Năm 2020, chúng ta trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần, dịch Covid hoành hành.
Theo một báo cáo vào năm 2016, thì vào đầu thế kỷ 21, những người trẻ tuổi có 17% bị sa sút tinh thần, có 14% đối mặt với nguy cơ trầm cảm.
Thông tin đó đã có vào rất nhiều năm về trước.
Khủng hoảng thời đại dịch Covid
Vậy bạn nghĩ tình hình sẽ như thế nào trong thời điểm dịch Covid?
- Mười triệu người đã nộp đơn thất nghiệp ở Mỹ chỉ trong 2 tuần.
- 43% doanh nghiệp nhỏ sẽ đóng cửa vĩnh viễn nếu họ không nhận được trợ giúp.
- Rất nhiều người sẽ phải đương đầu với nguy cơ tử vong, mất người thân do virus. Có khi họ còn không đủ tiền để tổ chức đám tang.
- Nhiều người làm việc ở nhà, cách ly xã hội, họ sẽ không nhận được ánh sáng, không tập thể dục, không gặp người thân.
Trầm cảm, nguy cơ tự tử sẽ tăng. Đối với nhân loại thì quả là đáng sợ.
Trong một thập kỷ vừa qua, tôi đã nghiên cứu về hạnh phúc, tôi đã thử nghiệm thật kỹ càng.
Dưới đây, tôi sẽ chia sẻ với bạn một số tư duy về hạnh phúc, và một số hệ thống mà tôi đã áp dụng trong chính cuộc đời của mình.
Nhưng tôi cũng phải nói trước:
Đối với con người thì hạnh phúc khá phức tạp, các thông tin trong bài viết này sẽ không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu bạn đang trong tình trạng suy sụp trầm trọng, thì tốt hết nên nhờ sự trợ giúp của chuyên gia bác sĩ, tôi xin chia buồn với bạn.
Năm tư duy quan trọng về hạnh phúc
Trước khi nói sâu về chi tiết, chúng ta sẽ bàn luận về một số ý tưởng tư duy.
Hạnh phúc là một quá trình
Tôi đã sống ở cuộc sống tự do trong vài năm, tự do tài chính, không phải làm đi làm công ăn lương. Đó là một mục tiêu của tôi sau khi đọc quyển sách “Tuần làm việc 4 giờ”. Nhưng sau một thời gian, tôi thấy không vui vẻ.
Tôi không hiểu tại sao. Tôi đã rất mong muốn điều này mà.
Rồi dần dần, tôi nhận ra đó là bởi vì tôi đang không tập trung vào quá trình. Tôi không học tập tiến bộ.
Lúc đó, tôi chỉ muốn đi du lịch và tiệc tùng toàn thời gian.
Phải đến khi tôi thiết lập mục tiêu công việc và lên kế hoạch làm việc chăn chỉ, tôi mới cảm thấy bản thân như được sống lại.
Bạn cần phải thành thật với bản thân.
Có thể bạn đang sống một cuộc sống mà cha mẹ của bạn muốn, nhưng đó không phải những gì bạn thật sự muốn. Bạn thật sự muốn sống như thế nào?
Quá trình thành công thì khá là khó chịu, vì thất bại là một phần của nó. Tôi thấy người ta thường tự lừa dối bản thân, họ mắc kẹ trong “vùng thoải mái” và cố thuyết phục bản thân rằng đó là những gì họ thực sự muốn.
Khi bạn tạo nên quá trình, bạn sẽ thấy rằng mình mạnh hơn so với những gì bạn nghĩ.
Bây giờ bạn như thế nào. Và bạn muốn trở thành như thế nào.
Hạnh phúc chính là thu hẹp khoảng cách đó.
Liệu có phải nhiều tiền thì sẽ hạnh phúc?
Tôi nhớ có một ngày khi tôi 19 tuổi. Đó là một ngày cuối tuần bình thường. Tôi đi nhậu với bạn bè và trả tiền. Tôi tiêu tiền rất tự nhiên.
