[Toàn tập] Tối ưu hình ảnh sản phẩm trong bán hàng online, eCommerce, dropshiping

Cập nhật: 07/05/2024 | Ngày đăng: 24/06/2020
Danh mụcKinh nghiệm DS
4 5

Theo trang DigitalCommerce360, 51% người dùng thích mua sắm qua các trang thương mại điện tử trực tuyến – eCommerce.

Mặc dù con số đó đang tăng, nhưng nhiều người vẫn thích mua ở các cửa hàng offline tại địa phương hơn là mua online.

Vì như vậy họ sẽ nhìn thấy sản phẩm, được xem thử, được kiểm chứng.

Và đó là một trong những điểm yếu lớn nhất của eCommerce.

Vậy làm sao khắc phục điểm yếu lớn nhất này. Có cách đó là dùng hình ảnh, nhưng nó không hề dễ.

Hình ảnh trong eCommerce có thể giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi, nhưng nếu làm sai, thì tỷ lệ chuyển đổi sẽ giảm mạnh.

Chắc hẳn bạn đã từng gặp những website bán sản phẩm, nhưng hình ảnh không tốt, không đẹp, không chuyên nghiệp, và bạn không muốn mua sản phẩm của họ.

Vậy nên, trong eCommerce, hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất. Nếu bạn muốn có nhiều chuyển đổi hơn, bạn cần biết cách chụp ảnh tốt hơn.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chụp những hình ảnh sản phẩm tuyệt vời, chỉ với ngân sách thấp. Và tôi cũng hướng dẫn bạn tối ưu hình ảnh để SEO tốt hơn, nhiều chuyển đổi hơn.

Tạo sao hình ảnh trong eCommerce lại rất quan trọng?

Chúng ta đều thích Amazon, với rất nhiều sản phẩm giá rẻ, họ giúp ta tiết kiệm tiền.

Và thực tế là nhiều người “nghiện” mua hàng trên Amazon.

Theo Statista, thì doanh thu của Amazon trong năm 2017 là 177.87 tỷ đô la. Đúng thế, là tỷ đô, chứ không phải triệu đô.

1 2

Từ 2012, Amazon Prime phát triển nhanh như tên lửa. Nếu bạn nói chuyện với 5 người bạn ở Mỹ, thì phải ít nhất 3 người trong số họ có đăng ký Amazon Prime.

2 2

Theo những nghiên cứu mới nhất, Amazon có thể sẽ chiếm gần một nửa tổng doanh thu eCommerce trong năm 2021. Chỉ Amazon cũng mạnh bằng tất cả các cửa hàng eCommerce cộng lại.

3 1

Vậy bí quyết thành công của họ là gì?

Chính là đơn giản và dễ sử dụng. Bạn có thể đặt hàng chỉ với một click, và sẽ được nhận hàng trong ngày.

Miễn phí ship trong hai ngày cũng là một điểm mạnh của Amazon Prime.

5 1

Amazon làm tăng trải nghiệm của người dùng, giúp họ có thể mua hàng nhanh chóng và đơn giản. Trả lại hàng dễ dàng, giao hàng miễn phí, và thường có giá thấp hơn hoặc giá cả phải chăng, vậy thì đúng là ai cũng thích mua hàng của họ.

Amazon đang phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, một nghiên cứu của Retail Dive trong năm 2017 lại cho thấy kết quả thú vị:

49% người dùng thích mua sản phẩm từ cửa hàng bán lẻ, hơn là mua từ những cửa hàng online bởi vì họ có thể “nhìn, chạm, và dùng thử các mặt hàng”.

6 1

Người ta vẫn thích phương pháp mua hàng truyền thống, đến các cửa hàng để tìm sản phẩm, sau đó mới mua.

Đó là vì chúng ta không muốn có vấn đề gì xảy ra với sản phẩm mà mình mua. 

Nếu chúng ta nhận được một sản phẩm bị lỗi, bị hỏng, hoặc không thích,… thì sẽ phải tốn thời gian và thủ tục để gửi lại hàng.

Nếu chuyện đó xảy ra, thì sẽ tốn khá nhiều thời gian chờ đợi. Vậy chỉ cần ra cửa hàng để mua trực tiếp, thì sẽ nhanh gọn hơn.

eMarketer cũng nhận được những kết quả tương tự với Retail Dive, thấy rằng người tiêu dùng ở Mỹ thường thích mua sản phẩm tại các cửa hàng offline.

