Top 9 lý do Facebook từ chối quảng cáo của bạn

Cập nhật: 25/09/2023
Danh mục: Facebook Ads
26

Facebook Ads là mỏ vàng quảng cáo. Nó là nguồn traffic tốt nhất, lớn nhất thế giới, target nhân khẩu học rất chi tiết.

Nhưng khi chạy quảng cáo trên Facebook Ads, nó thật giống như là đang “yêu đơn phương”.

Nó thường “nên cơn” mà không cho bạn biết tại sao. Cho dù bạn có năn nỉ nó thế nào đi nữa.

Tôi đã trải qua chuyện này khá nhiều lần.

Duyệt quảng cáo, không duyệt quảng cáo, rất không nhất quán. Họ thường xuyên điều chỉnh chính sách.

Và nếu họ duyệt quảng cáo thủ công, thì việc quảng cáo của bạn được chấp nhận hay không còn tùy thuộc vào cách lý giải của người kiểm duyệt (và tâm trạng của họ hôm đó).

Không vui vẻ gì cả, bạn bỏ hàng giờ để thiết kế quảng cáo, và họ không duyệt.

Làm sao để điều này không tiếp tục xảy ra.

Đầy là 9 lý do chính mà Facebook chặn quảng cáo của bạn, và thậm chí là khoá tài khoản.

CÓ QUÁ NHIỀU CHỮ TRONG HÌNH ẢNH

a min

Đây là top lý do mà đa số quảng cáo bị từ chối. Facebook sẽ không vui khi hình ảnh của bạn có trên 20% chữ.

Bạn có tiêu đề giật gân ư? Nếu nó chiếm quá 20% hình ảnh thì bạn phải cẩn thận đấy.

Khi một nền tảng quảng cáo còn mới, thì đương nhiên người ta KHÔNG THỂ chấp nhận những hình ảnh có trên 20% chữ được.

Tại sao họ không thích những hình ảnh có chèn nhiều chữ. Vì nhiều chữ thì CTR sẽ tăng.

Nếu bạn nhìn những tấm bìa tạp chí thì sẽ thấy rằng: đa số chúng đều tràn ngập tiêu đề, mô tả, màu sắc hoang dã, hình ảnh.

Đó chính là thủ thuật Photoshop thứ 4 trong bài viết này.

Việc dùng những hình ảnh có trên 20% chữ là … có thể, nhưng bạn cần cố gắng giảm thiểu.

Bốn cấp độ đánh giá khi duyệt quảng cáo:

1. Văn bản trong hình ảnh: Ít – Quảng cáo của bạn sẽ chạy bình thường.

2. Văn bản trong hình ảnh: Thấp – Quảng cáo tiếp cận ít người hơn một chút.

3. Văn bản trong hình ảnh: Trung bình – Quảng cáo tiếp cận khá ít người.

4. Văn bản trong hình ảnh: Nhiều – Quảng cáo của bạn có thể không chạy.

Khi bạn không muốn công an phạt, thì tốt nhất là đừng vượt đèn đỏ.

Bạn có thể cho chữ nhỏ xuống hoặc giảm khoảng cách giữa các kí tự, nhưng không phải là nhồi nhét chữ dày đặc đâu nhé.

Nếu bạn đang nhồi nhét tiêu đề trong hình ảnh, thì tốt nhất nên viết tiêu đề khác thì hơn.

Nếu bạn đang quảng bá sản phẩm vật lý, thì nhãn hiệu sản phẩm cũng sẽ được tính là văn bản, vậy nên bạn sẽ cần phải sáng tạo thêm cách hiển thị nhé.

5 8

NHẮM MỤC TIÊU SAI LỆCH VÀO NHỮNG CHỦ ĐỂ GIỚI HẠN ĐỘ TUỔI

Hãy cẩn thận target khi bạn quảng cáo cho những sản phẩm thuộc diện giới hạn.

Về cơ bản, nếu bạn cố gắng tiếp cận những người trẻ tuổi, quảng cáo những sản phẩm thuộc danh mục bị hạn chế, thì họ có thể khoá tài khoản quảng cáo.

