Critical Number – Chiến thuật kinh doanh mà Facebook và Netflix sử dụng

Cập nhật: 25/09/2023
Danh mục: Kinh Doanh
2 1

Khi bạn điều hành một công việc kinh doanh, bạn sẽ cảm thấy như có cả nghìn việc phải làm.

Bạn cố gắng tăng doanh thu, bạn suy nghĩ những đối sách tốt nhất. Nhưng mỗi khi có cuộc họp thì lại thấy như bị mắc kẹt, vì những người khác đưa ra đủ mọi ý tưởng khác nhau làm bạn chóng mặt. 

Khi bạn có một team, thì sẽ có cảm giác như đang cố gắng chèo thuyền về phía trước, nhưng đồng đội lại đang chèo thuyền theo hướng khác.

Một năm thấy có quá nhiều việc, nhưng tới cuối năm vẫn chả thấy có gì tiến bộ đáng kể.

Vậy làm sao để đưa công ty tiến mạnh lên phía trước?

Tập trung vào yếu tố quan trọng: Critical Number

Cách tốt nhất là chọn ra một yếu tố quan trọng nhất để tập trung. Từ đó bạn cần tạo ra những số liệu Critical Number để đo lường sự phát triển.

Năm 2005, Noah Kagan là một trong những nhân viên đầu tiên của Facebook.

Anh ấy đã liên tục đưa ra ý tưởng mới cho Mark Zuckerberg. Có một hôm, Noah xuất hiện những ý tưởng hay, chúng đều là những ý tưởng giúp công ty tăng doanh thu.

Mark đã phản ứng thế nào với những ý tưởng của Noah?

Anh ta đã đứng dậy và viết lên bảng trắng: “tăng trưởng”.

Mark chỉ cần những ý tưởng liên quan tới sự phát triển của Facebook, còn lại, cho dù là những ý tưởng có hay thế nào đi nữa, nếu không liên quan tới sự tăng trưởng, anh ấy sẽ loại bỏ.

Ưu tiên cao nhất của Mark là sự tăng trưởng.

Và con số Critical Number để đo lường sự tăng trưởng là tổng số người dùng Facebook.

Thế là, Mark đã không đồng ý đối với mọi ý tưởng không liên quan tới việc tăng lượng người sử dụng Facebook.

Vậy, giả sử có trường hợp mà Mark nghe lời Noah, và tập trung vào doanh thu thì sẽ ra sao.

Team của Facebook sẽ tìm những nhà quảng cáo, và tập trung kiếm nhiều tiền nhất từ người dùng. Có thể họ sẽ có lợi nhuận sớm hơn.

Nhưng họ sẽ gặp khó khăn.

Vì nếu làm thế, họ sẽ cạnh tranh với những đối thủ như là Myspace, Friendster, và Google Orkut. Nếu anh ấy tập trung tăng doanh thu, thì Facebook sẽ khó tăng trưởng.

Có khi các mạng xã hội khác sẽ có nhiều người dùng hơn Facebook, và thế là Facebook sẽ không thể thống trị được như ngày nay.

Chỉ cần tập trung vào sự tăng trưởng, mọi thứ khác sẽ tự có sắp xếp.

Đó là sức mạnh của sự tăng trưởng.

Leader: Bí quyết để làm việc ít hơn

Một vài năm trở lại đây, tôi đã liên tục làm việc với các chiến dịch quảng cáo marketing.

Tôi tạo một chiến dịch lợi nhuận, sau đó tôi scale mạnh hết sức có thể. Tôi mở rộng quảng cáo ở nhiều nguồn traffic khác nhau, tôi mở rộng quảng cáo ở nhiều quốc gia khác nhau.

Liên tục, liên tục tạo quảng cáo.

Sản phẩm này hết lợi nhuận, tôi lập tức tìm sản phẩm mới để thay thế.

