Trong phần này, tôi sẽ tập trung viết về cách tạo quảng cáo native Ads hiệu quả.
Tại Thông Thiên Phong, hiện tại đã có rất nhiều bài viết về chủ đề viết quảng cáo – copywriting. Bạn có thể mở lại để tham khảo nhé.
Trong tương lai, có thể sẽ có thêm một số bài viết về thủ thuật viết quảng cáo, tạo banner chuyên sâu.
Quy tắc quảng cáo trên OutBrain
Một chiến dịch được cho phép tối đa 50 mẫu quảng cáo. OutBrain khuyến khích nên test 10 – 15 mẫu quảng cáo một lần.
Mỗi quảng cáo sẽ gồm hai phần:
1. Tiêu đề: Tối đa 150 ký tự. OutBrain khuyến khích nên để dưới 80 ký tự, nếu vượt quá 80 ký tự thì tiêu đề có thể sẽ không hiển thị đầy đủ.
2. Hình ảnh: Kích thược tối đa 2.5MB một hình ảnh. Kích thước đề xuất là 1200 x 800 px.
CTR là rất quan trọng để đạt được một chiến dịch thành công.
Khi mua traffic trên OutBrain, bạn sẽ tham gia đấu giá quảng cáo với những nhà quảng cáo khác, và hai yếu tố chính quyết định sự thắng bại trong phiên đấu giá là CTR và CPC.
Tức là nếu bạn có một mẫu quảng cáo với CTR cao, bạn sẽ thắng được rất nhiều traffic, ngay cả khi giá CPC thấp. Hãy ghi nhớ điều này khi tạo quảng cáo.
Lấy ý tưởng tạo quảng cáo
Sau khi tìm kiếm trên Adplexity, bạn sẽ tìm được những kết quả khá khả quan. Hãy viết ra một số tiêu đề quảng cáo, động não xem sẽ dùng loại hình ảnh như thế nào.
Ví dụ tiêu đề:
-Born Before 1961? Claim These [X] Seniors Rebates Now
–Seniors Over [X] Should Claim These Benefits
–[X] Discounts Seniors Get Only If They Know
Nếu có thể, bạn nên giữ tiêu đề ngắn hơn 80 ký tự. Dựa trên kinh nghiệm của tôi với quảng cáo Display, thì tiêu đề ngắn thì thường hiệu quả hơn. Có thể là do dễ đọc hơn, dễ hiểu hơn.
Bạn cũng có thể tự test xem tiêu đề ngắn hiệu quả hơn, hay tiêu đề dài sẽ hiệu quả hơn. Nhưng tôi khuyên bạn nên thêm một số tiêu đề dưới 50 ký tự để test.
Một điều đáng lưu ý nữa đó là Outbrain có chức năng “tiêu đề động”. Tức là tiêu đề sẽ tự thay đổi, phụ thuộc vào quốc gia/khu vực/ thành phố của người dùng.
Dựa trên kết quả test của tôi, thì tiêu đề động sẽ giúp tăng CTR tốt hơn.
Hình ảnh ví dụ:
- Một người cao tuổi đang cầm tờ check, hoặc hoá đơn.
- Tiền mặt.
- Một hình ảnh không liên quan – Bảng hiệu McDonald với một mái vòm duy nhất.
Khi chạy các loại quảng cáo display, bạn cần tạo thói quen test các hình ảnh “viral”. Đó là những hình ảnh rất thu hút sự chú ý, và dụ dỗ người ta click. Cũng có thể gọi là Clickbait.
Nhưng cũng phải cảnh báo bạn một chút: Mặc dù chúng có thể giúp bạn có CTR cao, nhưng tỷ lệ chuyển đổi chưa chắc đã cao. Nhiều click những sẽ ít khách hàng.
Nhiều nguồn traffic, bao gồm OutBrain, sẽ kéo nhiều traffic tới những mẫu quảng cáo có CTR cao. Vậy nên nếu bạn có hình ảnh viral, thì hãy để mắt đến ROI. Cũng có thể mẫu quảng cáo tốn nhiều ngân sách, nhưng không chuyển đổi tốt.