Ví dụ, Facebook cũng có những chính sách riêng dành cho những sản phẩm liên quan đến rượu:

“Quảng cáo quảng bá hoặc nhắc đến đồ uống có cồn phải tuân thủ tất cả các luật hiện hành của nước sở tại, các quy tắc trong ngành, các nguyên tắc, giấy phép và thông tin phê duyệt bắt buộc hoặc có sẵn, đồng thời phải bao gồm các tiêu chí nhắm mục tiêu theo độ tuổi và quốc gia phù hợp với nguyên tắc nhắm mục tiêu của Facebook cũng như luật hiện hành của nước sở tại.”

Về cơ bản, phải đọc kỹ luật, không nên giả ngu và phớt lờ pháp luật địa phương.

Việc nhắm mục tiêu đối với người dùng vị thành niên và dùng những quảng cáo hạn chế độ tuổi có thể là cách nhanh nhất để Facebook từ chối quảng cáo, thậm chí là khoá tài khoản.

Bao gồm việc quảng cáo sản phẩm giảm cân, sản phẩm, dịch vụ liên quan tới rượu, game, dịch vụ hẹn hò… cho người vị thành niên.

Mà cho dù bạn có chạy quảng cáo whitehat đi chăng nữa, thì nó vẫn sẽ khoá thôi. Tốt nhất nên chuẩn bị vài tài khoản để phòng hờ.

6 8

NHỮNG CHỦ ĐỀ QUẢNG CÁO KHÔNG ĐƯỢC PHÉP

Nhiều chủ đề không được phép, ghi rõ trong chính sách quảng cáo của Facebook.

Nếu bạn đang cố gắng bán…

  • Vũ khí, đạn dược, thuốc nổ.
  • Tư liệu giả mạo.
  • Phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại bao gồm thiết bị giám sát (giám sát webcam hoặc theo dõi GPS).
  • Dịch vụ tìm kiếm bạn bè người lớn.
  • Dược phẩm (cả hợp pháp và không hợp pháp).
  • Thực phẩm bố sung không an toàn (theo quy định của Facebook).
  • Sản phẩm thuốc lá.
  • Sản phẩm dành cho người lớn tăng khả năng tình dục, búp bê…
  • Dịch vụ cho vay tiền mặt.
  • Đấu giá.
  • Nội dung gây tranh cãi sử dụng vấn đề chính trị hoặc xã hội cho mục đích thương mại, kiếm tiền.
  • Bán hàng đa cấp.
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính bị cấm (ví dụ như liên quan tới tiền ảo, cryptocurrency).
  • Quảng cáo có tính phân biệt đối xử người khác, dựa trên góc nhìn cá nhân.
  • Vi phạm bản quyền, thương hiệu
  • Bạo lực và hình ảnh gây sốc (chẳng hạn như xác chết)
  • Ngôn ngữ thô tục, xúc phạm.

Nếu bạn đang quảng bá mấy thứ như vậy, thì bạn đang có nguy cơ bị Facebook khoá tài khoản, một đi không trở lại.

Một lần nữa, hãy tỉnh táo, đừng quảng cáo nội dung liên quan đến vấn đề trên.

Nếu chiến dịch của bạn có liên quan đến thực phẩm chức năng, thì tốt nhất nên dùng nguồn traffic khác. Nguồn traffic native cũng khá phù hợp với loại này.

Nếu quảng cáo của bạn có nguy cơ tiềm năng gây ra một vụ kiện trống lại Facebook, thì bảo đảm họ sẽ khoá tài khoản của bạn ngay và luôn.

Và hãy nhớ là mọi thứ luôn thay đổi. Một thời gian trước, Facebook đã quyết định chặn tất cả những quảng cáo liên quan đến tiền ảo (Cryptocurrency và ICO).

Luôn luôn có những chính sách mới, điều luật mới và bạn cần tuân thủ.

Tuy nhiên, vẫn có những quy tắc bất biến.

7 8

SỬ DỤNG URL KHÔNG CHÍNH XÁC

Facebook không ngu đâu, họ không thích mấy người bày trò với URL. Đừng dùng mấy link chuyển hướng với cloak đê qua mặt họ.

Nếu bạn dẫn người dùng đến landing page hoàn toàn khác với những gì ban đầu đề xuất, bạn sẽ bị từ chối quảng cáo.

