[Amazon FBA] Cách đòi hoàn tiền mà Amazon nợ bạn

Cập nhật: 29/04/2024
Danh mục: Kinh nghiệm
YouTube Thumbnail 1

Khi bạn làm Amazon FBA, thì có thể Amazon nợ tiền bạn, nhưng bạn lại không biết. 

Nếu bạn lưu trữ hàng trên kho bãi của Amazon, thì có thể một số sản phẩm bị thất lại, hoặc bị hỏng, và bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu hoàn tiền cho lượng sản phẩm đó.

Không may là, việc tính toán những sản phẩm thất lạc như vậy là không dễ dàng. Chính vì thế, bạn có thể sử dụng công cụ Refund Genie của Helium 10.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng công cụ Helium 10 để đòi lại khoản tiền mà Amazon đã nợ bạn.

Khi kinh doanh trên Amazon FBA, thì Amazon có nợ tiền bạn không?

Nếu bạn kinh doanh trên Amazon mà bán được vài trăm Sales một tháng trở lên, thì có thể Amazon đang nợ tiền bạn đấy. Vậy khi nào thì Amazon nợ tiền của Seller?

Mất hàng, thất lạc sản phẩm

Khi vận chuyển sản phẩm qua những kho bãi khác nhau, giữa các địa điểm khác nhau, thì có thể sản phẩm của bạn sẽ bị thất lạc, và không thể tìm lại được nữa.

Việc thất lạc không phải là hiếm, nó diễn ra rất thường xuyên. Bởi vì Amazon đã phát triển rất mạnh trong những năm gần đây, nên việc quản trị logistics trở lên phức tạp và khó khăn. 

Vậy nên thường có một lượng hàng nhỏ bị mất, trong quá trình vận chuyển.

Hàng tồn kho bị hỏng, bị vỡ

Hàng tồn kho khi bị hỏng bởi nhân viên của Amazon, khi sản phẩm bị vỡ khi ở kho bãi, thì đó là lỗi của Amazon.

Có thể do nhân viên làm rơi hộp carton, có thể nó rơi từ trên kệ xuống, do sắp xếp không chắc chắn, điều này có thể xảy ra. Những trường hợp như vậy thì bạn có thể yêu cầu Amazon bồi thường.

Sản phẩm cũng có thể bị hỏng trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Bởi vì chúng ta làm Amazon FBA, và Amazon sẽ chịu trách nghiệm vận chuyển. Nếu sản phẩm bị hỏng trong khi vận chuyển thì cũng là lỗi của họ.

Để cạnh tranh đứng vững trên thị trường, Amazon đã đẩy tốc độ giao hàng lên rất nhanh. Nhưng bởi vì quá nhanh nên có thể sản phẩm sẽ hỏng do va đập.

Những người vận chuyển có thể sơ ý làm rơi, làm bẹp, dẫn đến sản phẩm bị hỏng.

Sản phẩm bị đổi trả

Sản phẩm mà khách hàng không vừa ý, họ trả lại hàng, thì thông thường cũng không có vấn đề gì. Nhưng nếu bạn bán hàng trên Amazon FBA, thì bạn có thể yêu cầu bồi thường trong những trường hợp sau:

  • Không trả hàng sau 45 ngày: Khách hàng nhận hoàn tiền, nhưng không trả lại hàng.
  • Đổi trả nhầm hàng: Khách hàng trả nhầm hàng, nhưng vẫn được Amazon chấp nhận (do nhầm lẫn).
  • Sản phẩm đổi trả bị phá hủy: Sản phẩm được trả lại, nhưng sau đó phát hiện ra là bị hỏng.
  • Trả hàng sau 60 ngày: Tốn thời gian quá lâu để tả lại hàng.
  • Hoàn quá số tiền: Khách hàng được hoàn tiền, nhưng lại nhiều hơn số tiền mà họ đã bỏ ra để mua sản phẩm (do nhầm lẫn).

Có một khung thời gian cụ thể mà bạn có thể yêu cầu Amazon hoàn trả các số tiền này. Vậy nên hãy làm theo hướng dẫn trong bài viết để yêu cầu hoàn tiền thường xuyên.

Tính phí quá mức từ Amazon

Đôi khi, Amazon có thể thay đổi số liệu về kích thước và cân nặng sản phẩm. Họ thường xuyên kiểm tra để đảm bảo số liệu chính xác, rồi sau đó thu phí.