Và bạn nên dùng những tiêu đề quảng cáo từ Adplexity để làm ý tưởng tạo quảng cáo, chứ không nên copy y nguyên.
Trên Adplexity, tôi thường tìm kiếm rộng, nhiều từ khoá khác nhau, để xem những mẫu quảng cáo nào đang nhận được nhiều traffic nhất. Sau đó tôi sẽ học cách viết quảng cáo của họ.
Ví dụ, có một mẫu quảng cáo viết rằng “You Won’t Believe the Story Behind This Shot!” – thì tôi có thể dùng ý tưởng của họ, và tạo một mẫu quảng cáo như “Seniors Won’t Believe How Much They Can Save With These [X] Discounts!” (đây chỉ là ví dụ để cho bạn hiểu thôi, chứ không phải mẫu quảng cáo tốt nhất).
Vậy bạn hãy nhìn vào các quảng cáo đang nhận được nhiều traffic nhất, áp dụng cấu trúc câu, và cách dùng từ của họ, để tạo ra những mẫu quảng cáo có liên quan tới offer mà bạn đang quảng bá.
Lấy hình ảnh ở đâu
Vậy chúng ta sẽ lấy hình ảnh quảng cáo ở đâu, lấy hình ảnh cho landing page ở đâu?
Một lưu ý ở đây đó là mọi hình ảnh đều có bản quyền, hãy đảm bảo bạn có quyền sử dụng hình ảnh. Tôi không phải luật sư, nhưng tôi biết rằng vi phạm bản quyền hình ảnh là không đúng, gặp kiện tụng thì không hay.
Vậy nên, sau đây tôi sẽ cố gắng đưa ra những gợi ý tìm hình ảnh tốt nhất.
Tôi biết nhiều affiliate toàn lấy hình ảnh trên công cụ spy – tôi cũng không biết mức độ rủi ro pháp luật của nó. Nhưng tôi thì thích chơi an toàn, và chỉ sử dụng những hình ảnh mà tôi có quyền sử dụng. Hơn nữa, OutBrain cũng yêu cầu sử dụng hình ảnh bản quyền.
Dưới đây là một số cách tìm hình ảnh:
1. Hình ảnh mà bạn nhận được từ affiliate network, chủ offer, người sở hữu dịch vụ, sản phẩm mà bạn quảng bá.
2. Hình ảnh Google.
Vào Google, dùng từ khoá để tìm kiếm, click vào tab “Images” > rồi click vào “Tools” > click vào “Usage Rights”. Sau đó, nếu bạn không định chỉnh sửa hình ảnh thì có thể chọn “Labeled for Reuse”, còn nếu bạn muốn chỉnh sửa hình ảnh thì có thể chọn “Labeled for reuse with modification”.
Ghi chú: Ngay cả khi bạn không định chỉnh sửa hình ảnh, bạn vẫn nên loại bỏ metadata, và điều chỉnh kích thước, cũng có thể phóng to một chút.
3. Ảnh miễn phí. Tham khảo các nguồn ảnh miễn phí như Pixabay, Unflash.
Có một trang mới đó là Needpix.com
4. Mua ảnh trả phí. Đây là một số trang bán ảnh giá rẻ.
Evanto Elements – Đây là trang web tốt nhất mà tôi tìm được – có một lượng lớn ảnh, video, audio…
123rf.com – Tôi thích gói trả phí “On Demand Credits” – khi nào tôi không tìm được ảnh trên Evanto thì tôi qua trang này để tìm.
Nên test bao nhiêu mẫu quảng cáo
Như đã đề cập bên trên, thì OutBrain khuyến khích chúng ta nên test 10 – 15 mẫu quảng cáo một lúc.
Lần đầu tôi test thử, tôi đã đăng 7 tiêu đề, mỗi tiêu đề làm 2 – 3 bức ảnh. Tôi tải lên 20 mẫu quảng cáo, và trong một thời gian ngắn, tôi đã phải cho dừng ¾. Tôi nhận ra rằng ngân sách 1000 đô là không đủ.
