Tôi muốn cho bạn xem chút lợi ích của việc xây dựng team.
Nhưng đầu tiên, hãy thử nghĩ…
- Warren Buffet có làm kinh doanh một mình không?
- Kobe Bryant có làm kinh doanh một mình không?
Tôi chắc là không. Họ kiếm được nhiều tiền vì họ biết mua thời gian và sức lao động từ người khác.
Rất khó để thành công lớn, khi bạn làm một mình.
Tôi không so sánh bản thân với họ, ý tôi là…
Sẽ có một lúc nào đấy, một thời điểm nào đấy, bạn sẽ gặp giới hạn. Giới hạn thời gian, giới hạn năng lượng.
Thậm chí lúc ấy, bạn đi thuê người người trên upwork hay fiverr, anh ta bỏ cả giờ ra làm cho bạn, nhưng vẫn kém hơn so với bạn tự làm.
Thời kỳ đầu – mới lập team
Hôm này, tôi sẽ giải thích rõ hơn để bạn biết được các affiliate hàng đầu họ làm như thế nào.
Lúc mới bắt đầu, tôi không thích các công việc sau:
- Upload mẫu quảng cáo.
- Nói chuyện với affiliate manager.
- Dịch landing page.
- Làm split test.
- Làm kế toán.
Nghiêm túc mà nói… tôi thật sự rất chán các công việc trên.
Tôi thích các công việc sau:
- Kết nối.
- Xây dựng hệ thống.
- Tìm kiếm angles.
- Chiến thuật.
- Chat trên snapchat.
Tôi còn thích các chiến dịch đẳng cấp cao. Và tôi đã phải trả phí quảng cáo.
Nói luôn, lúc ấy tôi cực kỳ căng thẳng.
Lúc ấy tôi nhớ mình từng làm:
- Code landing page (tôi dốt code kinh khủng).
- Copywriting.
- Tạo angles.
- Kế toán.
- Tính toán lợi nhuận / thua lỗ hàng ngày.
- Tìm các offer mới.
- Chạy chiến dịch.
- Thống kê số liệu.
- Split test.
- Liên hệ với network để đòi tiền.
- Nghiên cứu.
- Thiết kế mẫu quảng cáo và banner (tôi dốt lắm)
- Upload lander, mẫu quảng cáo, banners..
Nếu bạn từng chạy chiến dịch thì bạn cũng biết rằng có rất nhiều thứ phải suy nghĩ.
- Thiết lập hosting sẽ rất đau đầu với người mới.
- Đôi khi quên mất, chỉnh giá thầu là $0.9 thay vì $0.009.
- Landing page bị từ chối và bạn phải sửa.
- Quên đặt link trên landing page và đã tặng cho network rất nhiều click miễn phí.
Mệt mỏi luôn.
Bạn là công nhân duy nhất của nhà máy, là đội quân một người. Nên rất dễ hiểu tại sao có nhiều affiliate bỏ cuộc, cháy túi, ôm một đống nợ.
Tôi còn phải tự mát xa, xả stress cho bản thân hàng tuần.
Điểm bùng phát
Cuối cùng tôi cũng kiếm được tiền từ affiliate. Và không lâu sau tôi thấy mình cần thay đổi.
Tôi làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày.
Tôi ăn nhiều mì ramen hơn Naruto.
Tôi không có thời gian tập thể dục nên thấy mệt.
Tệ hơn là, tôi chẳng có thời gian cho tiệc tùng, vui chơi.
Tôi ngồi lại và tự hỏi:
“Mình muốn làm affiliate như vầy ư? Đây là cuộc sống kiểu gì vậy? Đây không phải là điều tôi muốn”.
Và đây là lúc tôi đưa quyết định nâng công việc kinh doanh nên một tầng cao mới.
Tôi bắt đầu xây dựng hệ thống.
Tôi cần một team – những người có thể giúp tôi làm công việc mà tôi không thích.
Tôi bắt đầu thuê ngoài mỗi khi tôi cần (code, viết văn, thiết kế…) từ các trang như Upwork / Fiverr.
Tôi muốn phát huy hết thế mạnh của mình.
Ví dụ:
Tôi không biết về code, rất dốt – Thì không đáng khi mua một khóa học lập trình, rồi đau đầu cả tuần.
Cái tôi giỏi là: tìm angle, copywriting, thống kê dữ liệu, nghiên cứu…
Nên tôi làm những cái tôi giỏi, và tôi thuê người làm những phần mà tôi không giỏi.
Vì tôi thuê người làm phần tôi không giỏi, nên tôi có nhiều thời gian để làm việc mình thích, và điều đó đã tạo nên sự khác biệt lớn, giúp tôi tăng lợi nhuận.
