7 bước thiết lập Hompage trong eCommerce giúp tăng tối đa lợi nhuận và xây dựng thương hiệu

Cập nhật: 07/05/2024 | Ngày đăng: 25/02/2021
Danh mụcKinh nghiệm DS
3 1

Khi làm affiliate, thì chúng ta chỉ tập trung vào một điều: tăng chuyển đổi.

Nếu bạn bỏ ra $1 chạy quảng cáo, thì bạn muốn nó đêm lại lợi nhuận nhiều hơn.

Không cần phải xây dựng thương hiệu, không cần phải chiến lược dài hạn. Chỉ tập trung vào marketing.

Tuy nhiên….

Khi để ý đến lĩnh vực marketing online, tôi thấy ngày càng có nhiều người sử dụng kỹ năng affiliate để xây dựng thương hiệu.

Chuyển từ affiliate qua lĩnh vực eCommerce

Trong những năm qua, có nhiều affiliate đã chuyển qua làm eCommerce, dropshipping.

Khi làm eCommerce, chúng ta cần tập trung vào chiến lược dài hạn. Và một số kỹ thuật affiliate thì không thể áp dụng cho eCommerce.

Ví dụ, rất nhiều cửa hàng trông thật kém chất lượng.

  • Hình ảnh chất lượng thấp.
  • Theme miễn phí, kém chất lượng, trông giống như các cửa hàng dropshipping khác, không có sự khác biệt.
  • Đồng hồ đếm ngược giả mạo.
  • Testimonials giả mạo.
  • Copy mô tả sản phẩm từ nhà cung cấp Trung Quốc.

Khi chạy quảng cáo trong affiliate marketing, thì việc sử dụng tài nguyên kém chất lượng lại dễ thu hút sự chú ý, tăng chuyển đổi, giúp kiếm tiền nhanh chóng.

Nhưng nó lại không phù hợp với eCommerce. Vì trong eCommerce, bạn cần tập trung vào tư duy dài hạn.

Nếu bạn có tư duy ngắn hạn như vậy, thì bạn sẽ luôn đi sau Aliexpress, và không thể tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn bạn xây dựng thương hiệu eCommerce với sản phẩm lợi nhuận.

Xây dựng thương hiệu là một chủ đề phức tạp, vậy nên trong bài viết này tôi sẽ chỉ tập trung vào một khía cạnh của nó: Trang chủ – Homepage của cửa hàng eCommerce / Shopify.

Tôi sẽ đưa ra công thức xây dựng Homepage eCommerce và một số ví dụ từ những công ty hàng đầu thế giới.

Ghi chú: Mặc dù bài viết này hướng dẫn về eCommerce, nhưng bạn vẫn có thể áp dụng kiến thức để bán hàng, bán sản phẩm SAAS và xây dựng thương hiệu cá nhân.

Mục tiêu của trang chủ trong eCommerce

Nếu có traffic tự nhiên, traffic giới thiệu, thì trang chủ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng đầu tiên với khách hàng.

Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng.

Ngay cả khi bạn chạy quảng cáo trả phí tới trang sản phẩm, thì khách hàng vẫn có thể mở trang chủ để đánh giá thương hiệu.

Họ muốn biết cái công ty đó có trung thực, hợp pháp hay không.

Bởi vì khách hàng sẽ luôn cảm thấy rủi ro khi mua hàng. Vậy nên bạn cần trang trí Homepage cho tốt để giảm thiểu rủi ro và xây dựng sự tin cậy.

Việc xây dựng Homepage phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của bạn, mức độ nổi tiếng của bạn trong lĩnh vực, và mục tiêu cụ thể của công ty.

Nếu bạn bán một sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhiều người không biết, thì bạn sẽ phải giải thích cho họ hiểu.

Trong trường hợp này, sử dụng một video explainer để giải thích là rất ok.

Với sản phẩm hoặc dịch vụ mà có nhiều người biết, thì không cần phải làm video giải thích. Chẳng hạn như khi bạn bán hạt cà phê, thì không cần làm video. Người ta đều biết hạt cà phê là gì rồi.