Tôi làm việc chăm chỉ hơn gấp 10 lần, nhưng lợi nhuận lại không tăng gấp 10. Chỉ có căng thẳng và lo lắng là tăng gấp 10 mà thôi.

Cuối cùng tôi phải ngồi lại và bình tĩnh suy nghĩ, và tôi nhận ra rằng tôi có thể kiếm nhiều tiền hơn bằng cách làm việc ít hơn.

Nếu 80% thành quả đến từ 20% nỗ lực, vậy sẽ ra sao nếu ta tiếp tục chia 80/20 một lần nữa?

Kết quả: 64% thành quả đến từ 4% nỗ lực.

Thế là tôi thu hẹp phạm vi chiến dịch affiliate, tôi chỉ chạy chiến dịch trên 1 nguồn traffic, và tập trung vào 3 quốc gia lợi nhuận nhất.

Tôi phải kiểm soát ít sản phẩm hơn. Tôi bình tĩnh hơn, tạo được nhiều mẫu quảng cáo hơn, và dường như không thấy cạn ý tưởng. Tôi đã có đủ thời gian để test thêm các landing page.

Thế là tôi kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách làm việc ít hơn. Tôi tập chỉ tập trung vào quảng cáo ở các nguồn traffic và các quốc gia lợi thế nhất.

Chính sự tập trung đã đem lại thắng lợi. Nhiều người bị rối khi làm quá nhiều việc, nguồn lực của họ bị phân tán, từ đó dẫn đến lợi nhuận thấp.

Khi làm một leader, thì bạn cần làm tốt hai điều sau:

1. Bạn cần thiết lập một tầm nhìn – Đừng chỉ nói ra mục tiêu là gì. Hãy viết ra một bức tranh sống động, một kế hoạch từng bước để đạt được mục tiêu đó.

2. Bạn cần như một giám khảo – Hãy tàn nhẫn khi nói “không”. Hoàn thành mục tiêu tuyệt vời thì cần hi sinh nhiều ý tưởng tốt.

Netflix: chiến thuật critical number

Vào 2016, giám đốc nội dung của Netflix nói rằng “mục tiêu là trở thành HBO nhanh hơn khi HBO trở thành chúng ta”.

Tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số bối cảnh.

HBO là một tiêu chuẩn vàng về chất lượng phim. Họ đã có những chương trình đình đám như Sex and the City, The Sopranos, và the Wire.

Đó là những chương trình tuyệt vời.

Trong khi đó, Netflix xin cấp phép từ mọi nhà cung cấp khác. Những ông lớn đó vẫn chưa nhận ra được chương trình của họ có giá trị như thế nào.

Netflix giống như đang ngồi trên quả bom đếm ngược.

Sẽ có một ngày, các nhà cung cấp không chiếu chương trình của họ trên Netflix nữa, và tạo một nền tảng streaming riêng.

Netflix cũng nhận ra rằng phí bản quyền sẽ trở nên đắt dần theo thời gian.

Sự khác biệt của các nền tảng streaming là chất lượng, và nội dung chuẩn.

Thế là Netflix đưa ra ưu tiên hàng đầu đó là tạo nội dung chất lượng, nội dung chuẩn bản quyền.

Sau đó tạo Critical Number là cần có ít nhất 5 chương trình mỗi năm.

Ngay bây giờ cũng đang có cuộc chiến giữa các nhà cung cấp phần mềm streaming như Apple, Amazon Prime, Hulu, HBO, và Disney Plus.

Một serier quan trọng nhất trên Netflix là The Office. Nó không được sở hữu bởi Netflix. Tuy nhiên, sau vài tháng, The Office đã cắt hợp đồng với Netflix, và xây dựng hợp đồng độc quyền với NBC – một nền tảng streaming mới.

Nhưng mà, Netflix đã dự đoán trước được điều này và đã có chuẩn bị. Họ có một loạt series từ nhà sáng lập của The Office. Thế nên họ cũng sẽ không mất nhiều người đăng ký, bởi vì họ đã chuẩn bị trước vài năm.

