WordPress là công cụ dễ dàng và nhanh gọn giúp chúng ta thiết kế website. Bạn có thể mua Hosting, cài đặt wordpress, cài đặt theme… và tạo xong website trong vòng 10 phút.
Cũng có nhiều plugin hỗ trợ wordpress, với đủ mọi chức năng, giúp bạn tùy chỉnh website ở mọi góc độ, và nó không hạn chế nhiều như Shopify, hoặc các nền tảng khác.
Nhưng mà cũng không có gì là hoàn hảo, wordpress cũng tồn tại một số nhược điểm chí mạng mà đôi khi khá là đau đầu với chúng.
Trong bài này tôi sẽ nêu ra 7 nhược điểm của wordpress, và cũng chỉ ra một số phương pháp giúp bạn khắc phục nhược điểm đó.
Lưu ý: Bài viết này chỉ nói về WordPress.Org thôi nhé, bởi vì nó tốt hơn hẳn so với WordPress.com.
Liên tục phải cập nhật plugin với wordpress
Hiện tại bây giờ wordpress đã có chức năng tự động cập nhật plugin, bạn chỉ cần bấm một nút là xong. Nhưng tôi hiếm khi dùng chức năng này.
Vì khi wordpress cập nhật plugin, thì plugin đó phải tương thích với phiên bản wordpress hiện tại (theo thông tin từ lập trình viên).
Sau khi lập trình viên đã test và thấy plugin tương thích với phiên bản wordpress hiện tại, thì họ sẽ thông báo và wordpress sẽ tự động nâng cấp plugin.
Mặc dù plugin đã tương thích với phiên bản wordpress, nhưng chắc gì nó đã tương thích với các plugin khác, chắc gì nó đã tương thích với theme.
Nếu plugin không tương thích và gây lỗi, thì website sẽ có thể bị đơ và không truy cập được.
Khi cập nhật từng plugin, tôi sẽ phải xem sau khi cập nhật thì website có vận hành bình thường không, nếu dính lỗi thì sẽ biết plugin nào có vấn đề, và sửa ngay lập tức.
Và bạn cũng phải sao lưu (backup) để phòng có vấn đề xảy ra.
Vấn đề bảo mật (wordpress dễ bị hack nhất)
Theo thông tin từ Colorlib, thì wordpress là nền tảng CMS dễ bị hack nhất với 95.6% website bị dính (theo thông tin từ Sucuri vào 2021).
Bản thân mã nguồn wordpress nó đã khá bảo mật và an toàn rồi. Nhưng vấn đề là ở plugin (và cả theme nữa).
Đa số những hacker họ tấn công vào điểm yếu của Themes hoặc Plugin. Một phương pháp hack thường gặp gọi là XSS.
Thông qua plugin và themes, hacker sẽ chèn đoạn code (mã độc) vào website của bạn, sau đó mã độc sẽ gửi cho hacker đoạn Cookie để hacker có thể truy cập website của bạn.
Vậy nên bạn cần cẩn thận khi chèn những plugin miễn phí và không rõ nguồn gốc vào website. Hãy xóa những plugin (và theme) không cần thiết, và cài thêm plugin bảo mật.
Còn một cách hack nữa được gọi là DoS. Nhiều bạn đọc trên mạng chắc cũng nghe nói đến vụ tấn công DoS rồi.
Cơ bản là người ta sẽ đổ traffic vào website của nạn nhận để làm nó quá tải, sau đó lợi dụng khi các chức năng không hoạt động để tấn công website.
Liên tục cập nhật giao diện UI gây khó chịu
Giao diện UI là cái giao diện để nhập nội dung bài viết khi đăng lên wordpress. Với những bạn đã quen dùng giao diện cũ, nhưng họ lại liên tục cập nhật giao diện mới, làm nhiều khi không dễ thích nghi được.
Họ liên tục nâng cấp, tôi cũng thấy có nhiều ưu điểm và cũng khá thích chức năng của nó. Tôi có thể copy bài viết trực tiếp từ Google Docs vào wordpress (khá tiện).
Việc kéo ảnh vào bài viết cũng nhanh gọn hơn, việc chèn link cũng tiện hơn mấy giao diện cũ. Nhưng đó là với những người thích ứng nhanh.
Còn với những người đã quen với phiên bản UI cũ từ lâu, thì họ vẫn có thể chưa thích nghi được với giao diện UI mới.
Tốn tiền. WordPress đắt hơn so với những gì bạn nghĩ
WordPress.Org miễn phí, nhưng nếu bạn muốn có một website đẹp xịn với đầy đủ tính năng chuyên nghiệp, thì mức giá của nó chả hề rẻ đâu nhé.
Với mấy theme và plugin miễn phí, thì họ giới hạn rất nhiều chức năng, bạn cả làm được gì nhiều với mấy theme miễn phí cả. Theme miễn phí bị thiếu chức năng, mục đích là để “dẫn dụ” bạn mua phiên bản trả phí của họ.
