TheOptimizer là một công cụ tự động tối ưu quảng cáo Native ads mạnh mẽ. Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn vận dụng nó, cho dù bạn chưa mua, bạn vẫn sẽ học được nhiều điều quan trọng.
Và bạn cũng có thể áp dụng các quy tắc tối ưu của họ, hoặc là tự tạo ra những quy tắc tối ưu riêng phù hợp với các định dạng quảng cáo.
Chạy chiến dịch có thể tốn rất nhiều công sức, bạn không thể kiểm tra chiến dịch 10 phút một lần nhưng theOptimizer thì có thể.
Kết nối OutBrain và Voluum với theOptimizer.
Đăng nhập theOptimizer.
Chọn “Account Wizard” ở menu bên trái. Sau đó, ở phần “Traffic Source Setup” hãy click vào “Add new”.
Điền thông tin tài khoản OutBrain, bạn cũng cần điền mật khẩu đăng nhập. Sau đó click “Load Accounts”, chọn tài khoản OutBrain mà bạn muốn dùng, rồi click vào “Save Traffic Source”.
Tiếp theo, chúng ta cần lấy Access Key từ công cụ tracking. Đăng nhập Voluum, click vào biểu tượng setting (biểu tượng bánh răng ở góc trên) > mở tab “Security” > “ACCESS KEYS” > “Add new key”.
Đặt cho Access Key một cái tên (như là theOptimizer) sau đó nhập lại mật khẩu Voluum để xác nhận, rồi click vào “Save”.
Bạn sẽ thấy một pop up hiện lên với thông tin Access Key.
Quay lại theOptimizer. Click “Next” để tới phần “Tracker Setup” – thiết lập công cụ tracking. Click vào “Add new”, điền thông tin như hình bên dưới.
Bạn cần copy thông tin Access Key của bạn từ Voluum.
Ở chỗ “Conversion registration time reporting”, tôi chọn “Visit timestamp” bỏi vì nó sẽ cho dữ liệu chính xác để giúp chọn thời gian quảng cáo lợi nhuận trong ngày. Với “Postback timestamp” thì nó sẽ hiển thị thời gian chậm hơn so với thời gian mà OutBrain gửi người truy cập tới. Nó bị chậm bởi vì người dùng cần tốn chút thời gian để đọc thông tin trên trang landing page với trang offer…
Sau đó, click vào “Save Tracker”. Sau đó click “Next”.
Cuối cùng, chọn tên nguồn traffic OutBrain với tài khoản Voluum. Hãy đảm bảo bạn thấy có các dấu check màu xanh, giống như ảnh bên dưới. Sau đó click “Finish”.
Tuỳ chọn: Bạn cũng có thể thiết lập để nhận email thông báo quá Slack hoặc Telegram, để mỗi khi theOptimizer tạo ra thay đổi cho chiến dịch thì nó sẽ nhắn tin cho bạn. Bạn có thể thiết lập ở chỗ “Settings” – Menu bên trái.
Tạo các quy tắc cho theoptimizer
Click vào “Rules” ở Menu bên trái, sau đó click vào “+ New Rule” để bắt đầu thiết lập quy tắc trên theOptimizer.
Dưới đây là một số gợi ý để bạn có thể thiết lập quy tắc hiệu quả. Tôi muốn nhấn mạnh rằng những quy tắc dưới đây không phải là tốt nhất.
Cách tốt nhất để tạo các quy tắc, đó là bạn phải chạy chiến dịch mà không sử dụng quy tắc, sau khi thu thập dữ liệu, bạn sẽ phải phân tích thủ công để có thể biết cách tạo “quy tắc” phù hợp để có lợi nhuận tối đa.
Vậy nên, những quy tắc bên dưới có thể làm ví dụ để bạn có thể chạy những chiến dịch đầu tiên.
Ghi chú: Còn một cách để tạo quy tắc mà không cần tốn nhiều vốn vào thời điểm ban đầu. Sẽ được cập nhật ở những đoạn cuối của bài viết này.
Quy tắc của theoptimizer – các tuỳ chọn cơ bản.
Đầu tiên bạn click vào “+ New Rule” để bắt đầu thiết lập quy tắc.
Sau đó, bạn cần thiết lập các quy tắc tự động cho chiến dịch của mình.