Sẽ ra sao nếu Netflix không lấy nội dung chuẩn làm ưu tiên hàng đầu, và không liên tục thêm những nội dung mới? Thế thì những đối thủ khác sẽ lấy lại hết các nội dung của họ, và chúng ta chỉ còn được xem những bộ phim hạng B.

Điều gì tạo nên một critical number hiệu quả?

Nếu tôi bảo bạn chọn một Critical Number cho công ty bạn, thì khả năng cao là nó sẽ liên quan tới tiền.

Đứng trên cương vị là một leader, thì bản năng của bạn là theo dõi doanh thu hoặc lợi nhuận của công ty.

Nhưng việc theo dõi doanh thu, theo dõi lợi nhuận thì cũng không đem lại tác động quan trọng.

Một ví dụ là việc giảm cân. Mọi người thường theo dõi cân nặng của họ, nhưng nó chỉ là kết quả. Đáng ra họ nên theo dõi những hành động họ làm, những hành động giúp họ giảm cân.

Giả sử con số Critical Number của bạn là chạy bộ 1 km một ngày. Thì khi bạn chạy 1 km một ngày, bạn sẽ giảm cân.

Thay vì quan sát cân nặng của mình, bạn nên để ý xem mình đã chạy đủ 1 km hay chưa.

Tôi sẽ ví dụ cho bạn một số tiêu chí khác.

1. Quân Domino Đầu Tiên – Quân Domino Quan Trọng Nhất

Giả sử bạn có một hàng các quân Domino đã xếp sẵn.

Bằng cách đẩy quân domino đầu tiên, mọi quân domino khác cũng sẽ đổ theo.

Như đã nói lúc trước, thì Critical Number của Mark Zuckerberg là phát triển.

Một vài năm sau, anh ấy nhận ra rằng nhiều người đang sử dụng Facebook trên mobile.

Đó là một mối nguy cơ, vì Facebook chưa sẵn sàng cho các ứng dụng mobile. Thế là Mark đã chuyển hướng công ty để tập trung vào mobile.

Trong vài năm sau đó, anh ấy đã sáng tạo ra những ứng dụng Facebook trên mobile, dần dần tạo ra ứng dụng Facebook Messenger, mua lại Intagram…

Vậy sẽ ra sao nếu Mark Zuckerberg không tập trung vào mobile? Có khi Facebook đã bị lật đổ bởi các mạng xã hội khác.

Nhưng bây giờ thì Facebook đã đứng vững trên mobile.

Và mỗi nguy cơ tiếp theo của họ là “bảo mật”. Họ đã phải đương đầu với rất nhiều vấn đề từ vụ bê bối Cambridge Analytics, và bụ bê bối chính trị Nga.

Và họ đang tập trung cất cả nỗ lực để giải quyết vấn đề bảo mật.

2. Hãy Cẩn Thận Với Số Liệu Hư Ảo

Đã bao giờ bạn nghe đến khái niệm “số liệu hư ảo”?

Đó là những số liệu trông có vẻ tuyệt vời, nhưng nó lại không thể biểu thị chính xác tình hình của công ty.

Một ví dụ điển hình là số lượng nhân viên. Bạn có nhiều nhân viên toàn thời gian, nhưng chắc gì công ty đang phát triển.

Một công ty có 25 nhân viên, chưa chắc đã bằng một công ty với 10 nhân viên làm việc năng suất.

Thế còn tiền lương, phúc lợi cho nhân viên, không gian văn phòng, số tiền để tái đầu tư? Đó cũng là những số liệu quan trọng.

Giả sử bạn có một kênh youtube, và bạn quyết định rằng Critical Number là lượng người theo dõi kênh.

Bạn thiết lập mục tiêu, sau đó bạn tập trung tạo những nội dung clickbait dụ dỗ, tạo tiêu đề, thumbnail đầy dụ dỗ, làm cho người ta click.

