Bài này viết về cách dùng VPS để làm máy chủ kiếm tiền với affiliate, được viết dưới góc độ của một người làm kinh doanh online, chạy quảng cáo, nên sẽ khác với các bài viết khác trên mạng.
Cho dù bạn là người mới, hoặc là affiliate có kinh nghiệm, thì chắc hẳn bạn cũng đã nghe nói tới tầm quan trọng của landing page, và tốc độ load.
Đa số các affiliate đều khuyên nên sử dụng VPS, sau khi chạy quảng cáo có tiền thì chuyển sang dedicated server, hoặc là kết hợp CDN + dedicated server để xử lý một lượng traffic lớn mỗi ngày.
Nên sử dụng VPS hay Share Hosting?
Một vấn đề lớn đó là khi làm affiliate, bạn cần học một lượng kỹ năng rất rộng, từ code, máy chủ, offer, traffic, và thậm chí là làm việc nhóm, mở rộng mối quan hệ.
Chính vì vậy, nhiều người không để ý tới sự quan trọng của máy chủ. Nhưng mà đôi lúc, máy chủ lại là yếu tố quyết định sự thành bại của chiến dịch.
Có bao nhiêu lần bạn từng nghe người ta hỏi trên forum:
Tôi có thể dụng sharehost của GoDaddy/Hostgator không? Tôi chỉ muốn làm một chút test.
Hơn thế nữa, họ còn dùng WordPress để tạo landing page, với nút kêu gọi hành động CTA, hình ảnh và tiêu đề.
Và câu trả lời của tôi luôn luôn là:
Không, đừng, tránh xa mấy cái dịch vụ đó đi, tìm một cái VPS, nếu không bạn sẽ mất hết tiền, mất hết chuyển đổi đấy.
Một landing page tốt với tốc độ load 100 mili-giây, nhưng có thể tốn từ 2 – 5 giây load với sharehost, nếu bạn không biết tối ưu đúng.
Tầm quan trọng của tốc độ tải trang
Người ta bây giờ không đủ kiên nhẫn, landing page của bạn chưa load xong thì họ đã đóng trang rồi. Đặc biệt là nếu bạn mua traffic từ các nguồn như Push Notifications, Pop hoặc Redirects thì tốc độ đóng trang web còn nhanh hơn nữa.
Những người mới bắt đầu, hoặc những người muốn scale thì thường không muốn bỏ ra hàng trăm đô la để mua máy chủ. Một cái managed VPS có thể tốn từ $25-$30 một tháng với gói cơ bản, và có thể dễ dàng mất tới $100 một tháng cho gói nâng cao, và 4 core và 8G Ram.
Sau đó, bạn sẽ nhận thấy rằng dedicated server còn tốn từ $100 – 200, và có thể tới $500 – $1000 tùy thuộc vào cấu hình máy chủ.
Đó là bằng một nửa ngân sách chiến dịch của nhiều affiliate (vậy nên họ muốn bỏ ra $5 – 10 để mua share host). Không cần thiết phải như vậy.
Bạn có thể đạt hiệu suất của dedicated server chỉ với $2.5 một tháng, nếu bạn sử dụng các dịch vụ unmanaged như của Vultr hoặc DigitalOcean, thanh toán theo từng giờ.
Máy chủ managed với Unmanaged.
Nếu bạn không biết gì về sự khác biệt giữa máy chủ managed và unmanaged, thì bạn nên sử dụng dịch vụ managed.
Máy chủ managed
Khá dễ để nhận biết chúng bởi vì họ có cPanel hoặc WHM, giúp bạn kiểm soát tất cả website, và bạn có thể liên hệ support để họ hỗ trợ.
Tạo website mới rất dễ dàng, bởi vì bạn chỉ cần thêm tài khoản mới với chọn phần mềm như WordPress, và nó sẽ cài đặt website cho bạn, hoàn toàn tự động.