Rule Name: Đặt tên cho quy tắc, nên đặt một cái tên dễ nhớ.
Rule Group: Tạo nhóm cho quy tắc, có thể bỏ qua lựa chọn này.
Considering data from: theOptimizer sẽ được xem xét dữ liệu trong mấy ngày gần nhất.
Rule Conditions: Để có thể thực hiện hành động, thì cần đạt điều kiện như thế nào. Bạn có thể thiết lập nhiều điều kiện. Ví dụ: Để chặn một Publisher thì cần đạt điều kiện như thế nào.
Widget Filtering: Bạn sẽ chỉ thấy lựa chọn này đối với một số quy tắc nhất định. Hiện tại nó không áp dụng được với các Section trên OutBrain, nhưng sẽ sớm thôi – bên thiết kế nói thế.
Lựa chọn này sẽ cho phép bạn áp dụng các quy tắc với một số Widget cụ thể.
Apply rule to campaigns: Chọn các chiến dịch có áp dụng quy tắc này.
Run this rule every: Tần suất cho phép theOptimizer kiểm tra điều kiện và kích hoạt quy tắc. Đầu tiên tôi đã nghĩ “tại sao không chỉnh tần suất cao nhất?”. Nhưng đó chưa chắc đã là lựa chọn tốt nhất – vì API của OutBrain cũng có thể bị giới hạn.
Quy tắc theoptimizer – những quy tắc đề xuất
Dưới đây là một số quy tắc cơ bản khi chạy chiến dịch.
Quy tắc 1: Chặn các publisher đã tốn gấp X lần hoa hồng nhưng không có chuyển đổi
Considering data from: Last 3 Days.
Run this rule every: Every 10 Minutes.
Mục tiêu của quy tắc này là để chặn các publisher không có khả năng lợi nhuận. Tuỳ theo lượng giá trị cần test mà tìm ra giá trị X phù hợp. Nếu không có nhiều giá trị cần test thì X sẽ bằng 1. Càng nhiều giá trị cần test thì X sẽ càng tăng.
Trong chiến dịch này, tôi chọn X = 4. Tức là một publisher nếu đã tốn trên 4 lần hoa hồng mà không có chuyển đổi thì sẽ bị chặn. Bạn cũng có thể chọn giá trị khác, tuỳ vào chiến thuật của mỗi người.
Với chiến thuật của mình, tôi sẽ cắt giảm placement rất mạnh tay. Như vậy thì sẽ nhanh chóng có lợi nhuận.
Sau khi có lợi nhuận, tôi sẽ bật lại các publisher/section đã tắt, để test thêm một lần nữa.
Quy tắc 2: chặn các section đã tốn gấp X lần hoa hồng nhưng không có chuyển đổi
Cũng tương tự quy tắc trên, nhưng bạn cần nhớ rằng Section là một phần của Publisher. Tức là với một Publisher thì có thể có nhiều Section.
Considering data from: Last 3 Days.
Run this rule every: Every 10 Minutes.
Tôi chọn là X = 1. Trong trường hợp không có nhiều ngân sách thì sẽ làm như vậy. Nếu bạn có đủ ngân sách thì có thể chọn X = 2.
Hoa hồng của offer tôi chọn là $5. Theo hình trên thì nếu Section đã tốn trên $5 mà không có chuyển đổi, thì theOptimizer sẽ tự động chặn Section đó.
Quy tắc 3: Chặn publisher đã tốn $X nhưng ROI < -Y%
Considering data from: Last 90 Days
Run this rule every: Every 30 Minutes
Nếu một placement “may mắn” có chuyển đổi, và thoát được quy tắc 1 và 2, nhưng sau đó lại không có lợi nhuận, thì quy tắc 3 sẽ phát hiện và chặn placement đó.
Quy tắc 3 được tạo ra để chặn những placement đó. Những placement này có lợi nhuận ban đầu, nhưng không thể lợi nhuận lâu dài. Còn có thể gọi là placement “xổ số”.
Vậy thì, dựa theo chiến thuật của mình, bạn sẽ cần chọn giá trị X và Y cho quy tắc 3.
Theo hình trên, thì tôi chọn là: Chặn publisher đã tốn $50 (10x hoa hồng) với ROI < -50%.
