Email marketing: 10 Bí quyết bắn thư trúng hòm inbox

Cập nhật: 26/09/2023 | Ngày đăng: 09/06/2019
Danh mụcEmail Marketing
email marketing

Giá click quảng cáo cứ tăng vù vù, và không có dấu hiệu chậm lại.

Bạn phải tìm ra cách kiếm nhiều tiền từ chiến dịch, tìm những cách thức mới để đẩy bản thân đi xa hơn.

Về việc tăng giá click quảng cáo, nhiều affiliate đã thích nghi bằng cách thêm phễu email marketing vào chiến dịch.

Thu thập email, cách này sẽ cho phép bạn tiếp thị nhiều lần hơn đến người dùng. Thay vì quảng báo một affiliate offer, bạn có thể quảng bá nhiều offer khác nhau, kiếm nhiều tiền hơn.

Trong bài này, tôi sẽ chia sẻ một số bí quyết giúp bạn gửi email trúng vào hòm inbox.

ĐỐI MẶT VỚI TỶ LỆ GỬI - EMAIL DELIVERABILITY

Nếu bạn mới làm email marketing, bạn có thể phải đối mặt với một số thách thức.

Bạn sẽ đối mặt với Email Deliverability.

Email Deliverability là khả năng mà email bay vào hòm inbox của người nhận, mà không bay vào hòm thư rác, thư quảng cáo,… Nói cách khác, nó là khả năng đọc được email.

Để dễ hiểu hơn, tôi lấy ví dụ:

Giả sử bạn có danh sách email của 1000 người. Thì không có nghĩa là mỗi lần gửi email, thì cả 1000 người đấy đều nhận được, email đều vào hòm thư inbox.

Tại sao vậy.

Người ta  thường dùng một số dịch vụ email như Gmail. Mỗi dịch vụ email đều có “cơ chế phòng thủ” để giúp người dùng chống spam, bảo vệ người dùng.

Họ muốn bảo vệ người dùng vì nếu người dùng nhận được quá nhiều email spam, thì có thể họ không dùng dịch vụ email nữa, mà sẽ chuyển sang dịch vụ email của công ty khác.

Họ sẽ dùng những thuật toán để xem các email có hợp pháp hay không.

Đơn giản cho dễ hiểu: Nhiều email inbox = nhiều tiền.

Vậy làm sao để tăng khả năng nhận email? Làm sao để tối đa số người đọc email.

Dưới đây là 10 tuyệt chiêu giúp bạn phóng email trúng hòm inbox.

5 7

TẠO MỘT SERIES EMAIL GIỚI THIỆU

Series email giới thiệu là chuỗi email đầu tiên mà người dùng nhận được. Ngay khi người dùng đăng ký nhận emial, bạn sẽ gửi họ email chào mừng, và làm họ hào hứng với những email tương lai.

Bạn có thể thêm một vài chi tiết.

  • Cảm ơn đã đăng ký vào chào mừng tới cộng đồng của bạn.
  • Giới thiệu ngắn gọn về thương hiệu và câu truyện của bạn.
  • Họ có thể trông đợi gì từ bạn. “Mỗi ngày một lần, bạn sẽ nhận được những email giá trị vào tuần tiếp theo”.
  • Hướng dẫn họ thêm email của bạn vào whitelist.
Screenshot 31

KHUYẾN KHÍCH NGƯỜI DÙNG TRẢ LỜI EMAIL

Làm thế nào để ISP biết rằng email của bạn đáng tin cậy? Một cách là khuyến khích người dùng trả lời email.

Đối với nhiều dịch vụ gửi email, khi có người trả lời, thì email của bạn sẽ được tự động thêm vào “whitelist”.

Vậy bạn có thể thêm nút kêu gọi hành động vào email, hoặc thêm đoạn P.S.

Ví dụ:

“Trong lĩnh vực XXX, thách thức lớn nhất mà bạn đang gặp phải là gì? Hãy reply cho tôi biết nhé”.

Cảnh báo: Phụ thuộc vào kích thước danh sách email, thậm chí bạn có thể nhận hàng trăm câu trả lời mỗi ngày.

Hãy đảm bảo rằng phải reply hết để tránh làm hỏng mối quan hệ.

6 7

GỬI EMAIL THƯỜNG XUYÊN

Nếu lâu lâu một lần, bạn gửi một số lượng lớn email, thì các ISP có thể sẽ nghi ngờ bạn spam. Gửi email như vậy khác chi lạy ông tôi ở bụi này.

Đó là tín hiệu để các ISP hiểu là có gì đó bất thường, và họ sẽ gắn cờ email của bạn.

Lên lịch gửi email thường xuyên sẽ tốt hơn.

Giống như huấn luyện chó. Bạn nên huẩn luyện mỗi ngày một lần, hoặc 3 ngày một lần. Không thể để 4 tuần một lần.

Tương tự như vậy, cần huấn luyện các ISP để nó nhận ra email của bạn, và để nó đừng “cắn” – đừng đánh dấu spam.

XÁC NHẬN 2 BƯỚC

Còn gọi là “Double Opt-In.” Như thế này, khi có người đăng ký danh sách email, họ sẽ nhận được email xác nhận. Họ phải bấm vào link trên email đó để xác nhận mình muốn tham gia. Xác nhận rằng email của họ là thật.