Rồi bạn đạt được mục tiêu. Bạn có 5 triệu người đăng ký. Tuy nhiên tỷ lệ tương tác quá tệ.

Tôi đã thấy nhiều kênh Youtube có hàng triệu người theo dõi, nhưng chỉ có 1% trong số họ là xem video. Có kênh 2 triệu đăng ký, nhưng chỉ có 20.000 người xem mỗi video.

3. Đặt Deadline, Đặt Thời Hạn

Critical Number cần deadline. Tôi đề nghị bạn nên đặt thời hạn theo năm hoặc theo quý.

Bằng cách tạo deadline, bạn sẽ thấy có tính khẩn cấp, nên sẽ dễ dàng đầu tư thời gian và tập trung vào nó.

4. Thiết Lập 1 Con Số

Tôi đã viết là Critical Number.

Chứ không phải là “những Critical Number”.

Bạn có thể theo dõi nhiều thông số, nhưng Critical Number là một thông số đặc biệt.

Đó là con số mà bạn cần tập trung. Đó là con số mà bạn cần nhắc đến vào cuộc họp hàng tuần. Nó là thông số mà cả công ty đang nhắm tới.

Có một sự khác biệt giữa Critical Number và KPI.

5. Nó Giúp Giải Quyết Điểm Yếu

Mỗi công ty đều có những điểm yếu, nếu không khắc phục sớm thì cả công ty sẽ sụp đổ. Nhiều công ty đưa ra Critical Number để giúp nhanh chóng giải quyết những vấn đề lớn nhất.

Facebook từng có điểm yếu là mobile. Họ dành hết sức để giải quyết.

Nếu bạn không giải quyết những điểm yếu lớn nhất. Những người cạnh tranh khác sẽ vượt qua bạn.

Ví dụ về critical number

Dưới đây là một số ví dụ về Critical Number để bạn dễ hình dung.

1. Giảm Cân

Giả sử bạn đang muốn giảm cân. Thì Critical Number không phải là trọng lượng của bạn.

Đâu là những hành động đã giúp bạn giảm cân.

Tôi nhận thấy rằng, ăn kiêng là nhân tốt quan trọng nhất giúp giảm cân.

Vậy nên Critical Number của tôi = tổng lượng calories tôi đã ăn hàng tuần. Nếu tôi ăn ít hơn 12.000, thì kiểu gì tôi cũng giảm cân.

Tôi tập trung hoàn toàn vào việc kiểm soát lượng calories. Và giảm cân là điều tất yếu.

2. Sự Phát Triển Của Công Ty Phần Mềm

Tobias Lütke là nhà sáng lập của Shopify, và là người đề xuất ra Critical Number (anh ấy gọi là cố liệu la bàn – compass metric).

Và Critical Number trong công ty của Tobias là CMRR.

Tức là Committed Monthly Recurring Revenue – cam kết doanh thu định kỳ hàng tháng.

image 1 1

3. Critical Number Trong Chiến Dịch Quảng Cáo

Nếu bạn là người kinh doanh online như tôi, thì có lẽ bạn phải liên tục chạy các chiến dịch quảng cáo. Bạn sẽ không phải đương đầu với “phát triển” hoặc dịch vụ khách hàng.

Vậy đâu là Critical Number? Liệu có phải là cứ theo dõi lợi nhuận hàng ngày hay không?

Tôi sẽ chia sẻ với bạn hai ý tưởng.

Tôi tin rằng bạn đã từng nghe đến quy tắc 10.000 giờ. Bạn cần tốn 10.000 giờ để trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực.

Vậy nên, một Critical Number mà tôi theo dõi đó là số lần split test mà tôi làm mỗi ngày. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng tôi liên tục tăng kinh nghiệm.

Rất dễ để rơi vào những cái bẫy của các công việc năng suất thấp như là “làm việc nhóm”.