Nếu bạn là người mới và không biết cách upload landing page thì có thể cân nhắc dùng được managed.
Năm 2014, tôi sử dụng dịch vụ managed VPS để chạy quảng cáo trả phí và tôi nghĩ nó ổn, nhưng khi chiến dịch lớn dần và tôi muốn scale, tôi nhận ra rằng managed VPS không phù hợp, và tôi phải thanh toán rất nhiều.
Để có thể tùy biến và tăng tốc landing page, bạn phải sử dụng code js/html/css để có tốc độ load trang nhanh nhất.
Và một dịch vụ managed thì không giúp được nhiều, có rất nhiều chức năng mà bạn không cần dùng đến, như là email host, chức năng cài đặt WordPress, Joomla… nhưng bạn vẫn phải thanh toán cho chúng.
Một giấy phép cPanel sẽ tốn $20 một tháng, vậy thì nếu bạn trả $30 một tháng cho VPS, thì thực ra là chỉ có $10 cho VPS thôi, đa số các dịch vụ khác như là cPanel đều được bán lại cho bạn từ một công ty bên thứ 3.
Nhược điểm của managed VPS:
- Thông số kỹ thuật thấp hơn, bạn phải trả tiền cho hỗ trợ kỹ thuật, giấy phép bản quyền…
- Giá VPS cao, thường bắt đầu với $30 một tháng hoặc cao hơn, và bạn phải thanh toán hàng tháng, hàng năm, nhưng mà chiến dịch của bạn có thể dừng bất cứ lúc nào.
- Địa điểm: đa số các công ty thường có máy chủ ở US hoặc châu Âu, sẽ làm bạn bị giới hạn khi chạy các chiến dịch quốc tế.
- Đắt hơn khi scale: nếu bạn muốn scale chiến dịch, bạn cần thuê một gói dịch vụ đắt hơn, nếu bạn chỉ sử dụng dịch vụ 7 ngày một tháng, bạn sẽ phải thanh toán trước cả tháng.
Nhìn chung, bạn phải trả tiền cho support, giao diện đẹp, và hàng trăm hướng dẫn xoay quanh WHM / cPanel. Đó sẽ rất tối với các website sử dụng WordPress hoặc một vài dịch vụ khác, nhưng các lập trình viên thường thích sử dụng máy chủ unmanaged hơn, bởi vì họ có thể làm mọi thứ tùy thích với phần cứng, và chỉ trả $5 một tháng nhưng vẫn đạt được hiệu suất của một máy chủ $150.
Máy chủ unmanaged
Nếu bạn chọn sử dụng máy chủ unmanaged, bạn sẽ không có support, bạn sẽ phải xử lý hết.
Nếu máy chủ bị sập, bộ nhớ rò rỉ, cơ sở dữ liệu gặp sự cố,… thì bạn sẽ phải tự xử lý.
Đa số chúng ta làm affiliate, thì chỉ cần upload landing page, cắm tên miền vào… thì máy chủ unmanaged sẽ tiện lợi hơn, rẻ hơn. Bạn có thể làm mọi thứ tùy thích, cài đặt hệ điều hành, app, phần cứng… và bạn có thể triển khai một máy ảo trong vòng vài phút với hiệu suất tuyệt vời.
Hơn thế nữa, bạn có thể sử dụng bảng điều khiển để tập trung tăng hiệu suất, thêm SSL, mà không cần một đống dịch vụ bổ sung không cần thiết.
Được rồi, hy vọng những phân tích bên trên đã giúp bạn hiểu được thế nào là unmanaged và managed, và ưu điểm, nhược điểm của chúng. Bây giờ sẽ đến phần hướng dẫn.
Đăng ký Vultr (công cụ VPS)
Trong 3 năm qua, tôi đã test nhiều dịch vụ VPS như Vultr, DigitalOcean, Linode, Amazon AWS.