Trong trường hợp này, bạn cần dẫn người ta thẳng tới loại hạt cà phê đang bán chạy nhất, hoặc là dẫn tới một “quiz phỏng vấn” để giúp khách hàng nhanh chóng tìm ra loại hạt mà họ cần.

Tiếp theo, bạn cần chú ý tới mức độ nổi tiếng của bạn trong lĩnh vực.

Nếu bạn là một thương hiệu mới, bạn có thể tận dụng cơ hội để kể câu chuyện. Người ta thích nghe chuyện mà.

Và cuối cùng, Homepage cần kết nối với các mục tiêu chiến lược của công ty. Nếu mục tiêu của bạn là email marketing, thì nên thu thập email trên trang chủ.

Nếu bạn đã đầu tư để thuê các Influencers để họ quảng bá cho thương hiệu, thì nên đăng các bài viết từ Influencers trang chủ.

Và cuối cùng, bạn có thể thêm các testimonials vào Homepage. Lúc đầu thì rất khó thu thập testimonials, nhưng bạn hãy cố gắng thu thập các testimonials chất lượng.

7 bước xây dựng trang chủ eCommerce

Tôi để ý thấy trên Homepage của những cửa hàng lớn đều có những yếu tố sau. Bạn hãy xem xét cái nào phù hợp thì áp dụng.

Ngoài ra, tôi cũng sẽ chia sẻ với bạn các “công cụ giúp tăng mạnh chuyển đổi”.

1. Thanh điều hướng (Thanh Menu)

Thanh menu sẽ giúp khách hàng nhanh chóng tìm được thứ họ cần.

Hãy để thanh menu ở chế độ “sticky”. Tức là dính cứng ở trên cùng, khi kéo xuống thì vẫn nhìn thấy. 

Tiếp theo, không nên để quá nhiều thứ trên menu, bởi vì nó dễ làm người ta sao nhãng. 

Ví dụ:

A. Đây là thanh menu của Warby Parker.

image 188

Ngắn gọn, đơn giản.

B. Đây là thanh menu của Onnit.

image 189

Họ chia sản phẩm thành 4 danh mục chính.

C. Đây là thanh menu của KylieCosmetics.

image 190

Tôi biết đó là một thương hiệu tỷ đô, nhưng tôi không thích thanh menu này.

Có quá nhiều thứ gây sao nhãng, và một số chúng khá thừa thãi.

Với một cửa hàng cơ bản thì chỉ cần: Logo, sản phẩm, giới thiệu, liên hệ, giỏ hàng và tài khoản.

2. Hình ảnh trên cùng – Hero Shot

Khi người ta truy cập Homepage, thì Hero Shot là hình ảnh đầu tiên mà họ nhìn thấy. Vậy nên Hero Shot rất quan trọng.

Hero Shot giống như ảnh bìa của một quyển sách. Nếu ảnh bìa không thú vị, thì người dùng sẽ không có hứng thú để mua sách.

Công thức đơn giản: Ảnh chụp một người đang sử dụng sản phẩm trong một “khung cảnh trong mơ”.

Ví dụ:

Đây là ảnh Hero Shot từ Gymshark.

image 191

Hot girl, tóc vàng, vóc dáng cân đối đang mặc quần áo thương hiệu Gymshark.

Và bạn cũng thấy rằng, đây là một phòng tập gym cao cấp, hiện đại, chuyên nghiệp. Hãy nhớ rằng, hình ảnh cần phải là một “khung cảnh trong mơ”.

Tôi không mặc trang phục của Gymshark, nhưng có lẽ nó chỉ là hàng China thôi. Họ không cạnh tranh về mặt chất lượng trang phục. Gymshark hiểu rằng họ phải tập trung giúp khách hàng cảm thấy “cool”. 

Một công ty như Uniqlo đang tập trung về măt công nghệ, vì họ phát triển được những thứ rất thú vị.

Còn đây là từ Bonobo.

image 192

Một anh chàng đẹp trai với áo sơ mi. Với nền trời xanh lộng gió, tà áo tung bay tạo cảm giác phiêu lưu, du lịch mùa hè.

Đây là từ Patagonia:

image 193

Rất ngầu đúng không.

Hero Shot thể hiện phong cách sống.

Bắt buộc phải có ảnh chất lượng với độ phân giải cao để người dùng có thể nhìn rõ nét.

