Trên Internet có rất nhiều nội dung dạy về dropshipping, họ khoe với bạn những con số “doanh thu” lên tới hàng trăm nghìn đô, hàng triệu đô.
Nhưng những điều họ nói, chúng chỉ là bề nổi của tảng băng.
Khi làm dropshipping, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách, và sự thực là nó không hề đơn giản. Việc chọn mô hình kinh doanh là điều cực kỳ quan trọng khi bắt đầu khởi nghiệp.
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích lý do tại sao dropshipping không phù hợp với người mới. Và đâu là mô hình kinh doanh tiềm năng hơn, để anh em newbie có thể làm.
Chúng ta kinh doanh online là vì điều gì?
Chúng ta kinh doanh online bởi vì ta muốn cải thiện cuộc sống của mình.
Cải thiện cuộc sống tức là sẽ có thêm thời gian, sức khỏe, tự do, hạnh phúc…
Nhưng nếu bạn càng làm, mà càng cảm thấy mất thời gian, mất tự do, mất sức khỏe, thì khi đó bạn đang đi sai hướng, làm sai cách.
Một số người làm kinh doanh, ban đầu là họ hướng tới sự thành công, nhưng đến một thời điểm, họ phát hiện rằng mỗi ngày phải làm việc 15 giờ liên tục, mất tự do, mất thời gian… công việc kinh doanh đi lên, nhưng cuộc đời lại đi xuống.
Mà lại không tìm được cách để thoát ra.
Vậy kiếm tiền để làm gì, thưa các bạn.
Khi chúng ta mới bắt đầu kiếm tiền online, thì điều quan trọng nhất đó là lựa chọn đúng mô hình kinh doanh, sao cho phù hợp với bản thân bạn.
Đối với người mới, chúng ta cần chọn mô hình kinh doanh đáp ứng những tiêu chí sau:
- Ít vốn đầu tư ban đầu
- Không tốn chi phí để phát triển sản phẩm
- Ít tốn thời gian làm việc
- Tự do về địa điểm làm việc

Ưu điểm của mô hình dropshipping
Dropshipping cũng có nhiều ưu điểm rất đáng chú ý, ví dụ như:
- Dễ dàng tham gia, ngay cả khi chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Ngồi ở Việt Nam, có thể bán hàng trên phạm vi thế giới.
- Dễ dàng Scale khi chạy quảng cáo.
- Nhiều video hướng làm dropshipping trên YouTube.
Tuy nhiên, khi làm dropshipping, bạn sẽ phải coi nó như một công việc kinh doanh thực sự. Giống như việc thành lập một công ty, bạn sẽ cần:
Marketing: Quảng bá sản phẩm
Fulfillment: Giao hàng, hoàn thiện đơn hàng
Production: Sản xuất và quản lý sản phẩm
Customer Service: Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Nhưng đây đều những những cái khó khăn đối với người mới.
Khó khăn #1: Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Một khi bạn bán được 50 – 100 đơn hàng mỗi ngày, bạn sẽ phải liên tục trả lời email từ khách hàng.
Đa số khách sẽ phàn nàn về thời gian giao hàng. Bởi vì trong dropshipping hiện nay, thời gian giao hàng trung bình là 1 tuần, nó là tiêu chuẩn của dropshipping.
Nhưng bên Amazon lại thường giao hàng nhanh hơn, chậm nhất là 3 ngày, còn nhanh thì chỉ 1 ngày là hàng đã được giao.
Đa số khách hàng đã quen với việc mua hàng Amazon, trong tiềm thức họ đã mặc định là sẽ nhận hàng trong vòng 1 – 3 ngày.
Khi thời gian giao hàng lâu, họ sẽ nghi ngờ có vấn đề xảy ra với đơn hàng, và họ sẽ gửi email tới bạn.
Ngay cả khi bạn đã viết rõ ràng trên website rằng “giao hàng trong 7 – 14 ngày”, thì khả năng là có nhiều người đọc lướt và không nhìn thấy.
Vậy giả sử bạn bán được 500 đơn hàng một ngày, thì bạn sẽ khá vất vả với dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Bởi vì người ta sẽ gửi email, comment và đánh giá tiêu cực về bạn trên Facebook, trực tiếp gọi điện thoại cho bạn… sẽ rất đau đầu khi phải xử lý.
Khi đó bạn sẽ phải thuê người người giúp bạn chăm sóc khách hàng, sẽ cần thuê 1 hoặc 2 người, có khả năng tiếng Anh tốt, để họ liên tục xử lý giúp bạn.
Khó khăn #2: Dịch vụ thanh toán
Khi làm dropshipping, bạn sẽ phải sử dụng những dịch vụ thanh toán. Hiện tại có 3 dịch vụ thanh toán nổi tiếng là PayPal, Stripe, Shopify Payment.
Đó là một vấn đề rất lớn trong dropshipping, mà ít người nhắc đến.