Một VPS được tối ưu đúng cách sẽ mạnh hơn so với CDN hoặc dedicated server. Sau một thời gian dài chạy chiến dịch, tôi đã biết được điều đó. Tôi cũng liên hệ với nhiều người bạn và họ cũng thấy như vậy.
Có những công ty VPS mà bạn có thể tin tưởng.
Thực sự, DigitalOcean là nhà cung cấp lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Amazon. Vậy nếu bạn nghĩ những thương hiệu như GoDaddy, Bluehost là lớn, thì hãy nghĩ lại đi.
GoDaddy rất nổi tiếng, bởi vì họ target vào đối tượng người dùng rộng. Còn những công ty khác ít nổi tiếng hơn, như Linode chẳng hạn, thì họ target vào nhóm đối tượng hẹp hơn.
Trong 3 năm qua, tôi đã test hiệu suất, giá cả, tính năng máy chủ của tất cả các công ty nói trên, và hai thương hiệu mà tôi ưa thích đó là Linode và Vultr. Tôi thích Vultr nhiều hơn, về thông số kỹ thuật phần cứng, hiệu suất Vultr luôn luôn vượt trên DigitalOcean, Linode Amazon Lightsail, và giao diện thì cũng đẹp giống như DigitalOcean, quá tốt.
Vultr còn có nhiều địa điểm máy chủ hơn Linode và DigitalOcean. Dưới đây là cách tạo máy chủ Vultr và các phân tích của tôi.
Tạo tài khoản và thiết lập cơ bản:
Để tạo tài khoản thì bạn vào trang chủ của Vultr, đăng ký, điền email và mật khẩu và click vào đường link xác nhận được gửi qua email.
Sau khi tài khoản được kích hoạt, thì bạn sẽ thấy bảng điều khiển.
Trước khi bạn tạo server mới thì tôi muốn nhắc một chút về phương thức thanh toán.
Ở Vultr thì bạn có thể dùng thẻ Credit, Paypal hoặc Bitcoin. Bạn cần thanh toán trước, sau đó mới có thể tạo server.
Sau khi thanh toán, bạn quay lại trang Dashboard và click cái nút hình dấu + để tạo máy chủ mới. Bạn có thể chọn Cloud Computer, hoặc High Prequency. Với High Prequency thì bạn có thể đạt được hiệu suất giống với Dedicated server, vậy nên trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn bạn thiết lập High Prequency.
High Prequency là lựa chọn ưa thích của tôi, vì nó có thông số phần cứng tốt hơn, vượt trội hơn các loại máy chủ khác, nhưng chỉ đắt hơn có một tý.
Thay vì phải trả 5 đô cho một dịch vụ thông thường, bạn sẽ phải trả $6 một tháng, nhưng nó hoàn toàn đáng giá.
Và hãy nhớ chọn địa điểm location gần với vị trí quốc gia mà bạn chạy chiến dịch, để tăng tối đa hiệu suất và giảm độ trễ. Đó là lý do mà tôi tạo nhiều máy chủ ở khắp nơi trên thế giới.
Nếu bạn chạy traffic ở USA, thì có thể chọn một máy chủ ở vị trí trung tâm quốc gia như là Atlanta hoặc Dallas, vậy thì sẽ tốt hơn một máy chủ ở phía đông hoặc phía tây nước Mỹ. Tương tự, bạn cũng có thể có nhiều máy chủ ở châu Âu và châu Á.
Vultr không có máy chủ ở châu Phi và Ấn Độ. Nhưng nếu bạn chạy lượng traffic lớn ở Ấn Độ, thì có thể dùng DigitalOcean.
Bây giờ bạn sẽ cần chọn hệ điều hành máy chủ hoặc ứng dụng. Chúng ta sẽ chọn một hệ điều hành trống, không có bất kì ứng dụng nào, và chúng ta sẽ cài đặt các ứng dụng sau.