Thay vì tốn thời gian thiết lập host, đăng quảng cáo Facebook, thì tôi có thể tập trung tìm các angle triệu đô.
Vậy thì tôi làm gì?
Đây là phần vui nhất – những công việc tôi chán làm thì lại có người thích làm.
Tôi chán làm mấy công việc tài chính. Nhưng các giám đốc quản lý lại thích, tương tự đối với kế toán, luật sư, người giữ sổ sách, họ thích làm cái đấy.
Mỗi ngày tôi chỉ cần theo dõi số liệu và KPI. Họ đưa ra các con số, tôi thống kê và đưa ra chiến lược dựa trên các con số đó.
Tôi tập trung vào điểm mạnh, và để người khác lấp đầy điểm yếu.
Sự khác biệt lớn nhất giữa người đứng đầu và người đứng giữa đó là khả năng giao việc.
Đương nhiên là lúc đầu bạn cần làm mọi việc để hiểu cơ bản, nhưng khi bạn muốn tập trung trở thành super affiliate, thì không nên làm những công việc lặp lại / những công việc đơn giản.
Liên tục phát huy điểm mạnh
Bạn phải bình tĩnh. Một số người vui vẻ khi trở thành Super Saiyan. Tôi thì khác, sau khi thành Super Saiyan, tôi sẽ luyện tập để trở thành Super Saiyan 2, Super Saiyan 3, rồi mọc thêm cái đuôi để trở thành Super Saiyan 4.

Hãy nhớ, khi bạn làm affiliate marketing, thì có nghĩa là bạn phải tập trung vào marketing. Còn việc học code và thiết kế thì bạn chỉ cần biết cơ bản thôi, còn lại hãy để lập trình viên giúp bạn.
Nếu bạn là kế toán tài chính, thì đừng phí thời gian học code để trở thành Zuckerberg thứ hai. Thay vào đó hãy tập trung vào điểm mạnh của mình, như thà thống kê, vốn, kỹ năng quản lý. (đa số người ta bắt đầu làm affiliate với cái túi rỗng).
Affiliate marketer cần rất nhiều kỹ năng, nhưng bạn không cần giỏi tất cả.
Bạn cần phải thật sự giỏi ở một kỹ năng, và những kỹ năng khác thì chỉ cần ở mức “OK” là được rồi. Và nếu bạn có kỹ năng mà ít người có, thì đó chính là lợi thế cạnh tranh của bạn.
Nếu bạn cực giỏi ở việc thiết lập hosting, thì… có lẽ… đó không phải một lợi thế cạnh tranh tốt.
Ví dụ, tôi có một người bạn rất dở trong việc thiết kế và lập trình, nhưng anh ta có cả đống angle sáng tạo, giật gân mà thậm chí chả ai nghĩ tới, và anh rất biết cách quản lý, giao việc.
Lúc bắt đầu làm affiliate, anh ta có công việc khá ổn định, nên anh có thể thuê ngoài những việc mà anh không biết làm.
Bạn thấy đấy, bạn có thể học Photoshop và HTML cơ bản chỉ trong một ngày, chừng đó là đủ để bắt đầu rồi, và khi bạn có thêm tài nguyên, bạn có thể thuê ngoài và tập trung vào điểm mạnh.
Và nếu bạn không nuôi nổi một team, thì hãy nhìn vào bảng giá Upwork trước. Bạn có thể thuê người làm những việc đơn giản với giá rất nhỏ.
Affiliate marketing là một cuộc đua dài hạn
Một số offer tốt có cap. (cap: giới hạn lượt lead mỗi ngày).
Muốn có chỗ đứng hàng đầu trên nguồn traffic ư? Chỉ có 3 chỗ thôi.
Có một team có nghĩa là bạn có thể chạy quảng cáo trên nhiều nguồn traffic hơn… nhiều khu vực địa lý hơn… nhiều ngách hơn.
Đó là cách để tập trung điểm mạnh. Đó là cách để bạn cưỡi sóng.
Mà, nếu muốn học affiliate marketing thì bạn phải biết dùng máy tính – Tôi biết một người cứ gửi email cho tôi để hỏi cách làm affiliate marketing mà không cần máy tính. Ẹc.
Đây là những kiểu người mà tôi thấy rất có triển vọng làm affiliate.
1. Người quyết trí, kiên nhẫn, chăm chỉ, và ngay cả khi họ không có kỹ năng nào, họ vẫn học rất nhanh, làm việc cần mẫn, và liên tục cải thiện.
2. Lập trình viên, nhân viên thiết kế, copywriter, từng làm digital marketing rất lâu. Điều đó đem lại cho họ lợi thế.
3. Người có nhiều tiền đầu tư. Họ có công việc tuyệt vời, nhiều tiền, và họ làm affiliate để đa dạng hóa các khoản đầu tư.