Đừng chỉ khoe sản phẩm, hãy chụp ảnh một người đang sử dụng sản phẩm đó.

Sử dụng văn bản ngắn gọn, phong cách. Đừng có doạ khách hàng bằng những đoạn văn bản dài lê thê.

Mục tiêu là tạo ấn tượng cho thương hiệu. Hình ảnh khơi gợi mục tiêu mà khách hàng mong muốn.

Ví dụ:

Một khách hàng là John, anh ấy không muốn là một anh tràng 35 tuổi bình thường, mặc trang phục công sở. Anh ấy muốn thật phong cách, thật ngầu với trang phục tạo vẻ chững trạc, trưởng thành.

Tôi thích phong cách của BeardBrand, họ trỏ đường link tới một trang hỏi đáp – quiz. Và sau đó gợi ý sản phẩm cho họ.

image 194

Nếu bạn đang điều hành một công ty SAAS, thì một video explainer cũng rất ok. Đây là Homepage của Shopify.

image 195

3. Sọc ngang – xoá bỏ rào cản

Sau khi người dùng bị ấn tượng bởi Hero Shot, thì đã đến lúc nâng giá trị sản phẩm và xoá bỏ rào cản mua hàng.

Bạn có thể sử dụng những đường sọc ngang.

Có hai loại rào cản phổ biết:

A. Sọc ngang – lợi ích.

Hãy nghĩ xem những rào cản mua hàng cơ bản nhất là gì. Sử dụng sọc ngang để nhanh chóng xoá bỏ rào cản.

Ví dụ, MVMT bán đồng hồ, sọc ngang của họ là:

image 196

Ghi chú: click vào hình ảnh để phóng tôi.

Với vài câu đơn giản, họ đã xoá bỏ những rào cản sau:

✅ Hmm, bạn không muốn trả phí ship? Không sao, chúng tôi miễn phí giao hàng toàn trên thế giới.

✅ Hmm, nếu bạn không hài lòng với sản phẩm thì sao? Bạn có thể trả lại hàng, miễn phí.

✅ Hmm, nếu đồng hồ bị vỡ thì sao? Chúng tôi bảo hành 24 tháng.

✅ Hmm, nếu thông tin thẻ tín dụng của tôi bị tiết lộ khi mua hàng thì sao? Trang web này bảo mật 100%.

B. Bằng chứng xã hội.

Bạn có thể thêm bằng chứng xã hội để tăng độ tin cậy cho thương hiệu. Những trang báo nào đã đưa tin về thương hiệu của bạn, hãy liệt kê ra.

Ví dụ như hình dưới, nó tạo sự tin tưởng ngay lập tức, bởi vì New York Times sẽ không đưa tin về một công ty lừa đảo.

image 197

4. Giải thích lợi ích, giá trị

Khách hàng có rất nhiều lựa chọn. Bạn cũng có đối thủ cạnh tranh đúng không. Vậy nên bạn cần cho khách hàng biết rằng tại sao sản phẩm của bạn tốt, tại sao nên mua sản phẩm từ bạn?

Sản phẩm của bạn hay ở chỗ nào, độc đáo ở chỗ nào?

Đây là ví dụ từ FelixGray. Kết hợp hình ảnh đơn giản với văn phong cứng cáp.

image 198

Họ bán kính có chức năng lọc ánh sáng xanh.

Dòng đầu tiên, họ nói về lọc ánh sáng xanh. Nhưng chờ đã… ánh sáng xanh là gì và tại sao khách hàng cần quan tâm?

Họ đã giải thích rằng ánh sáng xanh gây mỏi mắt, nhức đầu, gián đoạn giấc ngủ.

Ở phần thứ 3, họ giải thích rằng kính sử dụng khung với chất lượng cao cấp. Nhưng chờ đã… ở chỗ bán kính nào người ta cũng bảo kính của họ là hàng cao cấp mà.

Vậy nên FelixGray cần giải thích thêm. Kính của họ sử dụng chất lượng cao cấp từ Ý và Đức.

Nước Ý nổi tiếng với thương hiệu xe Lamborghini. Nước đức nổi tiếng với BMW. Hai quốc gia này có chất lượng sản phẩm rất tốt.