7 2

Theo đó, ta thấy rằng, mặc dù có vẻ như là mua sắm online đang chiếm lợi thế, nhưng thực tế là người ta vẫn thích đến các cửa hàng địa phương để mua sản phẩm.

Đây chính là vấn đề lớn nhất của các cửa hàng eCommerce. Đồng thời nó cũng là cơ hội lớn nhất.

Vậy làm sao để khác phục nhược điểm này. Đó là cần biết cách sử dụng hình ảnh đúng cách.

Hình ảnh vô cùng quan trọng, hình ảnh có thể giao tiếp với khách hàng, đem lại trải nghiệm không khác gì so với việc xem xét sản phẩm trực tiếp tại cửa hàng.

Vậy nên, bạn cần lên kế hoạch để chụp những hình ảnh thật chuyên nghiệp. Hình ảnh phải truyền tải giá trị sản phẩm, và cho người dùng thấy rằng đó là sản phẩm phù hợp với họ.

Dưới đây, tôi sẽ cho bạn thấy ví dụ một số trang eCommerce tốt nhất hiện tại, và cách mà họ vận dụng hình ảnh để bán hàng online.

Những kiến thức mà tôi đúc kết sau khi học hỏi từ những cửa hàng eCommerce tốt nhất.

Khi bạn gặp một hình ảnh eCommerce tốt, bạn sẽ ngay lập tức chú ý đến nó.

Tôi tin rằng bạn biết ít nhất 5 cửa hàng online có những hình ảnh sản phẩm tốt.

Có thể những hình ảnh đấy đã thúc đẩy bạn mua hàng, và làm bạn thích thương hiệu của họ.

Đúng vậy, hình ảnh eCommerce có ảnh hưởng, tác động lớn tới người mua hàng.

Có một trang web eCommerce rất tốt, đó là GoPro. Họ có những hình ảnh rất tuyệt vời.

Và không chỉ là hình ảnh đẹp, mà còn có chiến thuật trong đó nữa.

Ví dụ, khi lần đầu bạn vào trang sản phẩm, bạn sẽ thấy một hình ảnh sản phẩm cổ điển mà bạn đang mong đợi nhìn thấy.

8 1

Họ trực tiếp cho bạn thấy thương hiệu của họ, đi kèm với đó là một hình ảnh chất lượng cao để giúp người dùng tham khảo.

Kéo tiếp xuống, bạn sẽ thấy hình ảnh sản phẩm đang được dùng trong các tình huống cụ thể.

9

Như vậy, người dùng có thể hình dung rằng họ đang sử dụng sản phẩm.

Kéo xuống nữa, bạn sẽ thấy sản phẩm của GoPro đang được để trên một cái bàn, bên cạnh một cái điện thoại thông minh Smartphone.

10 1

Bức ảnh này đưa ra hai thông điệp:

1. Sản phẩm rất nhỏ gọn, dễ dàng mang theo mọi lúc.

2. GoPro có một ứng dụng mobile giúp kết nối máy ảnh với điện thoại ngay lập tức.

Rất tuyệt đúng không.

Chỉ cần một vài hình ảnh đơn giản, GoPro đã giới thiệu về thiết kế và tính năng sản phẩm, giúp nhanh chóng hấp dẫn người sử dụng.

Bạn thấy đấy, các hình ảnh trong eCommerce thì không đơn giản chỉ là hình ảnh thông thường. Chúng là những mô phỏng trực quan về cách dùng sản phẩm như thế nào, và đồng thời chúng cũng truyền tải tinh thần thương hiệu của bạn.

Một ví dụ khác về hình ảnh eCommerce đó là công ty Alex and Ani.

Họ giới thiệu sản phẩm với hình ảnh có độ phân giải cao, cho phép người dùng thấy những chi tiết rất nhỏ của sản phẩm trang sức.

11

Giống như GoPro, họ cũng có hình ảnh là sản phẩm đang được sử dụng, để giúp người mua tưởng tượng ra rằng khi dùng sản phẩm thì sẽ như thế nào, có phù hợp với trang phục và phong cách của người dùng hay không.

12

Những hình ảnh sản phẩm eCommerce thì vượt trội hơn các hình ảnh thông thường. Nó gợi lên cảm xúc mua hàng, và đồng thời cũng thúc đẩy thương hiệu.