Xác nhận 2 bước không lỗi thời đâu. Vì nhỡ người dùng điền email giả thì sao.

Với luật lệ GDPR mới, việc sử dụng xác nhận 2 bước càng quan trọng. Ở một số quốc gia châu Âu, đó là điều bắt buộc.

7 7

CÀN QUÉT DANH SÁCH EMAIL

Có những người trong danh sách email không mở email, không click vào link….

Vậy, ta có nên giữ họ trong danh sách, và thầm mong chờ có ngày họ sẽ mở email?

Không.

Các ISP rất chú ý đến tần suất mở email. Nếu có số lượng lớn người không mở email, nó sẽ tự đống đánh dấu spam.

Dễ dàng xử lý:

Vài tháng một lần, bạn sẽ vào danh sách email của mình và lọc ra những người không mở thư, hay không click link trong vòng một tháng. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ giữ được những người tương tác với mình.

Nâng cao: 

Một cách khác để sử lý những người ít tương tác, đó là cho họ vào chiến dịch “tái tương tác”. Tức là khi bạn phát hiện có những người không tương tác, bạn sẽ gửi email riêng cho họ, khuyến khích họ.

Tuỳ thuộc vào dịch vụ gửi email, quá trình này có thể tự động.

8 5

THÊM MỘT SỐ CHI TIẾT ĐỂ NGƯỜI DÙNG NHỚ LẠI LÀ AI

Có khả năng là người ta sẽ quên mất rằng họ từng đăng ký nhận email từ bạn. Khi họ nhìn thấy tên bạn trên email, có thể họ nghĩ, “ai vậy nhỉ?”. Và có khả năng họ sẽ xóa email hoặc đánh dấu spam.

Một cách đơn giản đó là thêm một số chi tiết để nhắc nhở. Ví dụ, “Thiên Phong từ ThienPhongMMO.com”. Nó sẽ nhắc người dùng nhớ rằng họ đã từng đăng ký danh sách email rồi.

ĐẢM BẢO EMAIL KHÔNG BAY VÀO HÒM BLACKLIST

Screenshot 33

Một vài công ty tạo ra những danh sách email và tên miền blacklist (danh sách đen). Họ theo dõi những email gửi thư spam số lượng lớn. Nếu bạn gặp vấn đề với việc gửi email, thì rất có thể họ đã cho bạn vào blacklist rồi.

Và nếu bạn không có kinh nghiệm, bạn có thể kiểm tra cái list của họ để xem email của mình có nằm trên đó không.

Ở mỗi danh sách, bạn sẽ tìm thấy các bước để thoát khỏi blacklist của họ.

ĐỪNG CỐ GIẤU NÚT HỦY ĐĂNG KÝ

Bạn có thể nghĩ rằng mình khôn khéo và cố giấu nút hủy đăng ký. Làm mờ nó, làm nó nhỏ để người ta không thấy. Nhưng thực ra bạn đang tự hại chính mình.

Vì, người dùng sẽ làm gì nếu họ không thể hủy đăng ký. Họ sẽ đánh dấu spam, và email của bạn sẽ bay thẳng vào blacklist. Khi việc này sảy ra thường xuyên, khả năng nhận được email sẽ giảm.

Và hơn nữa, sẽ chẳng có chuyển đổi nào nếu người ta không thèm đọc email của bạn.

Vậy nếu người ta đã không muốn nhận email, thì hãy cho họ lối thoát, níu kéo làm gì.

PHÂN CHIA DANH SÁCH THEO LOẠI OFFER

Trong danh sách email của bạn, không phải ai cũng thích tất cả offer. Nếu offer nào bạn cũng đem ra bắn email, thì sẽ rất nhiều người hủy đăng ký, không mở email, đánh dấu spam. Và sẽ làm giảm khả năng nhận email.

Nhanh nhất có thể, hãy chia danh sách email ra từng loại. Ví dụ: Nếu bạn có offer bán xe hơi và offer khác bán du thuyền, thì hãy chia danh sách ra, và gửi đến những người có hứng thú. Không nên gửi ầm tới tất cả mọi người.

CẨN THẬN VỚI NHỮNG TỪ NGỮ SPAM

Có những từ ngữ mà cái ISP sẽ tự động đánh dấu là spam. Một vài cái khá rõ ràng như “tặng bonus” hay là “nhân đôi thu nhập”. Nên tránh dùng những từ này trong email.

Và, còn một vài từ nữa. Như là “tuyệt vời”, “bạn bè”, “hoàn tiền”… cũng có thể thành spam.

Nếu bạn muốn một danh sách những từ spam, hãy xem bài viết này.

Tốt nhất là nên tìm những từ thay thế.

Giả sử, tôi gửi email về bí quyết kiếm tiền. Và từ “money” và “earnings” là từ spam.

Vậy tôi sẽ thay bằng cụm từ “improve your conversions” – Tăng chuyển đổi.

CHƠI SẠCH ĐẸP

Thực sự, lời khuyên chân thành nhất của tôi là hãy chơi sạch nhất có thể. Đừng chơi bẩn, đừng spam. Đừng cố gắng đánh lừa các ISP. Cũng đừng cố giấu nút hủy đăng ký.

Càng gửi được nhiều email, càng nhiều tiền.

Vậy nên hãy làm thật sạch sẽ. Đấy mới là cách tốt chất đề chơi trò Email.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>