Giả sử họ viết như vầy thì sao:

“Gọng kính của chúng tôi được làm từ nguyên liệu cao cấp, như nhựa của Trung Quốc”.

Sẽ khó bán hàng, vì Trung Quốc nổi tiếng với hàng giả, hàng kém chất lượng, đánh cắp bản quyền thương hiệu.

5. Chưng bày sản phẩm

Khi áp dụng những điều trên, bạn đã gây sự chú ý, thể hiện phong cách, tạo dựng uy tín, sự tin tưởng.

Vậy đây là thời điểm tuyệt với để chưng bày một số sản phẩm.

Dưới đây là một số cách.

A. Sản phẩm bán chạy nhất

Khi một người dùng nghé thăm cửa hàng của bạn, họ có thể bị choáng ngợp bởi có quá nhiều sản phẩm.

Vậy nên bạn có thể đưa ra danh sách 10 sản phẩm đang bán chạy nhất. 

Nó giúp khách hàng đỡ tốn thời gian phân tích, tìm kiếm, bởi vì đã có sẵn bằng chứng xã hội rồi, đó là những sản phẩm nhiều người mua nhất, chắc hẳn đó phải tốt.

Bạn có thể chưng bày các sản phẩm bán chạy nhất, hoặc sản phẩm đang có xu hướng bán chạy. Những khách hàng mới sẽ dễ dàng đánh giá gian hàng của bạn.

image 199

B. Sản phẩm mới

Đây là dành cho những người thường xuyên ghé thăm cửa hàng của bạn. Họ sẽ liên tục thấy các sản phẩm mới.

image 201

C. Bộ sưu tập

Bạn có “bộ sưu tập” sản phẩm không? Hãy chưng bày sản phẩm cho khách hàng thấy.

image 202

D. Sản phẩm tiêu điểm

Trong phần này, bạn sẽ tập trung vào một sản phẩm. Bạn sẽ đưa ra hình ảnh, viết mô tả.

Ví dụ với Onnit.com.

image 203

6. Thu thập địa chỉ email

Bạn luôn luôn phải thu thập email, bán hàng qua email rất lợi nhuận đấy.

Nên có hai cột. Bên trái là giới thiệu mạng xã hội, bên phải là quảng bá danh sách email.

Không nên chỉ hỏi xin email. Bạn phải cho họ lý do đăng ký.

Họ được gì nếu đăng ký danh sách email? Dưới đây là ví dụ:

  • Họ sẽ nhận được giảm giá nếu họ đăng ký. Giảm 10% cho đơn hàng đầu tiên.
  • Hứa hẹn lợi ích. Khách hàng sẽ được nhận thông báo khi ra mắt sản phẩm mới, và có cơ hội nhận sản phẩm miễn phí hàng tháng.
  • Dùng Lead magnet. Tặng ebook miễn phí. Giả sử bạn bán nệm, bạn có thể tặng ebook “11 bí quyết hack để giúp bạn có giấc ngủ chất lượng lượng hơn”.

Đây là một ví dụ từ Onnit:

image 204

Họ đưa ra lợi ích của việc đăng ký danh sách email, kèm với một hình ảnh tạo phong cách.

Đó là phần dưới cùng, phần chân trang của mọi website. Và đúng thế, có người sẽ đọc nó.

Những thông tin mà bạn nên thêm vào:

  • Nội dung pháp lý: Điều khoản điều kiện, chính sách bảo mật, chính sách bản quyền…
  • Đường link tới các trang mạng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram…
  • Giới thiệu công ty: Sự nghiệp, giá trị cốt lõi.
  • Địa điểm, các liên kết để bán.

Ví dụ như hình dưới.

image 205

Các công cụ tăng chuyển đổi

Các công cụ sau sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bạn phải biết cân đối, sử dụng ở mức độ vừa phải, tránh làm Homepage quá dài.

Các ý kiến đánh giá – testimonials

Đa số các website đều có phần ý kiến đánh giá như vầy:

image 206

Chúng rất kém chất lượng, bởi vì nó giống testimonials giả mạo.

Vậy nên bạn phải làm cho nó ổn hơn một chút.