Để cho thuật toán của OutBrain hoạt động, thì ta cần gửi đến một lượng traffic tương đối, cho tới khi thuật toán hiểu ra là mẫu quảng cáo nào hiệu quả nhất. Khi đó, nó sẽ kéo nhiều traffic tới những mẫu quảng cáo hiệu quả, và giảm traffic đến những mẫu quảng cáo không hiệu quả.
Vậy nên, càng test nhiều quảng cáo, bạn càng cần nhiều ngân sách.
Mặt khác, bạn càng test nhiều, thì khả năng tìm được mẫu quảng cáo lợi nhuận sẽ càng cao.
Vậy nên cần phải biết cân bằng ngân sách.
Một cách mà bạn có thể áp dụng: Đăng rất nhiều quảng cáo, kéo một chút traffic, sau đó dừng các quảng cáo có CTR thấp. Với cách này thì bạn có thể nhanh chóng tìm được các mẫu quảng cáo có CTR cao nhất, nhưng lại có hai nhược điểm:
1. Mẫu quảng cáo có thể không nhận đủ lượng hiển thị, chưa thể biết được là có hiệu quả hay không.
2. Bạn sẽ có rủi ro khi loại bỏ nhầm các mẫu quảng cáo CTR hơi thấp nhưng lại có CR cao.
Trong phần nhập môn, có hướng dẫn bạn tính toán và cắt giảm mẫu quảng cáo hợp lý, nếu chưa nắm vững, bạn có thể vào để xem lại.
Lúc ban đầu, thì tôi đề nghị bạn nên áp dụng các gợi ý của OutBrain, đó là 10 – 15 mẫu quảng cáo. Chọn 5 tiêu đề hoặc ít hơn, chọn 10 hình ảnh hoặc ít hơn. Sau đó kết hợp chúng, và tạo ra 10 – 15 mẫu quảng cáo.
Thiết lập chiến dịch trên outbrain
Trong phần này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo chiến dịch trên OutBrain, đồng thời tôi cũng giải thích một số tuỳ chọn target, và đưa ra một số ví dụ thực tiễn.
Tại đây tôi cũng muốn cảm ơn Bryan Hernandez – một giám đốc của OutBrain. Anh ấy đã rất kiên nhẫn, cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin khi tôi bắt đầu. Chúng tôi đã có nhiều cuộc nói chuyện điện thoại, anh ấy cũng trả lời rất nhiều câu hỏi của tôi qua Skype. Chuỗi bài viết này sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự trợ giúp của anh ấy.
Tôi muốn chỉ ra rằng một số lựa chọn trong tài khoản của tôi có thể sẽ khác với của bạn. Tôi cảm giác rằng một số tài khoản quảng cáo có thể có các lựa chọn target khác của tôi. Không những thế, nếu sau này họ có cập nhật thì giao diện cũng có thể khác, nhưng tôi cũng sẽ cập nhật bài viết này. Nếu bạn có thắc mắc điều gì, hãy liên hệ với support của OutBrain.
Dưới đây là các bước thiết lập chiến dịch! Đầu tiên là đăng nhập vào OutBrain, click vào “Campaigns” ở menu bên trái, sau đó click “Add Campaign”.
Hiểu về placement trên OutBrain
Về placement thì các nguồn traffic thì có những cách gọi khác nhau. Với OutBrain, thì họ gọi là “Publisher” và “Sections”.
Một Publisher là một website, app. Ví dụ: theHill.com.
Một Section là một phần của publisher. Vì trên một publisher có thể có nhiều Section. Ví dụ, trang theHill.com có nhiều sections, bao gồm “Opinion”, “Senate”, “House”, “Administration”, “Campaign”, và một số khác.
Tên chiến dịch
Bạn cần đặt cho chiến dịch một cái tên. Tốt nhất là đặt một cái tên dễ nhớ, bởi vì nếu bạn chạy vài chục chiến dịch thì thì sẽ rất rối mắt.
Một cái tên có thể bao gồm: Ngách, ngày tháng, đối tượng target, quốc gia, thiết bị target,… Đừng nghĩ quá nhiều, bạn có thể thay đổi tên chiến dịch bất kỳ lúc nào.
Mục tiêu chiến dịch
Đa số trường hợp thì nên chọn “Traffic” hoặc “Conversions”.