Landing page phải liên quan đến văn bản và hình ảnh.

Nếu bạn giới thiệu với người dùng một blog tập thể hình, nhưng khi click quảng cáo, họ lại được chuyển đến trang tải phần mềm hẹn hò người lớn, thì… không vui chút nào đâu.

Còn một trường hợp nữa là bạn bị dính và lỗi rất đơn giản, như là đánh máy sai URL của landing page.

Khi người ta không thể truy cập trang web, nó ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

SỬ DỤNG LANDING PAGE KHÔNG PHÙ HỢP

Trang landing page của bạn phải đàng hoàng, hoạt động tốt, không nên có nhiều cửa sổ pop up, mã độc, malware, hay những mã script không cho người ta đóng trang web của bạn.

Bạn cũng nên liệt kê rõ địa chỉ kinh doanh, email, số điện thoại, và những thông tin liên quan đến lĩnh vực của bạn như là tuyên bố miễn trừ trách nghiệm FTC (disclaimers). Tạo một trang Privacy – Giống như quảng cáo native vậy.

Những chỉ dẫn trên landing page phải thực sự rõ ràng và không gây hiểu nhầm. Nếu nó chứa thông tin sai lệch về sản phẩm của bạn, thì bạn dễ mất tài khoản lắm.

Landing page phải liên quan tới quảng cáo của bạn. Đừng cung cấp bất kể thứ gì không liên quan tới mẫu quảng cáo, rất có thể sẽ bị từ chối, thậm chí là khoá tài khoản.

Nói cách khác, đừng viết quảng cáo sản phẩm giảm cân, rồi lại quảng bá bitcoin, tiền ảo.

Hãy nhớ, Facebook muốn người dùng có trải nghiệm tốt. Nếu landing page của bạn không minh bạch, Facebook sẽ thẳng tay gõ búa.

Bí quyết của tôi: Dùng công cụ WOT để kiểm tra landing page.

8 6

ĐỀ CẬP ĐẾN ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI DÙNG

Nếu trong quảng cáo, bạn đề cập đến đặc điểm của người dùng , thì bạn sẽ gặp nguy cơ. Nhiều affiliate không hiểu điều này.

Facebook gặp một số kiện tụng liên quan đến bảo mật dữ liệu, nên về vấn đề này họ rất nhạy cảm.

Một yếu tố là tránh sử dụng từ “bạn” trong văn bản quảng cáo. (từ “bạn” trong tiếng Anh gọi là “You”).

Đây là ví dụ về một câu sai: “You love chocolate don’t you?”

Đây là câu tốt hơn: “Chocolate lovers have a hard time resisting our…”

Về cơ bản, Facebook không muốn người dùng bị xúc phạm, nổi giận.

Nếu bạn nêu ra đặc điểm của người dùng một cách cụ thể, thì bạn đang xúc phạm người dùng.

Có thể bạn làm cho người ta hiểu lầm rằng Facebook đang giám sát và nắm giữ thông tin của họ.

Chính vì thế, Facebook sẽ không duyệt quảng cáo quảng cáo của bạn.

Về cơ bản, bạn không nên ám chỉ đến bất cứ đặc điểm cá nhân nào của đối tượng người dùng bạn nhắm đến.

Tránh thật xa những thứ có bao hàm:

  • Tuổi
  • Tiền án hình sự
  • Khuyết tật và/hoặc tình trạng sức khỏe (bao gồm sức khỏe tinh thần)
  • Tình hình tài chính
  • Thành viên của một tổ chức nào đó
  • Tên
  • Nguồn gốc dân tộc
  • Tôn giáo hay tín ngưỡng
  • Khuynh hướng tình dục, giới tính.

Đặc biệt chú ý khi quảng cáo tới người dùng tại Mỹ nhé.

9 6

VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI NGỮ PHÁP

Đúng vậy, đúng là Facebook cũng rất quan tâm đếm ngữ pháp.

Dùng CAPSLOCK để viết hoa trong toàn bộ mẫu quảng cáo là sẽ bị Facebook chú ý ngay.

Khi mẫu quảng cáo của bạn có quá nhiều chữ in hoa, Facebook sẽ từ chối quảng cáo.