Quy tắc 4: Chặn các Section đã tốn $X nhưng ROI < -Y%
Cũng tương tự quy tắc trên, nhưng bạn cần nhớ rằng Section là một phần của Publisher. Tức là với một Publisher thì có thể có nhiều Section.
Considering data from: Last 7 Days
Run this rule every: Every 10 Minutes
Theoptimizer – quy tắc tối ưu
Bên trên chỉ là những quy tắc cơ bản, dưới đây sẽ là những quy tắc nâng cao quan trọng, giúp bạn tăng tối đa lợi nhuận, và tự động hoá công việc của mình.
Quy tắc 5: Tăng ngân sách chiến dịch trong giai đoạn có nhiều chuyển đổi nhất trong ngày, trong tuần
Considering data from: Today.
Run this rule every: Every 1 Hour.
Dựa trên thông tin từ affiliate network, hoặc dựa trên những thông số thu được, thì trong một ngày, sẽ có một khoảng thời gian có nhiều chuyển đổi nhất. Bạn có thể dùng quy tắc này để tăng ngân sách chiến dịch trong những khoảng thời gian đó.
Tương tự vậy, trong một tuần thì sẽ được một vài ngày có chuyển đổi tốt nhất. Bạn có thể dùng quy tắc này để tăng ngân sách chiến dịch vào những ngày đó.
Trong trường hợp của tôi, thì tôi quảng bá các offer, mà sau khi người dùng đăng ký, điền thông tin, thì sẽ có nhân viên tư vấn gọi điện cho họ và chốt đơn hàng. Vậy nên tôi chọn quảng cáo vào khoảng thời gian mà tổng đài hoạt động, khi người ta vừa điền thông tin thì sẽ nhận được điện thoại tư vấn ngay lập tức. Tỷ lệ chốt đơn sẽ cao.
Còn với quy tắc bên dưới, thì tôi sẽ làm chậm traffic vào những khung giờ mà tổng đài không hoạt động, bao gồm thời gian buổi tối và những ngày cuối tuần,.
Có thể bạn sẽ hỏi: tại sao không dừng chiến dịch vào những thời điểm đó, rồi sau đó bật lại?
Bởi vì dừng chiến dịch trên OutBrain có thể sẽ ảnh hưởng để hiệu suất chiến dịch, nó làm rối loạn thuật toán. Vậy nên thay vì dừng chiến dịch, tôi sẽ giảm ngân sách xuống còn $20/ngày.
Quy tắc 6: Giảm ngân sách chiến dịch trong giai đoạn có ít chuyển đổi trong ngày, trong tuần
Considering data from: Today.
Run this rule every: Every 1 Hour.
Tương tự quy tắc số 5. Nhưng sẽ là giảm ngân sách vào quãng thời gian ít chuyển đổi.
Quy tắc 7: Đổi giá Content Bid thành 70% EPC.
Considering data from: Last 7 Days.
Run this rule every: Every 1 Hour.
Đây là quy tắc rất mạnh mẽ, cho phép điều chỉnh giá content bid (Giá CPC của mỗi mẫu quảng cáo) thành 70% của EPC (lợi nhuận thu về của mỗi click).
Giả sử, với mỗi click bạn mua từ OutBrain, thì bạn thu về lợi nhuận là $1 cho mỗi click (EPC = $1). Thì theOptimizer sẽ tự động tăng giá click lên thành 0.7 (CPC). Để có thể chiếm nhiều traffic nhất trong khi vẫn lợi nhuận.
Tức là nếu bạn chỉnh giá bid bằng 70% EPC, thì bạn sẽ thu về 30% lợi nhuận, vì nhiều lý do nên nó sẽ không chính xác là 30%. Nhưng các quy tắc sẽ hoạt động dựa trên mục tiêu đó.
Quan trọng: Không nên sử dụng quy tắc này với chiến dịch mục tiêu “Conversion” trên OutBrain, vì thuật toán của OutBrain đã tự động tối ưu rồi. Nếu bạn vừa sử dụng thuật toán của theOptimizer, vừa sử dụng thuật toán của OutBrain, thì nó sẽ khá phức tạp.
Nếu bạn chọn mục tiêu chiến dịch là “Traffic” – thì quy tắc này sẽ rất hữu ích.