Traffic: OutBrain sẽ cố gắng kéo nhiều click nhất có thể.
Conversions: OutBrain sẽ cố gắng kéo nhiều chuyển đổi nhất có thể.
Đối với chiến dịch này, tôi sẽ chọn mục tiêu chiến dịch là “Conversions”.
Định dạng quảng cáo.
Để cho đơn giản, lúc đầu bạn nên chọn “Single” – trừ phi bạn đã có kinh nghiệm với quảng cáo carousel.
Ngân sách quảng cáo
Chiến thuật đấu giá: Bạn sẽ nhìn thấy hai lựa chọn.
Semi Automatic: OutBrain sẽ gửi nhiều traffic từ các “sections” đem lại chuyển đổi cao nhất cho chiến dịch. Thông thường sẽ là giá bid mặc định mà bạn đã đưa ra, nhưng đôi khi có thể sẽ là giá bid cao hơn một chút, để có thể kéo traffic từ những section nhiều chuyển đổi nhất.
Cao hơn tức là như thế nào? Tối đa sẽ bằng “Max CPC limit” mà bạn thiết lập.
Fully Automatic: trong khi “Semi Automatic” chỉ cho phép thuật toán phân tích các sections, thì “Fully Automatic” sẽ cho phép thuật toán điều chỉnh giá bid cho các mẫu quảng cáo. Và “Fully Automatic” cũng cho phép thuật toán thay đổi giá bid mặc định.
Với “Fully Automatic”, OutBrain cũng tự động tìm kiếm khoảng thời gian lợi nhuận nhất trong ngày để kéo traffic.
Bryan khuyên tôi dùng “Semi-Automatic” cho những chiến dịch đầu tiên. Bạn cũng có thể làm tương tự.
Conversions: Lựa chọn này sẽ xuất hiện nếu bạn chọn mục tiêu chiến dịch là “Conversion”. Bạn hãy chọn cái tên tracking mà bạn đã thiết lập trong phần trước.
Cost per Click (CPC): Nếu bạn có một người trợ lý từ OutBrain, thì hãy xin họ bảng giá bid được cập nhật mới nhất – “up-to-date values for competitive bids”. Nếu bạn không có trợ lý từ OutBrain, thì có thể áp dụng cách sau:
Đối với traffic desktop: $0.75 – 0.85 (trước covid), nhưng gần đây giá đã giảm: $0.55 – 0.75 là được.
Đối với traffic mobile: $0.45-0.55 (trước covid), nhưng gần đây giá đã giảm: $0.35-0.40 là được.
Hãy thoải mái học hỏi, khám phá giá bid, nhưng nếu bạn để giá bid thấp, thì bạn sẽ không nhận được nhiều traffic từ các placement chất lượng.
Trong vòng 48 giờ chạy chiến dịch mới, thì thuật toán của OutBrain sẽ ở chế độ “học hỏi”. Trong giai đoạn ấy, bạn cần đặt giá bid cao và nhanh chóng tối ưu. Ngân sách hằng ngày không dưới $50, và đặt giá CPC cao để tìm các placement có CTR tốt.
Max CPC limit: Chỉ có tác dụng khi bạn chọn một chiến dịch mục tiêu chuyển đổi, và “Semi Automatic”. Bryan đã khuyến khích tôi để mặc định là 100%.
Anh ấy bảo tôi rằng thuật toán của OutBrain khá thận trọng, do đó CPC sẽ không thay đổi nhiều.
Run Experiment: Chức năng chạy thử nghiệm có thể sẽ không có trên tài khoản của bạn.
Chức năng này sẽ cho phép bạn test A/B giữa:
1. Semi Automatic và Fully Automatic.
2. Chiến dịch mục tiêu traffic và chiến dịch mục tiêu chuyển đổi – conversion.
Đối với chiến dịch đầu tiên, thì theo như gợi ý từ Bryan, tôi đã chọn là 70% (70% tối ưu theo chuyển đổi, 30% tối ưu theo traffic).
Sau khi tôi chạy hết ngân sách cho chiến dịch đầu tiên, thì thử nghiệm này vẫn chưa hoàn thành. Nhưng dựa theo kết quả thu được, thì doanh thu từ Semi-Automatic cao gấp 2.5 lần so với standard traffic (250%).