Chọn Ubuntu và hãy chắc rằng bạn sử dụng phiên bản 16.04 hoặc 18.04 x64 như hình bên dưới.
Sau đó bạn cần chọn kích thước máy chủ. Tôi sẽ chọn một cái VPS $6/tháng, bởi vì đó là đủ để bắt đầu, có thể nâng cấp sau.
Như vậy là tôi đã có thể kéo khoảng 1 triệu click một ngày với máy chủ đó, mà không gặp bất kỳ vấn đề hiệu suất nào. Bạn có thể chọn máy chủ $12 một tháng nếu bạn muốn chạy lượng traffic lớn, hoặc nếu bạn dùng landing page nặng.
Đối với đa số các affiliate, thì chúng ta thường dùng landing page nhanh, nhẹ, đơn giản. Bạn có thể kéo traffic một thời gian, sau đó nhìn vào bảng thông số để xem có nên nâng cấp hay không.
Có lẽ điều quan trọng nhất ở đây là băng thông – bandwidth, với máy chủ như trên thì bạn sẽ được 1000 GB một tháng. Nếu bạn chạy quảng cáo Banner/Push/Native thì chừng này là quá đủ. Nhưng nếu bạn chạy quảng cáo PPV, Pop hoặc Redirects thì bạn nên để ý tới lượng băng thông (kiểm tra Dashboard). Bạn cần biết rằng có đủ lượng băng thông hay không, nếu không đủ thì phải nâng cấp.
- Ví dụ, một landing page nặng 200Kb nhận được 30.000 lượt truy cập một ngày với quảng cáo Facebook, thì sẽ tốn băng thông khoảng 6GB dữ liệu một ngày. Tức là băng thông 180GB một tháng (chỉ bằng 18% của 1000GB).
- Nhưng một landing page nặng 100Kb nhận được 3 triệu traffic một ngày với quảng cáo pop thì sẽ tốn băng thông khoảng 300GB một ngày, tức là 9TB một tháng. Vậy thì bạn cần nâng cấp sang gói trả phí cao hơn.
Bạn cần tính toán trước, hoặc chỉ cần chọn gói $6 rồi xem thông số, sau đó mới quyết định là nên nâng cấp hay không.
Cuối cùng, bỏ trống những chỗ còn lại và chỉ cần điền vào Server Label (như hình dưới) – bạn cần đặt tên chạy máy chủ, có thể là dùng tên miền để đặt tên. Sau đó click “Deploy Now”.
Vultr sẽ tạo máy chủ, cài đặt Ubuntu trong vài phút. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được email như hình dưới. Sau khi nhận được email, thì tôi để ý rằng Vultr vẫn cần thêm một chút thời gian để hoàn thành thiết lập, nên tốt hơn hết là bạn nên đợi thêm 5 – 10 phút nữa rồi mới tiếp tục làm tiếp. Hãy lưu lại địa chỉ IP mà bạn nhận được trong email.
Bây giờ bạn đã có tất cả thông tin cần thiết trên Dashboard. Bạn có thể nhìn thấy các thông số quan trọng, hãy lưu lại hai thông tin là username và password.
Nếu bạn muốn nâng cấp thì chỉ cần vào mục “Settings” rồi chọn vào nút “Change Plan” ở bến trái. Bạn có thể chọn gói trả phí mới, và máy chủ sẽ khởi động lại để có thống số phần cứng mới, tốn 1 – 2 phút.
Khá đơn giản, bạn sẽ phải thanh toán cho từng phút.