Với những ví dụ đó, chắc hẳn bạn đã có ý tưởng nên chụp ảnh như thế nào. Hãy động não suy nghĩ cách chụp ảnh thật sáng tạo.

Bây giờ, tôi sẽ cho bạn biết cách để chụp ảnh sản phẩm tốt, mà không cần những công cụ chụp ảnh đắt tiền.

Cách chụp ảnh sản phẩm eCommerce với ngân sách thấp.

Nếu bạn thuê nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để chụp ảnh sản phẩm thì sẽ rất đắt. Những nhiếp ảnh gia hàng đầu sẽ phải tốn $250 đến $500 mỗi giờ, thậm chí là tốn $2000 cho một bức ảnh.

Nhưng sự thật là bạn không cần phải thuê thợ chụp ảnh làm gì cả. Bạn có thể thể chụp những hình ảnh chất lượng chỉ với điện thoại, hoặc một chiếc máy ảnh camera bình thường.

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn chụp ảnh eCommerce tốt hơn, mà không cần tốn ngân sách thuê thợ chụp ảnh.

Thủ thuật 1: Mua chân máy ảnh dẻo để giữ vững, và điều khiển góc chụp linh hoạt.

Một vật dụng mà bạn nên đầu ư đó là chân máy ảnh – tripod. Nhưng không phải là chân máy ảnh bình thường.

Để chụp ảnh eCommerce, thì tôi khuyên bạn nên sử dụng chân máy ảnh có thể uốn dẻo.

13

Chân máy ảnh uốn dẻo có thể giúp bạn chụp sản phẩm ở góc độ tuyệt với, đem lại ảnh đẹp chuẩn, không bị mờ.

Một lợi thế của chân máy ảnh dẻo đó là bạn có thể gắn nó vào lan can, thiết bị khác, thích nghi với nhiều loại bề mặt.

Tức là bạn có thể đem sản phẩm ra ngoài trời để chụp. Chân máy ảnh vẫn có thể đứng vững cho dù là mặt đât nhấp nhô.

Mà chúng cũng rất rẻ. Chỉ với một cái điện thoại và một cái chân máy ảnh dẻo linh hoạt, là bạn đã có thể chụp những bức ảnh đẹp chỉ trong vài phút.

14

Ghi chú: Bạn có thể tìm kiếm với từ khóa: Chân máy ảnh linh hoạt, chân máy ảnh đa năng, chân máy ảnh dẻo.

Thủ thuật tiếp theo cũng không kém quan trọng.

Thủ thuật 2: Ánh sáng phù hợp.

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng giúp bạn có những bức ảnh eCommerce tốt hơn.

Nếu bạn không giỏi về điều chỉnh ánh sáng, bức ảnh sẽ không chuyên nghiệp.

Người chụp ảnh chuyên nghiệp hay không thì nhìn vào kỹ thuật xử lý ánh sáng là biết ngay.

Nếu ánh sáng tạo ra các bóng mờ xấu, hoặc làm góc chụp không đẹp, thì hình ảnh sản phẩm sẽ không có tính hấp dẫn người mua.

Trước khi tìm hiểu sâu thêm về kỹ thuật điều chỉnh ánh sáng, bạn cần biết sự khác biệt giữa ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo.

Ánh sáng tự nhiên được tạo ra từ mặt trời. Bạn không sử dụng đèn hoặc các nguồn điện để tạo ánh sáng.

15

Ánh sáng tự nhiên rất đẹp, sắc nét, nổi bật đường viền. Bạn có thể dễ dàng thấy từng chi tiết ở sản phẩm trên.

Dưới đây là ánh sáng nhân tạo:

16

Ánh sáng nhân tạo thường có màu vàng, tùy thuộc vào nguồn sáng mà bạn sử dụng.

Vậy khi nào nếu sử dụng ánh sáng tự nhiên, khi nào nên sử dụng ánh sáng nhân tạo?

Ánh sáng tự nhiên sẽ tốt nhất khi chụp ảnh sản phẩm ngoài trời. Ví dụ, nếu là sản phẩm được sử dụng ngoài trời, thì bạn hãy dùng ánh sáng tự nhiên. Nếu là sản phẩm có thể mặc hoặc đeo trên người, thì bạn nên sử dụng ánh sáng nhân tạo.