Nếu bạn cần thêm thông tin, hãy tham khảo bài viết này.
Về phương pháp tối ưu trên OutBrain
Dựa trên những lần test sơ bộ, thì Conversions” + “Semi Automatic” đem lại kết quả tốt hơn so với tuỳ chọn nhắm mục tiêu vào traffic.
Tôi chưa thử “Fully Automatic” vậy nên tôi cũng chưa thể nói trước được, nhưng “Semi Automatic” có vẻ hiệu quả.
Theo như tôi thấy, thuật toán OutBrain đã làm đúng nghĩa vụ của nó, nhưng mà nó hơi quá thận trọng – tức là nó cần nhiều dữ liệu rồi mới có thể đưa ra quyết định.
Nếu đứng ở góc độ cần thông tin chuẩn xác, thì điều này rất tốt. Nhưng nếu bạn có ít ngân sách để test, thì điều này không ổn. Nhưng mà bạn hãy cố gắng vận dụng thuật toán đó.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có ngân sách thấp, và cũng chỉ muốn kéo một ít traffic để xem nên target vào các publisher nào – thì tôi đề nghị bạn nên cắt giảm mạnh tay hơn so với thuật toán OutBrain.
Ví dụ, bạn có thể cắt giảm các placement không lợi nhuận một cách thủ công, sau khi chúng đã tiêu hết một lượng ngân sách hạn định.
Đương nhiên là sau khi có lợi nhuận thì bạn có thể bật lại các placement đã cắt giảm để test lại một lần nữa. Hình thức tối ưu thủ công kiểu này nếu làm bằng tay sẽ rất mệt, nhưng bạn có thể sử dụng theOptimizer để nó tự động tối ưu.
Loại ngân sách
OutBrain khuyến khích nên có ít nhất $250 một ngày để có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên để $50/ngày trong ngày đầu tiên, sau đó là $100/ngày trong những ngày tiếp theo. Như vậy bạn có thể nhanh chóng loại bỏ các placement không lợi nhuận. Dưới đây là ưu điểm của phương pháp này:
- Ngân sách thấp để bạn có thể đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt: tracking đã thiết lập đúng…
- Bạn cũng có thể cắt giảm placement thủ công. Đôi khi thông số của OutBrain sẽ bị chậm 2 – 4 giờ, vậy nên khi kéo một ít traffic, thì bạn có thể cắt giảm hiệu quả hơn.
Sau khi bạn cắt giảm các mẫu quảng cáo, các placement không lợi nhuận, thì bạn có thể bắt đầu tăng giá bid. Có thể trên $250 một ngày.
Đối với quảng cáo tại Mỹ, thì $250 một ngày cũng không có gì to tát. Vì nó có tiềm năng đem lại cho bạn hơn $1000/ngày.
Nếu bạn giữ cho chiến dịch chạy cả ngày, bạn sẽ có thêm nhiều dữ liệu, bạn sẽ biết được quảng cáo có chuyển đổi tốt nhất vào khoảng thời gian nào trong ngày .
Vậy nên, nếu ngân sách hàng ngày bạn để quá thấp, chưa hết ngày mà đã hết ngân sách, thì hãy target vào khoảng thời gian lợi nhuận nhất trong ngày. Trên OutBrain có chức năng “Schedule”, trên theOptimizer cũng có.
Nếu bạn không biết chiến dịch sẽ lợi nhuận nhất vào khung thời gian nào, thì bạn có thể kéo traffic vào khoảng 8 giờ sáng, hoặc khoảng 5 giờ chiều. Đó là theo kinh nghiệm của tôi, vì tôi thấy rằng buổi sáng và chập tối là những khung giờ “an toàn nhất”.
Hãy nhớ tầm quan trọng của giai đoạn “khám phá” – nhớ rằng không nên để ngân sách dưới $50 để thuật toán OutBrain có đủ dữ liệu để phân tích. Ngày đầu tiên có thể để $50 và nhanh chóng cắt giảm placement, sau đó bạn có thể tăng lên $100.