Thiết lập DNS – trỏ tên miền
Thiết lập DNS là một công đoạn dễ dàng, chỉ tốn 2 phút. Đầu tiên bạn cần truy cập trang web của nhà cung cấp tên miền (Godday, Namecheap) và thiết lập custom DNS, trỏ về địa chỉ:
- ns1.vultr.com
- Ns2.vultr.com
Nếu bạn dùng Namecheap thì sẽ trông như vầy:
Sau khi trỏ tên miền tới máy chủ Vultr, bạn cần đợi một lúc để nó hoàn thành. Hãy nhớ rằng có thể tốn tới 48 giờ để hoàn thành trỏ tên miền, còn tùy vào nhà cung cấp tên miền. Nếu bạn thấy tên miền của mình vẫn đang trỏ tới một máy chủ khác, thì hãy đợi một lúc hoặc xóa cache của trình duyệt.
Tôi thì thích dùng DNS tốt của Cloudflare hoặc DNSMadeeasy, tuy nhiên, có thể tôi sẽ đề cập trong bài khác.
Bây giờ hãy quay trở lại Vultr, trong giao diện “Servers”, hãy click vào “DNS” và click vào nút “Add Domain”.
Tiếp theo, bạn chỉ cần điền IP mới của máy chủ (bạn có thể nhìn thấy IP ở email nhận được từ Vultr). Sau đó viết ra tên miền mà bạn trỏ từ Godaddy/Namecheap. Trong trường hợp của tôi, thì tôi điền vào “yourlander.com” để làm ví dụ.
Sau khi bạn click vào nút “Add” như hình trên, bạn sẽ thấy A/CNAME/MX/NS records. Và thế là xong.
Nếu DNS đã được thiết lập xong, thì bạn có thể gõ tên miền vào trình duyệt để xem có logo của Vultr không. Tại thời điểm này, nếu bạn không thấy gì hiện lên cả, thì cũng không quan trọng vì VPS vẫn còn trống, và bạn cần cài đặt phần mềm cho hệ thống và upload landing page lên.
Cài đặt SSL với Serverpilot
Sau khi thiết lập như trên, thì bạn đã có một VPS sạch sẽ với hệ điều hành Ubuntu.
Bây giờ bạn sẽ cần cài đặt SSL. Nhưng vấn đề là cài SSL thì không hề đơn giản, bạn cần phải biết về code và có chút kiến thức về server.
Bởi vì những affiliate như chúng ta thường tập trung học các kỹ năng marketing là chủ yếu, không có nhiều người biết code, nên trong bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn dùng một phần mềm, giúp bạn nhanh chóng cài đặt SSL cho VPS chỉ trong vài phút.
Phần mềm này gọi là Serverpilot.
Tôi sẽ không giải thích cách tạo tài khoản trên Serverpilot bởi vì nó rất dễ. Chỉ cần điền thông tin, xác nhận email, thêm thẻ tín dụng hoặc paypal vào là xong.
Sau khi làm xong, bạn sẽ thấy giao diện Dashboard như vầy:
Ở đây bạn có thể thấy, tôi đang quản lý nhiều máy chủ bằng Serverpilot, và một số máy chủ thì có nhiều app (tên miền). Tôi cũng có thể kiểm tra CPU, Memory, Disk usage của các máy chủ.
Ban đầu thì Dashboard của bạn sẽ trống không, bạn cần kết nối Vultr với Serverpilot. Click vào nút “Connect server” ở góc phải trên, và bạn sẽ thấy như sau:
Ở đây, bạn cần điền địa chỉ IP của máy chủ và mật khẩu root, bạn có thể tìm ở tài khoản Vultr như tôi đã trình bày ở trên. Bạn cần viết ra các thông tin quan trọng, để tránh phải mở ra tìm lại.
Sau đó, nếu bạn muốn xem các thông số như CPU/Mem/disk usage trong tài khoản Serverpilot thì bạn cần nâng nên gói trả phí Economy hoặc Business. Các thông số đó sẽ rất hữu dụng khi bạn chạy quảng cáo với lượng traffic lớn. Nếu không thì chỉ cần Economy là đủ.