Nên hãy viết quảng cáo sao cho dễ đọc, gọn gàng, tránh xa lỗi ngữ pháp.

Cũng đừng dùng biểu tượng quá dễ thương, đừng cố tỏ ra thông minh.

Dùng biểu tượng mặt cười cũng là một trong những nguyên nhân quảng cáo bị từ chối. Và nó làm bạn trông giống một nữ sinh trung học.

NHỮNG LỜI HỨA HẸN TO ĐÙNG (HỨA SUÔNG)

Không quan trọng bạn yêu offer thế nào, những lời hữa hẹn như giảm 10 pounds chỉ trong 48 giờ, hay là kiếm $10.000 trong tuần đầu tiên,… thật sự quá phi lý…

… và đương nhiên Facebook sẽ từ chối thẳng.

Quảng cáo tốt là phải có sự rõ ràng, sự minh bạch, không phải là những tuyên bố thái quá hay những lời hứa suông.

Đương nhiên là cũng có trương hợp ngoại lệ vì nền tảng Facebook cũng không phải là hoàn hảo. Cũng có cách để né, có cách làm mũ đen.

Nhưng để an toàn thì không nên phá vỡ quy tắc làm gì cả.

Tránh xa những tuyên bố gây kích động. Rất dễ phạm tội lừa đảo. Cái này rất quan trọng, không cẩn thận là bị khóa tài khoản luôn.

10 6

ĐĂNG NHẬP TỪ NHIỀU ĐỊA CHỈ IP KHÁC NHAU

Bạn có thể bảo là mình thích đi du lịch nhiều nơi, nhưng Facebook không quan tâm đâu.

Nếu họ thấy bạn thường xuyên đăng nhập ở nhiều địa điểm khác nhau, thì sẽ khóa tài khoản quảng cáo.

Nếu bạn thường xuyên di chuyển, thì hãy dùng ứng dụng quảng lý tài khoản quảng cáo trên điện thoại để tránh gặp vấn đề này.

Mặc dù bạn sẽ không thoải mái, nhưng cũng tốt hơn là bị khóa tài khoản.

Một giải pháp nữa là mỗi địa chỉ IP chỉ nên đăng nhập 1 tài khoản Facebook, mỗi thành viên trong nhóm sẽ quản lý một tài khoản.

Sẽ khó khăn hơn một tý, nhưng khi bặn gặp rắc rối, bị khóa tài khoản, thì việc kháng cáo để mở khóa sẽ dễ dàng hơn nhiều.

11 6

LỊCH SỬ TÀI KHOẢN (BONUS LÝ DO THỨ 10)

Mỗi lần quảng cáo của bạn bị từ chối, tài khoản của bạn sẽ được gi nhận lại. Giống như đánh dấu số lần phạm tội.

Và không có gì bất ngờ khi Facebook thay đổi giá click dựa trên lịch sử tài khoản của bạn. (Giảm giá cho những người mình thích, tăng giá cho những thằng mình ghét).

Lịch sử tài khoản cũng sẽ đóng một vai trò nào đó trong việc xét duyệt quảng cáo trong tương lai.

Nếu trong quá khứ, quảng cáo của bạn bị từ chối liên tục, thì sau này sẽ khó khăn hơn để được họ duyệt quảng cáo.

Cố gắng để quảng cáo được duyệt nhiều nhất có thể. Làm ăn lương thiện, đừng phá luật.

ĐƠN GIẢN THÔI, HÃY CHƠI THEO LUẬT

Chạy quảng cáo Facebook cũng giống như đi bộ qua bãi mìn, nhưng nói chung, nếu bạn chơi đúng luật thì bạn sẽ không sao.

Môi trường quảng cáo luôn thay đổi. Hãy luôn cập nhật thông tin về những chính sách quảng cáo mới.

Tạo một lịch sử tài khoản sạch sẽ không quá khó khăn đâu. Bạn chỉ cần tránh làm mấy thứ nhảm nhí, và đừng cố tỏ ra thông minh.

Facebook có thể có hơn 1 tỷ khách hàng thì họ không ngu đâu. Họ sẽ mạnh tay loại bỏ những người phá luật.

Bài viết liên quan:

Nhận xét của bạn:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}