Làm gì thì làm, tôi cứ phải split test quảng cáo xong cái đã. Và tôi biết rằng kỹ năng của tôi đang tăng dần.

Giả sử bạn muốn tham gia vào lĩnh vực eCommerce. Nếu vậy, thì không gì quan trọng hơn việc liên tục test các sản phẩm.

Hãy tạo một Critical Number để đo lường số lần test sản phẩm của bạn. Hãy chắc rằng bạn đang chạy chiến dịch, chứ không phải đang lãng phí thời gian xem youtube.

Theo dõi critical number

Tạo kế hoạch thì thú vị, nhưng khi làm thì chả vui tý nào.

Bạn hãy xem xem, có nhiều người đặt ra những kế hoạch vào đầu năm, nhưng lại thất bại chỉ trong vài quần.

Thiết lập Critical Number là chưa đủ, bạn còn cần phải theo dõi chúng.

1. Liên Tục Theo Dõi

Đừng mơ mộng hão huyền.

Tôi nhắc lại.

Đừng mơ mộng hão huyền.

Tôi biết bạn đang có dự định tìm một phần mềm tự động hóa tất cả, để ngồi mát ăn bát vàng.

Bạn không nên làm thế.

Bạn sẽ cần tạo một bảng Google spreadsheet.

image 1 1 1

2. Theo Dõi Hàng Tuần

Có thể bạn có cuộc họp công ty vào mỗi thứ sáu hàng tuần. Trong cuộc họp đó, hãy đưa ra Critical Number.

Tuần này công ty của bạn đang ở vị trí nào, cách mục tiêu bao xa?

Cái gì hiệu quả, cái gì không hiệu quả? Đâu là hành động mà công ty cần để tiếp tục hướng đến mục tiêu đặt ra?

3. Đánh Giá Để Xem Thông Số Có Còn Giá Trị Hay Không?

Sắp hết thời hạn rồi. Đã hoàn thành Critical Number chưa?

Nếu bạn đã tăng được gấp 3 số người đăng ký trên youtube, nhưng bạn vẫn đang vỡ nợ, thì đây là thời điểm tốt để thay đổi chiến thuật.

Một số ý tưởng về Critical Number:

Mức độ viral – người dùng muốn giới thiệu sản phẩm cho bạn bè hoặc đồng nghiệp như thế nào?

Ngày làm việc an toàn – trong 1987, một CEO đến Alcoa – một công ty sản xuất nhôm tại Mỹ. Vị CEO này tập trung cho công nhân làm việc an toàn. Làm việc an toàn, chứ không phải tăng lợi nhuận hay doanh thu.

Bằng cách tập trung cho công nhân làm việc an toàn, doanh thu của công ty Alcoa đã đạt một mức kỷ lục mới.

Mức độ nghỉ ngơi hợp lý – tôi nhận thấy bản thân gặp vấn đề thiếu năng lượng trong cả ngày. Tôi thấy rằng quân domino quan trọng nhất đó là giấc ngủ.

Tôi đã sử dụng nhẫn Oura Ring để đo lường chất lượng giấc ngủ của mình. Cứ bao giờ chất lượng giấc ngủ trên 80, thì tôi sẽ có năng lượng tốt.

Mức độ tập trung – Có vẻ như loài người càng ngày càng kém tập trung. Tôi đã đo lường thời gian tập thiền của mình, miễn là tôi thiền định đủ, thì tôi sẽ có sự tập trung cần có.

Tổng kết: Đơn giản hóa và sự ưu tiên

Người ta luôn bị cám dỗ là phải làm việc nhiều, nhiều hơn nữa.

Tôi nhận ra rằng không phải làm việc nhiều đã là tốt, mà phải làm việc đúng, làm việc với sự tập trung cao. Như vậy làm ít công to, kết quả gấp 10.

Và cách dễ nhất là tập trung vào Critical Number.

Chúc bạn thành công.

Bài viết liên quan:

>