Thứ 4 tuần sau, tôi đăng nhập tài khoản ngân hàng. Tôi phát hiện ra tôi đã tính sai số tiền trong tài khoản. Hóa ra hôm trước tôi đã tiêu quá $33. Số tiền trong tài khoản lúc đó là -600$, nhưng tôi chỉ đang kiếm được $60 một tuần khi làm thêm ở trạm xăng.
Ngực tôi đau nhói, tôi thấy khó thở, căn phòng bắt đầu quay cuồng. Đó là lần đầu tiên tôi bị rối loạn lo âu.
Tôi học được rằng, việc thiếu tiền cũng có thể gây ra rất nhiều áp lực, căng thẳng.
Tiền sẽ không giúp bạn hành phúc. Tuy nhiên, khi bạn có tiền, thì chúng sẽ giúp bạn giảm thiểu, ngăn chặn những điều không mong muốn. Nhiều tiền hơn thì bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Hãy tưởng tượng tôi là một người nhân viên phục vụ nhà hàng, nhưng tôi vừa mất việc. Vậy thì tôi có thể làm tài xế taxi để kiếm ăn. Nhưng tôi nhận ra rằng mình sẽ có nguy cơ lây nhiễm virus Corona nếu làm tài xế. Vậy thì tôi sẽ rất căng thẳng, áp lực, chờ đợi nền kinh tế phục hồi, trong đã đến hạn trả tiền thuê nhà, nhưng tôi vẫn không có để trả.
Chỉ cần gõ đoạn văn đó ra là tôi cũng thấy áp lực rồi.
Vậy nên, khi bạn có tiền, bạn sẽ giảm bớt đi những điều không mong muốn, bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Hành phúc không phải một điểm đến
Xã hội đã dạy chúng ta rằng hành phúc chính là một đích đến.
- Bạn bỏ ra 14 năm đi học để có được điểm thi đại học cao.
- Điểm thi cao thì được vào trường đại học tốt.
- Trường đại học tốt thì sẽ có một công việc tốt.
- Làm việc chăm chỉ thì bạn sẽ được thăng tiến.
- Được thăng tiến thì bạn sẽ có đủ tiền để mua xe, đi du lịch, mua căn nhà mơ ước.
Lúc đó bạn sẽ hạnh phúc.
Nhưng cuộc sống không vận hành theo cách đó.
Bạn hãy nhớ về lần cuối cùng bạn mua điện thoại đi. Lúc đó bạn có hào hứng không? Khi iPhone X ra mắt, tôi đã chơi với cái điện thoại mới suốt 2 tuần. Tôi vui vẻ được vài ngày vì có điện thoại mới.
Nhưng sau đó thì mức độ hạnh phúc, mức độ thỏa mãn lại trở về như lúc ban đầu.
Những trải nghiệm như vậy cứ diễn ra, lặp đi lặp lại trong cuộc sống của tôi.
Tôi đã đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời như là bỏ công việc làm công ăn lương, thành công với internet marketing và đạt được một số mục tiêu tài chính.
Vậy điều gì đã xảy ra khi tôi đạt được những mục tiêu đó.
Hạnh phúc bùng nổ trong một vài ngày, sau đó mọi thứ lại quay về bình thường. Vì tôi đã thích nghi với chúng.
Khi tôi đọc quyển sách “The Happiness Advantage” của Shawn Anchor, tôi đã hiểu ra nhiều điều.
Tôi đã nhận ra rằng: chúng ta nên tập trung để có niềm hạnh phúc, và chính cái sự vui vẻ đó sẽ tạo ra lợi thế để giúp ta đạt được mục tiêu.
Theo như nghiên cứu của tôi, khi bạn sống vui vẻ, hạnh phúc, bạn sẽ có thể tăng hiệu suất công việc lên 10-12%.