Khi bạn chụp những sản phẩm có tính chất trưng bày như là đồng hồ hoặc ví, thì ánh sáng nhân tạo là phù hợp nhất, bạn muốn làm cho ảnh hiển thị rõ từng chi tiết sản phẩm.

Hãy thử trải nghiệm với hai loại ánh sáng trên, nhưng nên sử dụng ánh nào nào, thì còn tùy vào sản phẩm mà bạn bán.

Thủ thuật 3: Sử dụng sweep để tạo ra hình ảnh sạch sẽ.

Bạn đã nghe nói đến thủ thuật sử dụng sweep chưa? Có thể chưa, nhưng tôi tin rằng bạn đã từng thấy những hình ảnh có sử dụng sweep.

17

Bạn có thể tạo sweep bằng cách dùng giấy uống cong, với tác dụng là tạo nên hình ảnh khoảng trắng vô hạn phía sau sản phẩm.

Ví dụ, dưới đây là có một hình ảnh sử dụng sweep, và một hình ảnh không sử dụng sweep.

18

Sweep là một cách rất hay để tạo ra không gian trắng, không bị ảnh hướng bởi bóng mờ, nếu gấp hoặc khung nền.

Và bạn có thể tự làm tại nhà chỉ với vài đô la để mua dụng cụ từ cửa hàng.

19

Bạn cũng có thể dùng giấy cứng – poster board – để làm sweep, kếp hợp với hai miếng giấy xốp cứng và một cái kẹp kim loại.

Bạn có thể mua chúng chỉ với dưới $50, nhanh chóng tạo một phòng chụp ảnh nhỏ, để có thể chụp những bức ảnh tuyệt vời.

Nếu bạn muốn thay đổi ảnh nền, bạn chỉ cần thay đổi sweep, sử dụng chất liệu khác:

20

Cách tạo đơn giản và dễ dàng, nhưng có thể đem lại những bức ảnh chuyên nghiệp.

Kết hợp sweep với ánh sáng tốt và chân máy ảnh dẻo, thì chỉ cần một cái điện thoại là bạn đã có thể chụp những bức ảnh chất lượng cao, với chi phí không đáng kể.

Nếu bạn muốn mua công cụ chuyên nghiệp hơn, thì tôi thấy trên Amazon có bán phông nền chất lượng cao, bạn cũng có thể dùng để tạo sweep:

21 1

Bạn có thể sử dụng nó trong trường hợp bạn cần chụp những hình ảnh sản phẩm lớn, như là đồ đạc.

22

Bây giờ, bạn đã biết những cách cơ bản để chụp ảnh sản phẩm chất lượng. Điều tiếp theo cần làm đó là tối ưu hình ảnh để tăng trải nghiệm cho người dùng, và kéo nhiều lượt truy cập tự nhiên.

3 bước tối ưu hình ảnh eCommerce để kéo lượt truy cập tự nhiên

Chụp ảnh sản phẩm eCommerce chỉ là bước đầu tiên.

Sau đó, bạn cần tối ưu chúng. Đó là một bước quan trọng, nhưng rất nhiều người bỏ qua. 

Nếu không tối ưu hình ảnh đúng cách, thì tốc độ load ảnh trên website sẽ chậm, đồng thời mất đi lượng truy cập tự nhiên.

Dưới đây là 3 bước mà bạn có thể áp dụng để nhanh chóng tối ưu hình ảnh, làm cho hình ảnh được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao, và cũng để tăng trải nghiệm người dùng.

Bước 1: Sử dụng công cụ nén ảnh để giảm kích thước ảnh, tăng tốc độ load.

Đây là bước quan trọng nhất để giữ chân người dùng trên trang.

Theo như một nghiên cứu gần đây của Google, đa số các website đều tốn 8 giây để load xong.

23

Hiện tại, tốc độ tải trang tốt nhất là khoảng 3 giây. Nhưng đa số website tải quá chậm, điều đó làm tăng tỷ lệ thoát trang bounce rate, và ảnh hưởng tới doanh số.

24

Chỉ cần load trậm vài giây, thì tỷ lệ thoát trang đã tăng lên 100%.

Vậy thì, bạn chăm chỉ làm SEO để kéo traffic, nhưng người dùng lại rời đi quá sớm, họ không mua hàng từ bạn.

Nếu bạn chạy quảng cáo vào website, thì bạn sẽ tổn thất rất lớn do tốc độ load chậm. Mà hình ảnh là một trong những yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới tốc độ tải trang.