Quy tắc này sẽ hiệu quả khi bạn có ít nhất một mẫu quảng cáo với EPC tốt. Khi đặt CPC = 70% EPC thì bạn sẽ chiếm được rất nhiều traffic.
Ngược lại, nếu CPC quá thấp, chiến dịch không nhận được nhiều traffic, không nhận được traffic từ những placement chuyển đổi tốt nhất, thì tạm chưa nên dùng quy tắc này.
Trong trường hợp đấy, bạn nên tối ưu chiến dịch để tăng EPC, rồi mới áp dụng quy tắc 7.
Ở chỗ “Do not allow the Bid to be lower than” thì bạn có thể chỉnh giá bid tổi thiểu, để vẫn có thể nhận được traffic.
Và để an toàn, thì bạn cũng nên chỉnh giá bid tối đa, phòng trường hợp quảng cáo tiêu quá nhiều ngân sách hơn mức cần thiết. Chỉnh ở chỗ “Do not allow the Bid to be higher than”.
Nếu bạn không thấy cái quảng cáo nào có EPC cao, thì có thể là do mẫu quảng cáo quá tệ, hoặc là do offer, landing page quá kém. Trong trường hợp này, bạn phải tìm xem vấn đề là gì, có thể cần test thêm các mẫu quảng cáo, landing page, hoặ offer.
Tại đây, mặc dù tôi biết OutBrain có traffic tốt, nhưng vẫn phải đề phòng những sự cố tiềm ẩn.
Và tiện thể nhắc luôn, là theOptimizer sẽ có thể bị chậm thông số từ 2 – 4 giờ. Vì lý do này, nếu bạn cần xem thông số được cập nhật liên tục thì phải vào OutBrain hoặc Voluum.
Quy tắc 8: Thay đổi giá bid của Section thành 70% EPC
Considering data from: Last 7 Days.
Run this rule every: Every 1 Hour.
Tương tự quy tắc số 7, nhưng sẽ áp dụng cho giá CPC của các Section. Nhắc lại, không nên sử dụng quy tắc này với chiến dịch có mục tiêu “chuyển đổi” – bởi vì đã có thuật toán của OutBrain xử lý rồi.
Nếu bạn tìm được một vài Section với EPC cao, thì quy tắc này là quá hợp. Nhưng nếu bạn không tìm được Section với EPC tốt, thì hãy xem lại mẫu quảng cáo, landing page, offer.
Nếu bạn có 1 – 2 mẫu quảng cáo có hiệu suất tốt, thì hãy loại bỏ hết các mẫu quảng cáo không hiệu quả, để đạt EPC cao nhất, sau đó mới nên áp dụng quy tắc này.
Báo cáo từ theoptimizer
Để xem theOptimizer đã tự động chỉnh sửa chiến dịch như thế nào, thì hãy vào phần “System Activity” ở menu bên trái.
Bạn có thể lọc ra ngày cụ thể, chọn những quy tắc cụ thể, hoặc những chiến dịch, Section cụ thể…
Ở cuối trang báo cáo, bạn sẽ tìm thấy một cái nút cho phép bạn tải CSV hoặc Excel. Nếu bạn muốn nhận tất cả dữ liệu, thì hãy chỉnh số hàng mặc định từ 10 thành 1000.
Bí quyết giúp theoptimizer tự động làm 99% công việc – cập nhật từ platium
Như đã nói bên trên, thì cách tốt nhất để tạo quy tắc là chạy một chiến dịch không sử dụng quy tắc, sau đó thống kê dữ liệu và tạo ra những quy tắc phù hợp nhất với offer.
Tuy nhiên, nếu làm như thế thì bạn sẽ tốn khá nhiều tiền để thu thập dữ liệu và tạo quy tắc.
Một cách tốt nhất là lấy thông tin từ affiliate network, dựa trên những thông tin đó, bạn có thể dự đoán giá bid phù hợp để có chiến dịch hoà vốn trong giai đoạn đầu.
Bạn hãy sử dụng máy tính này để tính toán và đưa ra dự đoán.
Quy tắc chặn section
Sau khi bạn chạy một ít traffic, bạn cần để ý xem hiệu suất của offer như thế nào. Hoặc bạn có thể xem xét thông tin hiệu suất mà bạn lấy được từ affiliate network.