Khi bạn là một người hạnh phúc, người khác sẽ thấy bạn có sự thu hút, hấp dẫn, bạn sẽ dễ dàng có nhiều bạn hơn. Chứ ai mà muốn làm bạn với một người xuốt ngày chê bai về cuộc sống.
Tóm lại, hãy tập trung để trở nên vui vẻ, hạnh phúc. Điều đó sẽ dẫn bạn tới thành công.
Các mối quan hệ là nhân tố quan trọng của hạnh phúc
Để trở nên hạnh phúc hơn, thì có hàng trăm nhân tố mà bạn có thể cải thiện. Nhân tố quan trọng nhất đó là các mối quan hệ trong cuộc sống.
Mối quan hệ với bạn bè, vợ chồng, người thân.
Bạn đã từng có những mối quan hệ độc hại chưa?
Trong cuộc sống, cho dù bạn có tất cả mọi thứ, nhưng nếu các mối quan hệ của bạn không ra gì, thì đó sẽ là một cuộc sống không mấy vui vẻ.
Một quan điểm mà tôi muốn đưa ra là bạn có thể kết thúc những mối quan hệ với người khác mà không cần lo nghĩ nhiều.
Đây là việc làm rất bình thường, trong tình yêu, nếu bạn và người yêu cảm thấy không hợp, thì bạn nên chấm dứt mối quan hệ đó. Tương tự như các mối quan hệ với người khác thì cũng có thể làm vậy.
Ví dụ, bạn có một người bạn tuyệt vời trong thời trung học, tên là John. Nhưng sau khi vào đại học thì hai người không chơi chung nữa. Nhiều năm sau gặp lại, bạn nói chuyện không hợp với anh ấy nữa. Không những thế, bạn còn nhận ra rằng John khá tiêu cực. Lúc này, điều duy nhất gắn kết mối quan hệ đó là những ký ức trong quá khứ.
Bạn muốn từ bỏ mối quan hệ với John, không muốn gặp anh ấy nữa. Nhưng đồng thời, bạn cũng không muốn từ bỏ mối quan hệ, vì John là người bạn thân của bạn thời xưa.
Đó là lúc mà bạn cần vận dụng cách quyết định không dựa trên cảm xúc.
Hãy tự hỏi bản thân: “Nếu hôm nay tôi gặp John lần đầu, thì hai người có trở thành bạn hay không?”.
Điều này sẽ giúp bạn giảm đi những áp lực đang đè nặng trong lòng. Bạn nên quyết định dựa trên lý trí, chứ không nên dựa trên cảm xúc.
Vậy nếu có một tình huống mà rất khó để cắt đứt mối quan hệ thì sao?
Cân nhắc cắt đứt mối quan hệ
Một vài năm trước, tôi hỏi một người bạn, rằng anh ta có về thăm gia đình trong dịp lễ hay không. Anh ta trả lời là không, anh ấy đã không gặp gia đình trong nhiều năm rồi.
Tôi không thể tưởng tượng được, tôi là người có gốc châu Á, đối với chúng tôi, gia đình rất quan trọng.
Anh bạn của tôi trả lời: “Gia đình rất quan trọng, nhưng đó phải là một gia đình tốt đẹp. Vậy nếu bạn không may mắn thì sao? Nếu gia đình là một nơi làm bạn chán nản, ngày nào cũng có mâu thuẫn cãi vã, người thân thì ích kỷ và hay tự ái, thì bạn sẽ phải làm sao? Nếu không có họ, bạn sẽ sống hạnh phúc hơn gấp 10, vậy tại sao bạn cứ phải giữ mối quan hệ với họ”.
Giúp người khác hạnh phúc không phải trách nhiệm của bạn. Tất nhiên bạn nên giúp đỡ người khác, nhưng nếu việc giúp đỡ người khác chỉ làm bạn đau khổ, thì bạn nên suy nghĩ lại.