Lưu ý rằng nó có thể sẽ chạy quá ngân sách khoảng 20%.
Pacing: Bạn nên để mặc định là “Accelerated”. OutBrain sẽ kéo nhiều traffic nhanh nhất có thể, cho tới khi hết ngân sách hàng ngày (có thể vượt 20%) rồi sẽ dừng lại.
Schedule – lịch trình
Start Date: Bạn có thể chọn ngày bắt đầu “Set dates” hoặc là cho nó chạy luôn “Run continuously”. Tôi thì chọn “Run continuously” – sẽ dừng chiến dịch khi thấy không còn tiềm năng.
Một lưu ý nhỏ về việc dừng chiến dịch: thuật toán của OutBrain không thể xử lý tốt việc dừng chiến dịch, vậy nên bạn không nên bật tắt thất thường. Và làm vậy sẽ làm giảm hiệu suất. Nếu bạn dừng chiến dịch, sau đó chạy lại, thì bạn có thể sẽ không thấy hiệu suất như lúc trước. Bạn nên nhân bản chiến dịch để hạn chế tình trạng này.
Start Time: bạn có thể hẹn giờ để chiến dịch chạy vào một khoảng thời gian nào đó trong ngày, cũng có thể chọn ngày trong tuần.
Target – nhắm mục tiêu
Location: là quốc gia, khu vực mà bạn nhắm tới.
Advanced Audience Targeting: bạn có thể target theo sở thích, và tạo tệp lookalike audiences, tương tự với quảng cáo Facebook.
Placement
Platform/OS/Browser: Tương tự với nền tảng traffic khác, nên tôi sẽ không nhắc lại. Tôi chọn target vào mobile vì nó rẻ hơn, với ngân sách thấp, tôi sẽ thu thập dữ liệu nhanh nhất có thể.
Nếu bạn có ngân sách lớn, thì hãy nghiên cứu trên Adplexity để xem thiết bị mà người ta đang target.
Để có kết quả tốt nhất, hãy tìm những chiến dịch nhận được nhiều traffic nhất trong vài ngày vừa qua.
Bạn cũng không nên target vào cả thiết bị mobile và desktop trong cùng một chiến dịch. Vì giá bid quảng cáo trên hai thiết bị này rất khác.
Bryan cho tôi biết rằng trên thiết bị tablet thì thường có tỷ lệ chuyển đổi thấp. Vậy nên nếu bạn chạy chiến dịch lần đầu, thì không nên target vào tablet – trừ chiến dịch scale thì có thể cân nhắc.
Outbrain Extended Network: còn được viết tắt là OEN. Với lựa chọn này, bạn có thể chạy quảng cáo trên Fox News và rất nhiều publisher chất lượng khác. Tuy nhiên, Bryan khuyên là trong những chiến dịch ban đầu thì không nên chọn chức năng này, để giữ cho lượng publisher thấp. Khi bạn muốn scale thì có thể bật chức năng này để kéo lợi nhuận lớn.
Adblock: nên loại trừ, không quảng cáo tới người dùng Adblock. Vì traffic cũng tương tự nhau.
Tracking
Suffix:
Lấy link campaign URL trên Voluum, rồi copy cái phần đằng sau dấu “?”, rồi điền vào.
Ví dụ, nếu link campaign URL của bạn như vầy:
https://campaigndomain.com/12345678-1234-1234-1234-123456789012?campaign_id={{campaign_id}}&publisher _id={{publisher_id}}&publisher_name={{publisher_na me}}&ad_id={{ad_id}}&ad_title={{ad_title}}§ion _id={{section_id}}§ion_name={{section_name}}&r eq_id={{req_id}}&promoted_link_id={{promoted_link_ id}}&time_stamp={{time_stamp}}&ob_click_id={{ob_cl ick_id}}
Thì hãy điền đoạn sau vào Suffix:
campaign_id={{campaign_id}}&publisher_id={{publish er_id}}&publisher_name={{publisher_name}}&ad_id={{ ad_id}}&ad_title={{ad_title}}§ion_id={{section _id}}§ion_name={{section_name}}&req_id={{req_i d}}&promoted_link_id={{promoted_link_id}}&time_sta mp={{time_stamp}}&ob_click_id={{ob_click_id}}
3rd Party Pixels: bạn có thể chèn pixel của Facebook hoặc Google. Nếu bạn đã cài đặt Facebook pixel trên landing page, thì cũng không cần điền vào đây.