Bạn sẽ thấy rằng, cần phải kéo một lượng click tối thiểu vào landing page để có thể hoà vốn, hoặc đạt được ít nhất một chuyển đổi.
Ví dụ:
Như offer trên, thì chúng ta cần ít nhất 76 click vào landing page để tạo được 4 chuyển đổi thì sẽ gần như hoà vốn (-8% ROI).
Vậy nên, trong trường hợp này, chúng ta có thể tạo quy tắc chặn section như sau:
Có một cách để vượt qua tình trạng báo cáo chậm trên OutBrain, đó là thay Traffic Source Clicks bằng Tracker Clicks (là lượt truy cập link campaign).
Nhưng khi bạn sử dụng Tracker Clicks thì nên tăng ngưỡng một chút. Như là từ 30 lên 50. Bằng cách này, nếu chiến dịch của bạn gặp click tặc từ bot, hoặc từ công cụ thu thập dữ liệu, thì bạn sẽ vẫn có 30 click hợp lệ từ nguồn traffic.
Quy tắc thay đổi giá bid
OutBrain có giới hạn số lần thay đổi giá bid cho mỗi chiến dịch. Vậy nên bạn cần chú ý, điều này rất quan trọng.
Vậy nên, tần xuất thay đổi giá bid càng thấp, thì thuật toán của OutBrain sẽ dễ dàng sử lý hơn.
Dưới đây là Phân cấp đấu giá bid trong OutBrain:
Cấp độ chiến dịch > Cấp độ Section > Cấp độ mẫu quảng cáo.
Chỉ có tác dụng qua API.
Nếu tôi đoán đúng, thì giá bid của quảng cáo sẽ ghi đè lên giá bid của Section, và giá bid Section sẽ ghi đè lên giá bid của chiến dịch.
Thay đổi giá bid ở cấp độ Section
Như quy tắc 7, thì bạn có thể chỉnh giá bid bằng 70% của EPC. Hoặc bạn có thể điều chỉnh dựa trên chiến thuật riêng, dựa trên những tính toán thu được.
Ghi chú: Muốn tính EPC chính xác thì cần dựa trên doanh thu nhận được theo công cụ tracking, và dựa trên lượng click đã mua từ OutBrain.
Nếu offer của bạn đã có chuyển đổi, và những chuyển đổi đó đến từ một nhóm các Section với nhiều EPC, ROI khác nhau… vậy thì khi đổi giá bid, bạn cần thêm một số điều kiện EPC và ROI riêng cho từng nhóm.
Ví dụ:
Các Section D, E, F, J có EPC từ $0.4 – $0.8. Trong khi các Section W, X, G, T lại có EPC từ $1.6 đến $2.3.
Trong trường hợp đó, cách tốt nhất là nên chia ra thành hai nhóm và tạo hai quy tắc khác nhau cho các nhóm Section đó. Chứ không nên cho tất cả vào cùng một quy tắc.
Quy tắc đầu tiên:
Quy tắc thứ hai:
Chỉnh cả hai quy tắc về tần suất: Run this rule every: 1 Hour.
Theo như hình trên thì cứ hai lần một tuần, vào 11 giờ trưa thứ 3 và thứ sau, các quy tắc sẽ tự động kích hoạt và điều chỉnh EPC hợp lý.
Thay đổi giá bid ở cấp độ quảng cáo.
Cũng giống như việc thay đổi giá bid ở cấp độ Section, thì làm cũng khá tương tự.
Nếu cần thiết, bạn có thể thêm số liệu CPA vào để đảm bảo không rời xa khỏi giá trị CPA nhắm tới.
Tóm lại, khi thiết lập một chiến dịch tự động trên OutBrain (hoặc ở các nguồn traffic khác), thì quan trọng là phải hiểu cách hệ thống điều chỉnh giá bid như thế nào.
Ví dụ, nếu ta có giá bid cấp chiến dịch là $0.45, thì thuật toán OutBrain sẽ có thể tăng nó lên 150%, hoặc giảm xuống 50% để có thể đạt mục tiêu chiến dịch, với ROI dương.
Khi bạn hiểu điều này, bạn có thể bắt đầu khám phá các chiến lược điều chỉnh giá bid, và cũng tránh tốn quá nhiều tiền trong giai đoạn ban đầu, gia đoạn mà thuật toán còn đang “khám phá” chiến dịch.