Bạn cũng nên áp dụng điều này trên mạng xã hội.
Mạng xã hội giúp con người dễ dàng kết nối với nhau hơn. Đã 4 năm tôi không sử dụng Facebook, và tôi đang bắt đầu sử dụng lại.
Mỗi lần đăng nhập, tôi thấy bản tin của mình chứa toàn là bom nổ trậm.
- Nhiều người không nghiêm túc đối phó với đại dịch, mà lại lan truyền thông tin sai lệch.
- Thuyết âm mưu. Bill Gates tạo ra đại dịch? Cái quái gì thế này?
- Nhiều người đăng bài chỉ để khoe khoang về cuộc sống của họ, chứ không thật sự tận hưởng nó.
- Nhiều người liên tục cố gắng bán hàng cho tôi.
Mỗi lần tôi đăng nhập Facebook được vài phút, tôi lại cảm thấy không thoải mái.
Vậy nên vài tháng trước, tôi đã dành ra chút thời gian để dọn dẹp cái Facebook của mình.
- Hủy kết bạn.
- Block, chặn.
- Tôi thích kết bạn với một số người, nhưng tôi không thích những gì họ đăng. Nên tôi thường bỏ theo dõi, unfollow họ.
- Tôi chặn không cho một số người nhắn tin với tôi.
- Nếu bạn thấy có quá nhiều việc phải xử lý với cái bản tin Facebook, bạn có thể sử dụng cái Chrome Extension này để chặn luôn cái bản tin Facebook.
Đừng kể Facebook thao túng tâm trí của bạn.
Biểu đồ điểm hạnh phúc
Chúng ta đều có mức độ thỏa mãn cơ bản, gọi là “điểm hạnh phúc”.
Mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ, thoải mái ở các mức độ khác nhau, nhưng nó thường dao động trong một phạm vi nhất định.
Điều gì tạo nên điểm hạnh phúc? Đó là kết hợp của các yêu tố di truyền, hoàn cảnh, hành động.
Một giả thiết về điểm hạnh phúc mà tôi học được là.
- 50% hạnh phúc là do di truyền và các tương tác hóa học phức tạo trong não. Seratonin, dopamine,…
- 10% đến từ những hoàn cảnh như là công việc, gia đình, mối quan hệ.
- 40% là do bạn kiểm soát. Đó là các hoạt động thường ngày.
Vậy nên, bí quyết của tôi là tập trung vào các hành động thường ngày. Cần làm đúng những gì bạn cần làm để tăng mức độ hạnh phúc tổng thể.
Phần tiếp theo tôi sẽ đi sâu vào phương pháp hành động.
Hệ thống hóa các thói quen để có được hạnh phúc
Tập thể dục một lần thì không thể giúp bạn khỏe mạnh. Tập thể dục 3 lần một tuần trong suốt mười năm thì bạn sẽ có cơ thể vững mạnh.
Đọc một quyển sách một lần thì bạn sẽ không thể thay đổi cuộc sống. Nhưng đọc một quyển sách mỗi tuần, duy trì trong suốt 1 năm thì bạn sẽ làm được điều đó.
Bạn cần quan sát xem những hành động nào sẽ giúp bạn hạnh phúc hơn. Bạn cần chuyển những hành động đó thành một hệ thống có thể tiên đoán được.
Một cách đơn giản nhất đó là tạo ra những chuỗi hành động hàng ngày, hàng tuần.
Dưới đây là chuỗi hành động mà tôi đang áp dụng, tôi viết ra để bạn có thể tham khảo:
Buổi sáng:
- Mỗi buổi sáng tôi viết ra 3 hoạt động quan trọng nhất cần làm trong ngày.
- Tôi ra ngoài đi dạo, đón ánh nắng.