Sau khi đã kết nối với Serverpilot, bạn sẽ thấy một thanh progress, đó là nơi mà Serverpilot đã chuẩn bị mọi thứ bạn cần, như là cài đặt PHP, máy chủ NGINX, memory… sẽ tốn 5 phút để hoàn thành nên bạn cứ làm một cốc cà phê rồi quay lại sau.
Một lúc là tiến độ hoàn thành, Serverpilot sẽ kết nối với VPS, và sẽ yêu cầu bạn tạo app đầu tiên.
Các App trên Serverpilot thì giống như website hoặc tên miền, vậy với mỗi tên miền mà bạn muốn dùng để upload landing page, thì bạn nên tạo một app.
Mỗi App sẽ tốn $0.5 để tạo, và để kết nối với máy chủ thì tốn $5 với gói trả phí Economy. Vậy nếu bạn có 1 máy chủ với 4 tên miền thì bạn sẽ tốn $7 với Serverpilot.
Lúc nào bạn cũng có thể xóa hoặc thêm máy chủ, app mới, và họ sẽ tính phí theo giờ, giống như Vultr.
Tạo app thì đơn giản, bạn chỉ cần điền thông tin mà họ yêu cầu:
Name: đặt tên cho app để hiển thị trên Serverpilot.
Domain: Tên miền mà bạn thiết lập trên máy chủ. Đó là tên miền mà bạn đã trỏ tới Vultr.
WordPress: không chọn cái này, vì bạn muốn upload landing page, không cần tạo WordPress.
Server: chọn máy chủ mà bạn muốn kết nối.
Runtime: Phiên bản PHP. nếu bạn dùng các tệp tĩnh (HTML/CSS) thì nó không quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn định sử dụng PHP cho landing page thì bạn nên chọn các phiên bản mới nhất để đạt hiệu suất tối đa.
System user: vì đây là lần đầu tiên mà bạn thiết lập máy chủ trên Serverpilot, nên bạn có thể tạo một tên người dùng và mật khẩu để có thể truy cập app trực tiếp. Hoặc bạn có thể dùng mật khẩu root và mật khẩu từ Vultr để truy cập các app và server.
Click vào nút “Create app” và Serverpilot sẽ tạo app mới cho bạn, tốn vài giây.
Sau khi tiến độ hoàn tất, bạn đã có một máy chủ tốc độ cao, sẵn sàng chịu tải rất nhiều truy cập một ngày, và bạn có thể truy cập bằng cách gõ tên miền vào trình duyệt.
Tuy nhiên, máy chủ vẫn trống rống và bạn cần upload landing page.
Trước đó, bạn cần kích hoạt SSL trước.
Tại sao?
Trong vài năm qua, Internet bắt đầu chuyển hết sang kết nối SSL rồi. Các nguồn traffic sẽ không duyệt chiến dịch nếu không có SSL, và Chrome thì đang cập nhật trình duyệt để cảnh báo người dùng khi trang web không có SSL, không an toàn. Vậy nên thời nay, dùng SSL là bắt buộc.
Và dường như cookies sẽ không hiệu quả nếu bạn không dùng kết nối SSL. Tôi đã dùng SSL được 3 năm rồi, không có vấn đề gì xảy ra cả, và tôi vẫn để ý thấy một số offer, một số landing page của các affiliate khác mà họ không có SSL.
Sau khi bạn tạo app, thì sẽ thấy menu sau:
Nếu bạn sử dụng gói trả phí Economy, bạn sẽ không thấy các thông số, nhưng khi bạn chạy quảng cáo traffic lớn, thì hãy nâng cấp gói trả phí để có thể nhanh chóng kiểm tra thông số CPU và Memory.
Tôi thường giữ cho các thông số ở mức dưới 70%, để phòng thường hợp traffic tăng đột biến, và cũng để cho máy chủ đạt tốc độ cao nhất.
Bây giờ hãy chọn SSL trong menu bên trái, bạn sẽ thấy hình sau:
Ở đây, bạn sẽ có thể kích hoạt “Auto SSL” và “Redirect to HTTPS”, và máy chủ đã sẵn sàng sử dụng.