Nhưng cũng có thể họ tính toán sai khi đo kích thước và cân nặng, dẫn đến chi phí FBA bị sai. Dù sao cũng là người làm mà, có thể sẽ gặp sai sót.

Chính vì thế, bạn cần chú ý xem khoản phí của Amazon có giống với chi phí mà bạn tự tính toán hay không. Nếu đột nhiên nó có sai sót lớn, và bạn bị tính phí quá đà, thì cần liên hệ với Amazon để chỉnh lại.

Nếu bạn quên mất và bỏ qua sự sai sót này trong thời gian lâu, thì có thể Amazon đang nợ tiền bạn (vì tính chi phí FBA quá mức). Khi đó bạn có thể yêu cầu hoàn tiền.

Cách yêu cầu Amazon hoàn tiền

Nếu bạn kinh doanh số lượng sản phẩm khá lớn, thì cứ mỗi tháng một lần, bạn có thể yêu cầu Amazon hoàn tiền, với những phương pháp sau:

Đọc dữ liệu về hàng tồn kho

Amazon biết việc này có thể diễn ra thường xuyên, vậy nên họ đã tạo một mục riêng dành cho Seller. Bạn có thể vào mục Reports > Fulfillment > Inventory Ledger:

pasted image 0 2

Ở đây, bạn sẽ có thể nhận được báo cáo gồm tất cả những thay đổi của lượng hàng tồn kho, và bạn có thể yêu cầu hoàn tiền (dựa trên báo cáo này).

Với phương pháp thủ công này, bạn sẽ phải là người tự đọc dữ liệu, sẽ khá mất thời gian đấy. Bạn cần có thể hiểu và phân tích bản báo cáo. Nếu bạn đã quen với số liệu thì có thể tự làm.

Thuê trợ lý ảo (VA)

Thuê trợ lý ảo là một cách hay để giúp bạn tiết kiệm thời gian, và bạn có thể chỉ thuê trợ lý ảo theo giờ, sẽ giúp tiết kiệm chi phí.

Trợ lý ảo sẽ giúp bạn đọc dữ liệu, và mở case để liên hệ với support của Amazon, yêu cầu hoàn tiền.

Ngoài trợ lý ảo ra, nếu bạn có đối tác hoặc nhân viên, thì có thể hợp tác và yêu cầu họ làm. 

Nếu số lượng hoàn tiền tương đối lớn, thì bạn có thể thuê trợ lý ảo, còn nếu lượng hoàn tiền quá ít (khi bạn kinh doanh nhỏ), thì cũng không cần thuê trợ lý ảo làm gì đâu.

Sử dụng dịch vụ bên thứ 3

Có một số dịch vụ chuyên dụng để giúp Seller nhận hoàn tiền từ Amazon. Ví dụ như Getida, bạn có thể sử dụng dịch vụ của họ.

pasted image 0 3

Những dịch vụ như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tránh đau đầu khi đọc dữ liệu, tránh phiền phức khi thuê trợ lý ảo, khá là tiện. Chỉ có điều là tốn tiền. Nó không miễn phí như những bài viết trên Thiên Phong MMO.

Đối với người kinh doanh, thì quan trọng nhất là thời gian. Sau khi bạn có tiền, thì bạn sẽ để ý đến thời gian nhiều hơn. Một dịch vụ như vầy, nếu giúp tiết kiệm thời gian thì càng tốt, tốn chút tiền cũng không sao cả.

Cách dùng Refund Genie để yêu cầu hoàn tiền từ Amazon

Có một công cụ rất hiệu quả để yêu cầu hoàn tiền từ Amazon, đó là Refund Genie, đây là một công cụ con của Helium 10. Nó sẽ giúp bạn tự động hóa quy trình, tiết kiệm thời gian. Mỗi tháng chỉ mất vài phút làm việc.

Nhược điểm là giá tiền, bạn cần mua gói cao cấp nhất của Helium 10 thì mới được truy cập vào Refund Genie, với giá khoảng $250 một tháng. Đây là mức giá rất chát đối với newbie. Nhưng nếu bạn là người kinh doanh trên Amazon thành công, thì đây chỉ là con số nhỏ.

Sau đây là các bước sử dụng Refund Genie:

Kết nối Helium 10 với tài khoản Amazon Seller

Đầu tiên bạn cần mua Helium 10, tôi đã có bài viết giới thiệu Helium 10 rất chi tiết tại đây, bạn hãy tham khảo nhé.