Còn plugin miễn phí cũng có nhiều cái bị giới hạn chức năng. Còn những plugin không giới hạn chức năng thì họ lười cập nhật (và có thể dính mã độc).
Thiên Phong MMO đang dùng Thrive Themes, là bộ theme và plugin mạnh mẽ với nhiều tùy chỉnh linh hoạt, nhưng nó đang có giá $299 một năm, không hề rẻ đối với newbie.
Nếu mà bạn muốn làm website bán hàng (woocommerce) thì chi phí còn đắt nữa. Để tối ưu một website bán hàng (một cách tốt nhất) để tăng tỷ lệ chuyển đổi, với cả email marketing nữa thì có thể tốn đến $1500 một năm.
Còn SEO thì sao nhỉ, plugin SEO cũng đâu miễn phí đâu. Nhưng nó lại rất cần thiết. Nó giúp tạo Schema để khai báo thông tin bài viết cho Google, chức năng này khá quan trọng.
Với đa số theme và plugin, bạn sẽ phải trả thanh toán theo tháng hoặc theo năm. Và bạn phải trả tiền thì họ mới cho cập nhật, nếu plugin không cập nhật lâu dần có thể sẽ không tương thích với wordpress và gây lỗi.
Chính sách bảo vệ khách hàng lỏng lẻo
Nếu bạn sử dụng app từ Google Store, thì họ thường có những quy định nghiêm ngặt cho lập trình viên, với nhiều quy tắc bảo vệ khách hàng.
Nhưng mà với wordpress, thì quy định lòng lẻo hơn. Lập trình viên không bắt buộc phải hỗ trợ, hoàn tiền, hoặc cập nhật.
Nên có nhà phát hành tạo những plugin dễ bị hack, họ cũng lười cập nhật. Cho dù website của bạn bị hack thì họ cũng không phải chịu trách nghiệm, bạn sẽ phải tự xử lý vấn đề.
Nếu bạn mua plugin trả phí, thì lập trình viên sẽ có nhiều ngân sách hơn để liên tục cập nhật, giảm rủi ro bảo mật. Nhưng với mấy plugin miễn phí thì không chắc.
Lỗi trắng trang trong wordpress
Đây là lỗi khi website chỉ hiện trang trắng, và không hiển thị nội dung gì cả. Và bạn sẽ phải tìm ra vấn đề gây lỗi website này.
Thông thường lỗi này do đủ mọi lý do khác nhau tạo nên. Bạn sẽ phải tự xử lý, hoặc liên hệ với lập trình viên web để họ giúp bạn làm.
Một số bạn thuê người thiết kế website, nhưng họ thiết kế xong là xong, họ không có nghĩa vụ phải giúp bạn vận hành và xử lý lỗi website sau này. Vậy nên sẽ khá phiền phức.
Nhưng cũng không khó, đa số là do lỗi Php, hoặc cache, hoặc do plugin không tương thích mà thôi, tôi thấy cũng không khó sửa.
Tốc độ chậm (tốc độ không đủ nhanh)
Hiện nay nếu website load trong 3 giây chưa lên, là được tính là chậm rồi. Đặc biệt đối với mobile thì còn phải nhanh hơn nữa.
Bản thân wordpress cũng tương đối nhanh rồi, nhưng nó phải gánh cả một dãy plugin, vậy nên tốc độ của nó không thể nhanh như tên bắn, cho dù tối ưu hết mức thì cũng không nhanh được.
Nhanh để làm gì? Thường là để dùng khi chạy quảng cáo.
Có một người bạn từng nói với tôi là khi chạy quảng cáo, sẽ phải thuê người thiết kế và viết code cho landing page, tạo landing page bằng html. Như vậy landing page sẽ đạt tốc độ rất nhanh, khoảng 1 giây hoặc nửa giây.
Như vậy khi đổ tiền chạy quảng cáo vào landing page đó, nó sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên mức đáng kể.
Còn với wordpress, cho dù bạn tối ưu hết mức thì cũng khó có thể đạt tốc độ load nhanh như khi tạo landing page bằng html. Bởi vì bạn sẽ phải cài theme, với plugin hỗ trợ nữa.
Càng nhiều plugin thì website càng nặng và tốc độ sẽ giảm, nhưng nếu không có đủ plugin thì website sẽ thiếu chức năng.
Bạn cũng có thể nâng cấp máy chủ, tăng Ram và CPU để website có thể chịu tải nhiều plugin nặng, với lượng truy cập lớn.
Tổng kết
WordPress có nhiều ưu điểm rất hay mà hiếm có công cụ nào khác thay thế được. Bạn có thể bắt đầu với một blog, rồi dần dần nâng cấp lên website bán hàng, hoặc website doanh nghiệp.
Bạn hãy chú ý những nhược điểm mà tôi nói ở trên và tìm cách khắc phục nó. Đặc biệt là cái nhược điểm về việc dễ bị hack nhé. Hãy cập nhật email, thường xuyên cập nhật mật khẩu và cài plugin bảo mật.
Hết.