Chỉ còn 1 việc nữa cần làm.
Upload landing page qua FTP/SSH với Cyberduck
Cuối cùng thì cũng sắp xong.
Bây giờ là lúc bạn cần upload landing page và bắt đầu kéo traffic. Tải Cyberduck hoặc các phần mềm FTP để kết nối với máy chủ.
Hãy dùng SSH connection (secure FTP) và port 22, và điền IP của VPS. Dùng tên đăng nhập username là root và mật khẩu (bạn có thể kiểm tra ở Dashboard của Vultr). Sau đó click connect.
Đa số trường hợp, bạn sẽ được chuyển hướng tới một thư mục rỗng, vì mọi thứ đã được chuyển tới vị trí mới trong các tệp tin của Serverpilot’s.
Bây giờ hãy truy cập địa chỉa sau:
srv/users/yourserver/apps/yourapp/public
Hãy thay “yourserver” bằng tên máy chủ mà bạn đã đặt trên Serverpilot và thay “yourapp” bằng tên ứng dụng.
Hoặc đơn giản chỉ cần click và lần theo các thư mục, và bạn sẽ tìm thấy địa chỉ trên:
Bây giờ là lúc upload các landing page. Bạn có thể upload file bằng cách kéo thả từ máy tính vào Cyberduck, có thể đặt tên chúng tùy thích.
Nếu bạn có nhiều landing page, thì tôi khuyên bạn nên tạo các thư mục và sắp xếp hợp lý, để dễ dàng tìm kiếm và sử lý khi cần.
Bạn có thể lưu hàng trăm, hàng nghìn landing page trên 1 VPS, miễn là biết cách sắp xếp và có đủ bộ nhớ VPS.
Và hãy nhớ để mắt tới thông số CPU và bandwidth – băng thông.
Nó sẽ cho bạn biết rằng máy chủ có khả năng xử lý lượng traffic khoảng bao nhiêu, hãy sẵn sàng nâng cấp VPS khi cần thiết. Bạn cũng có thể nâng cấp Serverpilot để nhanh chóng kiểm tra CPU, Memory, Dish. Hoặc nếu muốn tiết kiệm tiền thì có thể kiểm tra thông số ở bảng Dashboard của Vultr (nó sẽ không hiện thông số của RAM).
Như hình bên trên, bạn có thể thấy rằng một máy chủ $10 một tháng đang nhận được 1 triệu truy cập một ngày, với một landing page nhẹ (20Kb).
Vậy thì CPU chỉ đang ở mức 40 – 60%, và băng thông đang khoảng 600GB (tổng là 2000GB) – vận nên cứ thoải mái.
Đương nhiên, tôi muốn đặt máy chủ ở nhiều nơi trên thế giới, với các gói trả phí khác nhau tùy theo lượng traffic, nhưng bạn có thể dễ dàng nâng cấp bất cứ khi nào nếu muốn.
Bằng cách này, tôi thấy nó hiệu quả hơn so với việc sử dụng CDN, vì đặt máy chủ gần khu vực muốn kéo traffic. Và đương nhiên sẽ mạnh hơn cả dedicated server trong trường hợp bạn chạy traffic quốc tế.
Tôi chỉ dùng CDN duy nhất trong trường hợp tôi mua traffic ở những nơi như Nam Phi, hoặc một vài nơi ở Châu Á, vì chỗ đó không có máy chủ Vultr.
Cái hay ở đây là bạn chỉ cần tốn $6 (Vultr) + $5.5 (Serverpilot) để có được một máy chủ siêu nhanh, tốn khoảng $11 – vậy là đã có hiệu suất ngang với các dedicated server tốn $150 một tháng.
Chúc bạn thành công trên chặng đường affiliate.
Cảm ơn admin và author, bài viết khá chi tiết.