Nếu bạn không có kỹ năng, không có tiền, và không nghiêm túc làm việc – thì không cần nghĩ đến affiliate đâu.
Đúng vậy đấy.
Kỹ năng tối thiểu để thành công trong affiliate marketing là nghiêm túc làm việc. Làm càng nhiều, tỉ lệ thành công càng lớn.
Tôi không bảo rằng bạn phải giỏi tất cả mọi kỹ năng. Bạn chỉ cần giỏi một kỹ năng, và bỏ thêm thời gian để rèn luyện kỹ năng đó, để giỏi hơn đối thủ. Còn những cái bạn không giỏi thì có thể thuê người khác làm.
Affiliate marketing là loại hình kinh doanh rất đơn giản – bạn dẫn khách hàng đến trang offer, và họ đưa ra quyết định hành động. Có vài trở ngại công nghệ, nhưng cơ bản là vậy.
Rất hiếm có người làm kinh doanh online thành công mà không có kỹ năng khi bắt đầu… Giả sử bạn kinh doanh quán cà phê, xưởng gỗ, hay là tư vấn tài chính, mà bạn không có bất kỳ kỹ năng nào. Khi có người bảo rằng affiliate rất dễ, bất kỳ ai cũng có thể làm, làm nhẹ nhàng và kiếm được nhiều tiền… thì tôi thấy không thể tin nổi.
Vấn đề mà không ai nhắc đến
Đương nhiên, thành lập team thì cũng có mặt tốt, mặt xấu.
Tổ chức quản lý khó khăn, hiểu sai thông tin thường xuyên và đôi khi nó giống như ác mộng.
Vậy làm thế nào để sắp xếp cho tốt.
Cũng không có câu trả lời chính xác, nó còn phụ thuộc vào mục tiêu cuộc sống.
Tôi để ý thấy rằng các affiliate thường rơi vào hai dạng sau: Tự làm hoặc làm chủ.
Tự làm có nghĩa là làm để sống. Họ cân bằng giữa cuộc sống và công việc và chỉ làm affiliate để kiếm đủ sống.
Một số người khác muốn làm chủ.
Tôi có một vài người bạn làm kinh doanh rất tốt chỉ với đội quân một người. Tôi thì thua. Tôi thì muốn làm chủ. Tôi từng thử kiểu “digital nomad” vài năm trước và tôi ghét nó.
Bây giờ tôi chỉ làm vài việc thôi:
- Quản lý team affiliate marketing.
- Viết blog, tạo thương hiệu..
Tôi biết tôi làm việc rất có hiệu suất… nhưng tôi cũng chẳng thể lên được level cấp thế giới nếu tôi không có team.
Chúng ta chỉ có 24 giờ một ngày và bị giới hạn năng lượng.
Tôi muốn có chút thời gian để tập thể dục, xem phim, và đi du lịch bất cứ lúc nào muốn.
Trong team của tôi có những ai?
- Quản lý.
- Media buyer.
- Marketer.
- Luật sư.
- Kế toán.
- Nghiên cứu thị trường.
- Biên tập viên.
- Nhân viên thiết kế.
- Lập trình viên (front end và back end).
- Quản trị viên và trợ lý.
- Kế toán.
- Copywriters.
- Người quản lý mạng xã hội.
- Nhà tư vấn.
Nhân tiện, đa số họ là những người làm bán thời gian.
Nhưng mà, cứ tưởng tượng tôi phải một mình làm tất cả mọi nghề trên thì tôi đã phát sợ rồi.
Chuyện gì xảy ra nếu bạn đi bệnh viện?
Một vài năm trước, một nhà tư vấn dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Một người bạn của anh ta nhập viện vài tháng và không thể làm việc.
Nhưng anh này vẫn kiếm được 5 con số mỗi tháng. Anh ta thu lợi nhuận từ cổ phiếu, bất động sản, và quan trọng nhất là… có team, có hệ thống vẫn tự động vận hành mà không cần anh ấy.
Nếu bạn là đội quân một người, thì chuyện gì xảy ra nếu bạn không thể làm việc. Rất có thể doanh thu của bạn chỉ còn $0 / ngày.
Tôi biết xây dựng team không hề dễ dàng, nhưng nếu không thử làm, bạn sẽ không bao giờ biết.
Một lợi ích nhỏ nữa là… khi bạn cung cấp việc làm cho người khác, cảm giác sẽ rất thích. Vậy là bạn đang cống hiến cho đất nước đấy.
đến tận ngày hôm nay mới tìm được 1 blog chất lượng đọc phát thích luôn. Thank you so much for your knowledge.
Cảm ơn bạn đã ủng hộ