Sau khi có tài khoản Helium 10, bạn sẽ cần kết nối Helium 10 với tài khoản Amazon Seller Central. Nó cho phép Helium 10 đồng bộ dữ liệu với Amazon, để lấy dữ liệu kho hàng.

Chạy báo cáo của Refund Genie

pasted image 0 4

Ở menu công cụ của Helium 10, hãy chọn Refund Genie.

Sau đó bạn sẽ thấy bản cáo cáo, được phân chia theo thị trường (marketplace), theo tài khoản hoặc theo tháng. Bạn có thể thiết lập để nó tự động tạo bản báo cáo hàng tháng.

pasted image 0 5

Đây là bản báo cáo mà bạn sẽ gửi cho Amazon để yêu cầu hoàn tiền.

Đổi tên file spreadsheet

Sau khi tải bản báo cáo về, bạn sẽ có một file Excel, cũng gọi là spreadsheet. Bạn sẽ cần đổi tên file, để nhân viên support có thể dễ dàng nhận diện.

Ví dụ đổi tên thành: Tên thương hiệu – Báo cáo sản phẩm bị thất lạc. Tiếng Anh là: [Brand] – Lost/Damaged.

Mở case, liên hệ với support của Amazon

Mở đến mục Help > Get Support > Selling on Amazon. Sau đó trình bày lý do và yêu cầu hoàn tiền. Ví dụ bạn có thể nói:

Xin chào,

Sản phẩm mà tôi đề cập trong file đính kèm đã bị thất lạc, bị hủy. Tôi yêu cầu nhận hoàn tiền. Hãy vui lòng xem file đính kèm.

Cảm ơn vì đã dành thời gian.

Ký tên.

Bản tiếng Việt trên là chỉ để cho bạn có thể đọc hiểu, còn khi gửi thì chúng ta sẽ sử dụng bản tiếng Anh sau đây (bạn có thể điều chỉnh nếu muốn):

Hello,

The items included in the attachment are showing up in my inventory adjustments as being lost, damaged or destroyed.

I'm requesting reimbursement for them. Please see the attached files.

Thank you so much for your time!

Sincerely,

NAME

Nhớ thay đổi chữ “name” bằng ký tên nhé.

pasted image 0 6

Sau đó, hãy đính kèm cái file mà bạn mới tải từ Helium 10 vào. Bạn chỉ nên chèn tối đa 5 file excel mỗi lần. Nếu đăng quá nhiều file excel thì sẽ làm chậm quy trình.

Amazon sẽ không hoàn tiền với toàn bộ mức giá của sản phẩm. Họ sẽ hoàn tiền dựa trên mức giá bán trung bình của sản phẩm, và trừ đi các mức phí. Không quan tâm họ tính phí như thế nào, miễn là hoàn tiền cho chúng ta là được.

Thông thường, Amazon sẽ không thông báo cho Seller khi bạn cần hoàn tiền. Vậy nên nếu muốn đòi nợ thì cần phải chủ động. Nên yêu cầu hoàn tiền hàng tháng.

Tổng kết

Bạn có thể yêu cầu Amazon hoàn tiền cho những sản phẩm bị hỏng do lỗi của họ. Rất có thể bạn sẽ thu về vài trăm, hoặc vài nghìn đô một tháng.

Nếu bạn là newbie và còn kinh doanh nhỏ, thì không cần quan tâm tới chức năng này đâu. Nhưng nếu bạn làm ăn trung bình – lớn, thì nên yêu cầu Amazon hoàn tiền đều đặn.

Có khi lại đủ tiền để mua laptop mới đấy chứ.

Khi kinh doanh online, thì đừng bao giờ phung phí tiền, cho dù bạn có nhiều tiền đến đâu. Có thời gian tôi kiếm được rất nhiều, và đã sống phung phí, nhưng sau đó một thời gian thì kinh doanh thất bại và kẹt tiền.

Tôi cứ trách bản thân, tại sao ngày xưa lại phung phí như thế.

Tóm lại, chúc bạn kinh doanh thành công nhé, hãy tham khảo khóa học Amazon của Thiên Phong MMO nếu bạn muốn học nâng cao, hẹn gặp lại.

Bài viết liên quan:

Nhận xét của bạn:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}