Cuối cùng, click vào “Next: Content”.
Nếu bạn thấy cái pop up này hiện lên, nhưng bạn đã chèn postback URL của OutBrain vào Voluum rồi, thì bạn có thể bỏ qua.
Bấm vào “Got it” để tiếp tục.
Thêm nội dung quảng cáo.
Ở chỗ “URL/RSS” – để mặc định chọn URL.
Ở chỗ viết “Enter your content’s URL” – thì điền phần đầu tiên của link campaign URL (tới đấu “?”)
Ví dụ, nếu campaign URL như vầy:
https://campaigndomain.com/12345678-1234-1234-1234-123456789012?campaign_id={{campaign_id}}&publisher _id={{publisher_id}}&publisher_name={{publisher_na me}}&ad_id={{ad_id}}&ad_title={{ad_title}}§ion _id={{section_id}}§ion_name={{section_name}}&r eq_id={{req_id}}&promoted_link_id={{promoted_link_ id}}&time_stamp={{time_stamp}}&ob_click_id={{ob_cl ick_id}}
Thì bạn hãy điền đoạn này:
https://campaigndomain.com/12345678-1234-1234-1234-123456789012
Bỏ chọn ở chỗ “Load image and title from URL”.
Nếu bạn thấy có thông báo “Something went wrong with your content submission. Please try adding the URL again. Read our FAQ for additional information.” Thì tức là bởi vì trên landing page của bạn không có các trang Privacy, Contact, Term, và không có thông tin liên hệ hợp pháp.
Nếu bạn đã cung cấp đủ thông tin nhưng nó vẫn hiện thông báo này, thì hãy liên hệ với đội hỗ trợ của OutBrain.
Ở chỗ “Site Name” – điền tên miền của landing page. Nó sẽ hiển thị tên miền trong mẫu quảng cáo, bạn có thể xem phần “xem trước” ở bên phải.
Tiếp theo, điền tiêu đề quảng cáo vào phần “Title”, và upload các hình ảnh trong phần “Image”. Nếu bạn điều nhiều tiêu đề và hình ảnh, OutBrain sẽ giúp bạn tự động tạo các cặp đôi tiêu đề + hình ảnh. Bạn sẽ thấy chúng xuất hiện ở cột bên trái.
Bạn cũng có thể click vào “+ New” để điền một số cặp tiêu đề + hình ảnh mới.
OutBrain có chức năng “tiêu đề động”. Nếu bạn muốn chèn tiêu đề động, thì hãy gõ “${“ sau đó nhập token bạn muốn, sau đó đóng lại bằng “}$”.
Nhắc nhở: OutBrain khuyến khích nên test 10 – 15 mẫu quảng cáo một lúc. Và sau khi các mẫu quảng cáo được đăng, bạn sẽ không thể chỉnh sửa. Tuy nhiên bạn có thể cho dừng các mẫu quảng cáo đấy.
Sau khi bạn đã thiết lập xong, thì click vào “Submit”.
Upload danh sách blacklist
Nếu bạn đã có một danh sách blacklist từ trợ lý OutBrain, thì đây là cách upload:
Click vào “Campaigns” ở menu trái > chọn vào tab “By Publisher”, hoặc tab “By Section”. Sau đó click Import > Excludes > Upload.
Nếu danh sách lớn hơn số lượng cho phép upload, thì hãy liên hệ để họ giúp tăng giới hạn.
Nếu bạn không nhận được danh sách đó, cũng đừng lo. Ở các bài sau tôi sẽ chỉ cho bạn một số bí quyết tối ưu.
Sau khi đăng quảng cáo, bạn sẽ phải đợi cho họ duyệt chiến dịch OutBrain, thông thường sẽ mất một ngày. Trong thời gian đó, bạn có thể thiết lập theOptimizer. Sẽ được đề cập trong phần 3.