Không chỉ là văn bản, bạn có thể thêm hình ảnh khách hàng đang sử dụng sản phẩm.

Hoặc bạn có thể thêm video. Chúng tạo sự tin cậy tốt hơn hình ảnh.

Ví dụ như Optimum Nutrition, họ dẫn đường link tới các video testimonials.

image 207

Tuyên bố sứ mệnh, câu chuyện

Phần này sẽ giúp bạn tăng giá trị thương hiệu, tăng giá trị công ty.

Thương hiệu càng nhỏ, thì “câu chuyện” càng quan trọng, giúp giao tiếp với khách hàng.

Truvani kinh doanh thực phẩm chức năng.

Thực phẩm chức năng là một lĩnh vực kinh doanh cạnh tranh. Truvani muốn tạo sự nổi bật, đưa ra sự khác biệt.

image 208

Nội dung từ mạng xã hội

Với những lĩnh vực kinh doanh đặc biệt như là thời trang, thì bạn nên kết nối trang chủ với tài khoản Instagram.

Có thể đăng ảnh khách hàng đang sử dụng sản phẩm, kèm với các bằng chứng xã hội.

Dùng video cũng ok.

Câu hỏi thường gặp

Với các sản phẩm phổ biến thì mục này không cần thiết.

Tuy nhiên, nếu bạn đang giới thiệu sản phẩm mới, sản phẩm ít phổ biến, thì khách hàng sẽ có nhiều thắc mắc.

Nếu không giải quyết các câu hỏi đó, thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ giảm.

Chụp những bức ảnh eCommerce tuyệt vời

Một website hiện đại, chuyên nghiệp cần có những bức ảnh chất lượng tuyệt vời.

Nhưng mua ảnh sẽ đắt, thuê thợ chụp ảnh cũng không rẻ.

Nếu bạn có điều kiện, thì nên mua ảnh, và thuê người chụp ảnh chuyên nghiệp.

Còn nếu vốn thấp, thì bạn hoàn toàn có thể chụp ảnh tại nhà, chỉ với cái điện thoại.

Theme cũng quan trọng. Nhớ rằng chúng ta không bán hàng như kiểu affiliate marketing, chúng ta tập trung vào giá trị trọn đời – Life time value.

Nếu bạn có vốn ổn định, thì có thể mua theme của Turbo. Tốc độ cao, load nhanh, dùng cho quảng cáo trả phí rất tốt.

Thêm của Retina cũng là một lựa chọn không tồi.

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của Halo Effect. Người ta mua sản phẩm để có cảm giác như họ sắp đạt được mục tiêu của mình. 

Bạn có thể dùng hình ảnh gợi tả một tình huống nơi mà khách hàng đang đạt được thứ họ muốn.

Và cuối cùng, hãy đầu tư vào văn bản. Bạn thấy đấy, những ai học giỏi văn thì rất có lợi thế trong kinh doanh.

Nhưng đừng cố tâng bốc sản phẩm lên tận mây xanh, hoặc là sử dụng chiêu trò đánh vào tâm lý. Vì bạn dễ mắc lỗi misleading – gây hiểu nhầm.

Tôi thấy một số landing page sử dụng văn phong giả mạo, hình ảnh giả mạo, testimonials giả mạo, nội dụng doạ cho người đọc sợ hãi với mục đích tăng tối đa lợi nhuận.

Cũng khá buồn, ở Việt Nam, nơi mà các mạng quảng cáo chưa có quy định chặt chẽ, thì nhiều người lợi dụng điều đó để kiếm tiền. Nhưng đối với các mạng quảng cáo lớn của nước ngoài, nếu bạn làm vậy thì họ sẽ không duyệt quảng cáo đâu.

Đừng sợ cạnh tranh

Khi tôi nghiên cứu nội dung để viết bài này, tôi thấy thật ngạc nhiên vì nhiều thương hiệu lớn họ làm Homepage khá tệ.

Sau nhiều năm làm marketing, có một bài học quan trọng mà tôi hiểu được, đó là đừng sợ cạnh tranh.

Cạnh tranh là tốt. Cạnh tranh tức là thị trường đã được chứng minh có lợi nhuận.

Luôn luôn có vị trí cho người xứng đáng. Hãy cố gắng nhé.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>