Nếu bạn sử dụng PayPal, khi mà bạn đạt được một mức doanh thu cụ thể nào đó, ví dụ khoảng $50.000, thì PayPal sẽ khoá tài khoản của bạn, và bắt buộc bạn phải chứng minh rằng bạn là một doanh nghiệp tốt, đang cung cấp sản phẩm cho khách hàng (chứ không phải kẻ ăn cắp tiền).

Khi đó, toàn bộ công việc kinh doanh sẽ bị chặn cứng.
Chỉ cần bị dính khoảng 1% tỷ lệ hoàn tiền, cũng có thể làm chúng ta hồi hộp đến đau tim.
PayPal muốn đảm bảo khách hàng sẽ được hoàn tiền, hoặc nhận được sản phẩm. Vậy nên PayPal sẽ giữ (hold) tất cả tiền cho đến khi bạn có thể chứng minh với họ.
Bởi vì PayPal không tin tưởng mô hình kinh doanh dropshipping này.
Stripe thì tốt hơn một chút so với PayPal, nhưng việc đăng ký tài khoản Stripe rất khó. Ở Việt Nam, chúng ta sẽ phải trải qua nhiều thủ tục để được cấp tài khoản Stripe.
Khó khăn #3: Cần tìm nhà cung cấp sản phẩm chất lượng
Nếu bạn muốn khách hàng hài lòng, thì không thể bán sản phẩm kém chất lượng.
Chúng ta cần bán những sản phẩm thật sự tốt, giúp người ta giải quyết vấn đề, chứ không phải bán rác trên Internet.
Khi làm dropshipping, bạn sẽ cần liên tục test sản phẩm, và tìm ra sản phẩm chiến thắng. Có khi mỗi ngày sẽ test từ 10 – 20 sản phẩm.
Khi đó, chúng ta sẽ khó để tìm được nhà cung cấp tốt nhất. Sẽ rất khó để kiểm soát chất lượng sản phẩm. Và biết đâu, họ sẽ gửi sản phẩm hỏng cho khách hàng (mà chúng ta không biết).
Một khi bạn tìm được sản phẩm bán chạy (sản phẩm chiến thắng), thì đó là lúc bạn cần nói chuyện với những bên cuối cùng sản phẩm ở Trung Quốc.
Bạn sẽ cần chọn ra nhà cung cấp chất lượng nhất, xây dựng mối quan hệ với họ, rồi bảo họ chuẩn bị sản phẩm (tạo sản phẩm sẵn).
Sau đó bạn sẽ Scale quảng cáo, và có thể bán được hàng trăm, hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày. Thì nhà cung cấp phải chuẩn bị sẵn sàng, có sẵn hàng để ngay lập tức gửi cho khách.
Giải pháp thay thế dropshipping cho người mới?
Vậy nếu không làm dropshipping, thì đâu là mô hình kinh doanh phù hợp nhất cho newbie (người mới)?
Suốt 7 năm qua, tôi đã có cơ hội được trải nghiệm nhiều phương pháp kiếm tiền online khác nhau. Cái nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Nhưng đối với người mới, thì Affiliate Marketing là phù hợp nhất.
Đối với newbie ít vốn, tôi đề xuất nên đi theo phương hướng affiliate SEO. Đó là phương pháp kiếm tiền rất bền vững.
Với số vốn khoảng 1 triệu/tháng, vậy là đủ để bạn mua tên miền, tạo website… còn dư thì mua công cụ AI để viết blog.
Đối với newbie vốn khoẻ (khoảng 10 triệu/tháng), bạn có thể thử sức với phương pháp chạy quảng cáo kiếm tiền affiliate.
Chúng ta sẽ chạy quảng cáo Facebook hoặc Google, dẫn khách vào landing page, rồi từ landing page dẫn traffic vào trang sản phẩm và bán hàng trực tiếp.
Bạn sẽ không cần đau đầu với vấn đề như chăm sóc khách hàng, dịch vụ thanh toán.
Với affiliate, bạn chỉ cần tập trung vào Marketing.
Khi kiếm tiền với phương pháp chạy quảng cáo, thì quan trọng nhất là vốn.
Chạy quảng cáo, test các landing page, test các sản phẩm… lặp lại. Nhìn bảng số liệu và phân tích quảng cáo, tôi nghĩ chỉ trong vài tháng là bạn sẽ có thể thành thạo.
Chỉ cần 1 chiến dịch thành công, số tiền thu về sẽ rất khá.
Tổng kết: Đừng đuổi theo những thứ phát sáng
Trên Internet, người ta chia sẻ đủ mọi thể loại mô hình kinh doanh: Dropshipping, Amazon FBA, Etsy, Agency, YouTuber… thực sự thì cái nào cũng có ưu điểm.
Nhưng lời khuyên của tôi là: Đừng đuổi theo những thứ phát sáng.
Hãy tập trung vào affiliate marketing, chỉ vậy thôi.
Tin tôi đi, tôi đã có một thời gian dài trải nghiệm đủ mọi phương pháp kiếm tiền. Chính vì thế, bạn cũng thấy trên web này có khá nhiều chủ đề khác nhau.
Suốt mấy năm làm việc, ngồi tổng kết lại, mới thấy… affiliate vẫn là nhất.