục có nội dung mới.
Scale chiến dịch cũ (chiến dịch đã lợi nhuận). Nhân bản chiến dịch, tăng thêm 30% ngân sách ( tăng 50% nếu chiến dịch có kết quả cao).
Tăng mức chi tiêu khi retargeting vào giai đoạn giữa và cuối phễu.
Khi test quảng cáo mới, hãy chú ý sử dụng các biến số khác nhau.
Đừng sợ chi tiêu tiền khi test. Nhiều anh em mới học quảng cáo thì khi tiêu tiền không lợi nhuận thì rất khó chịu, nhưng sau này lợi nhuận sẽ thu về, nó sẽ trả cho chi phí quảng cáo.
Để vượt qua nỗi sợ và hạn chế rủi ro trong khi chạy quảng cáo, bạn hãy đọc bài viết này.
Một mẫu quảng cáo lợi nhuận có thể đem lại cho bạn rất nhiều tiền, vậy nên không phải sợ.
Tìm 1 – 2 mẫu quảng cáo chiến thắng (thường là những mẫu quảng cáo lợi nhuận ngay trong những đợt đầu tiên).
Ví dụ: Hãy chú ý mẫu quảng cáo có ROAS cao nhất ở đây.
Sau khi tìm được mẫu quảng cáo có ROAS cao nhất, bạn hãy tạo thêm các mẫu quảng cáo tương tự với mẫu quảng cáo “chiến thắng” đó.
Ngày 18: Scale mạnh lên $2700 / ngày với ROAS > 2.
Dựa vào nguồn lợi nhuận thu được, liên tục tạo thêm chiến dịch CBO mới. Nhân bản chiến dịch tốt nhất, tăng gấp đôi ngân sách.
Bạn có thể test thêm các tùy chọn target mới, quảng cáo mới (sử dụng chiến dịch ABO với ngân sách thấp).
Thiết lập quy tắc để Facebook tự động dừng những mẫu quảng cáo không lợi nhuận.
Ngày 25: Đạt mục tiêu $5000/ngày
Tìm 3 – 4 mẫu quảng cáo có tiềm năng Viral. Scale chiến dịch lợi nhuận nhất (scale cực mạnh, nhân đôi ngân sách).
Tăng thêm ngân sách, tìm thêm tùy chọn target để scale lên 10 triệu đô.
Cách Để Tìm Kiếm, Huấn Luyện, Quản Lý Nhân Viên Quảng Cáo
Sau khi bạn thành công với quảng cáo Facebook, thì bạn sẽ cần tìm nhân viên quảng cáo để hỗ trợ bạn.
Bởi vì bạn không thể cứ một mình làm tất cả, lượng công việc sẽ rất nhiều. Bạn có thể tham khảo kỹ năng tuyển nhân viên marketing tại đây.
Sau đây là một vài bí quyết:
1. Tìm những người với tư duy, kỹ năng khác với bạn.
Tìm trên nhóm Facebook, tìm những người tích cực đăng bài, đăng comment với những ý tưởng thú vị.
Nhờ bạn bè giới thiệu cho bạn những ứng cử viên tiềm năng.
2. Người chạy quảng cáo giỏi có thể xử lý bất kỳ sản phẩm nào
Họ có thể nhanh chóng thích nghi, bán sản phẩm mới rất nhanh, có tư duy sáng tạo và liên tục tạo angle.
Họ nhìn được bức tranh toàn cảnh: Không chỉ là quản lý quảng cáo, mà còn biết cách quảng cáo vào đúng phễu, nhanh chóng tìm được những quảng cáo phù hợp với sản phẩm.
3. Tạo checklist để họ làm theo tất cả những bước cơ bản.
Ví dụ nếu một quy trình nào mà bạn đã làm vài lần, thì có thể ghi chép quy trình lại, tạo checklist và giao nó cho nhân viên quảng cáo.
Checklist sẽ giúp giảm thiếu tối đa khả năng thất bại, chúng giúp tiết kiệm thời gian và tăng năng suất.
4. Đừng chỉ đo lường những kết quả đầu tiên.
Một số người chạy quảng cáo rất giỏi, nhưng ban đầu họ chưa có kỹ năng và làm bạn thua lỗ, nhưng hãy cho họ cơ hội.
Cho họ 3 – 6 tháng thử việc, để họ hình thành kinh nghiệm, đam mê.
Cung cấp tất cả tài nguyên mà họ cần để có thể thành công.
5. Tìm những người làm việc chăm chỉ, có đạo đức nghề nghiệp tốt.
Đó là những người liên tục học hỏi, nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm.
Họ liên tục chú ý đến quảng cáo của các marketer khác và nâng cấp kỹ năng, họ làm việc 7 ngày một tuần, trả lời bạn rất nhanh chóng.
6. Tạo thêm tác vụ mới, thách thức họ, giúp họ liên tục phát triển.
Bạn không muốn nhân viên của mình mãi dậm chân tại chỗ, hãy cho họ thêm bài tập, thêm những dự án mới để họ tự phát triển, khám phá.
Giúp họ biết cách tự động hóa những tác vụ lặp lại.
7. Tạo động lực bằng những phần thưởng lớn
Cho họ biết rằng công việc của họ rất có giá trị, thưởng bằng tiền bạc và cơ hội phát triển sự nghiệp.
Thưởng lớn, động lực lớn, tinh thần làm việc cao, hiệu suất cao, kết quả cao… đem lại tình huống win win cho các bên.
Tổng Kết
Với cách làm đúng, mọi người đều có thể scale quảng cáo Facebook.
Trong bài này, bạn đã học được các bước phân tích tâm lý học bài bản, và dùng nó để tạo quảng cáo thành công.
Nhớ là đừng làm mọi thứ một mình, hãy xây dựng một team và huấn luyện họ làm việc cho bạn.