- Tôi ngồi thiền 20 phút vào mỗi buổi sáng. Tôi hẹn giờ bằng thiết bị Amazon echo. Tôi từng sử dụng điện thoại để hẹn giờ, nhưng tôi phải bỏ phương pháp ấy, bởi vì tôi không thích bật điện thoại vào buổi sáng, điều đó làm giảm năng suất.
Buổi chiều:
- Tôi ra ngoài và đi dạo một lần nữa. Tôi thích đi bộ.
- Tôi tập ăn uống một cách tự nhiên, lắng nghe cơ thể, ăn uống dinh dưỡng.
Buổi tối:
- Tập thể dục. Trước đây tôi tập võ, nhưng bây giờ tôi tập các bài tập tại nhà.
- Duy trì các thói quen để có giấc ngủ tốt hơn. Nếu giấc ngủ mà kém thì hôm sau tôi sẽ khó chịu cả ngày.
- Cuối ngày, tôi đánh giá mức độ thỏa mãn theo thang điểm từ 1 đến 10. Tôi bỏ ra một vài phút để suy nghĩ chính xác tại sao nên cho điểm đó. Không thiên vị.
- Tôi tự nấu ăn buổi tối. Mọi người đều thích làm một cái gì đó sáng tạo, tôi thì nấu ăn.
Cuối tuần
- Chúng tôi đến công viên vào mỗi chủ nhật, để hưởng chút không khí tự nhiên.
- Tôi xây dựng mối quan hệ. Tôi gặp mặt gia đình. Tôi nói chuyện với bạn bè để giữ liên lạc.
- Lập kế hoạch cho tuần tiếp theo. Tôi cố gắng dự đoán những điều bất ngờ.
Các thói quen mối quý:
- Quyên góp tiền.
- Thống kê kết quả.
- Đi du lịch hai ngày một mình để lên kế hoạch cho mỗi quý. Tôi tránh xa thiết bị điện tử và dành thời gian nghỉ ngơi tự nhiên.
Đó là những chuỗi hành động mà tôi đang áp dụng.
Chúng rất đơn giản.
Bạn cần tìm ra những hành động nào làm bạn hạnh phúc. Rồi tạo một hệ thống để thực hiện.
Bạn cũng cần tìm ra những hành động nào làm bạn không hạnh phúc. Rồi tạo một hệ thống để có thể làm chúng ít đi.
Hạnh phúc là tất cả
Trong đời tôi, có một giai đoạn mà tôi dùng tiền bạc là đơn vị quan trọng nhất để đo lường chất lượng sống. Tôi nghĩ rằng, cứ có càng nhiều tiền thì tôi sẽ càng sống tốt.
Rồi dần dần, tôi nhận ra tiền và hạnh phúc không có nhiều mối liên hệ như tôi đã từng nghĩ. Thay vào đó, tôi tập trung tối ưu cuộc sống để được hạnh phúc hơn.
Tôi thích triết lý của Marie Kondo – tự hỏi xem việc mà bạn làm có đem lại niềm vui không?
Có người muốn mời tôi uống cà phê để giao lưu. Tôi có vui không? Nếu không vui, thì tôi không tham gia.
Có người muốn mời tôi diễn thuyết tại sự kiện của họ. Họ trả cho tôi bao nhiêu. Tôi có thể thấy hài lòng không? Nếu không, thì tôi sẽ không tham gia.
Một số bạn có tư duy siêu nhân. Các bạn muốn đem lại hạnh phúc cho người khác.
Nhưng mà, bạn có để ý không, khi ở trên máy bay họ dạy là, nếu có tai nạn xảy ra, bạn cần đeo mặt nạ dưỡng khí trước, rồi mới có thể giúp người khác.
Nếu bạn muốn giúp người khác, thì hãy tập trung vào bản thân. Bản thân phải vững mạnh trước, rồi sau đó mới có thể giúp người khác. Bạn cũng không thể bắt người ta thay đổi khi họ chưa sẵn sàng.
Chúc bạn sống vui vẻ và hạnh phúc.