Thông thường, hình ảnh sản phẩm phải có độ phân giải cao. Như vậy thì ảnh mới đẹp và thu hút sự chú ý. Nhưng độ phân giải cao thì ảnh sẽ nặng, và làm tốc độ load chậm, tác động tiêu cực tới trải nghiệm người dùng.

Nó giống như là con dao hai lưỡi.

BBC News thống kê rằng người dùng sẽ không muốn tốn nhiều hơn 3 giây để đợi một trang sản phẩm eCommerce load xong.

Vậy thì, làm sao để giảm kích thước hình ảnh mà không ảnh hưởng tới chất lượng?

Bằng cách sử dụng đúng những công cụ nén ảnh. Một công cụ ưa thích mà tôi dùng đó là JPEGmini:

25

Với công cụ này, bạn có thể giảm kích thước hình ảnh rất nhiều, nhưng không ảnh hướng tới chất lượng ảnh.

Theo ví dụ ở trên, thì ảnh đã nhẹ hơn 6.5 lần sau khi nén. Nhưng chất lượng thì không mấy thay đổi.

Bạn cũng có thể test thử những công cụ nén ảnh khác nếu muốn. Bạn có thể dùng TinyPNG hoặc Kraken.io

Nhưng hãy luôn nén ảnh trước khi đăng lên website, như vậy mới có tốc độ load cao, tăng trải nghiệm người dùng, mới có cơ hội làm họ quay lại mua hàng nhiều lần nữa.

Bước 2: Tối ưu từ khóa cho file ảnh và văn bản thay thế – alt.

Khi bạn chụp hàng chục bức ảnh sản phẩm, thì bạn sẽ thường để tên ảnh mặc định.

“Hinhanh_12”.

Nhưng như vậy thì Google sẽ không hiểu, bởi vì thuất toán của Google sẽ đọc tên hình ảnh và văn bản alt để có thể hiểu hình ảnh đang nói về điều gì.

Nếu không có dữ liệu này, Google sẽ không thể biết về nội dung hình ảnh, vì nó không thể quét hình ảnh, máy tính chỉ quét được dữ liệu thôi.

Ví dụ, nếu bạn đăng một bức ảnh sản phẩm eCommerce về vòng cổ, bạn nên đặt cho bức ảnh một cái tên, và để nó là tên của file.

26

Sản phẩm trên có thể đặt tên là: “Tiffany Love Lock Necklace.”

Đặt một cái tên đơn giản, nhưng thích hợp để mô tả sản phẩm.

Sau khi đặt cho bức ảnh một cái tên rõ ràng, bạn cũng nên chỉnh sửa văn bản thay thể của bức ảnh – văn bản alt.

27

Theo như Moz, “các thẻ Alt giúp mô tả hình ảnh tốt hơn, giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và lập chỉ mục chính xác”.

Bạn cần cho Google biết những dữ liệu thích hợp, mọi hình ảnh trên trang web đều nên cung cấp đủ thông tin rõ ràng.

Vậy viết như thế nào? Trong thẻ alt, nên điền gì và không nên điền nội dung gì? Có nên điền từ khóa không?

Một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải đó là nhồi nhét từ khóa.

Bạn cần tránh việc nhồi nhét từ khóa hết mức có thể. Đừng chèn từ khóa vô tội vạ vào phần mô tả Alt.

Bí quyết là hãy thực sự mô tả hình ảnh, và lý do đặt ảnh trên trang.

Ví dụ, nếu bạn đăng lên website một hình ảnh sản phẩm là chiếc cặp, thì có thể đặt văn bản alt là: “người đàn ông cầm chiếc cặp da màu vàng trong văn phòng”.

28

Như vậy, vừa mô tả hình ảnh, mô tả sản phẩm, và nói lên chức năng của sản phẩm đó.

Bước 3: Liên tục test A/B cho các bức ảnh.

Bạn cũng nên liên tục test các hình ảnh. Chứ không thể cứ đăng ảnh, rồi quên nó luôn, rồi mong hình ảnh đó sẽ vĩnh viễn làm người dùng chú ý.

Bởi vì hành vi mua hàng có thể thay đổi. Con người luôn thay đổi. 

Test hình ảnh cũng là bí quyết làm eCommerce. Nếu bạn thấy rằng sản phẩm không bán chạy, mặc dù bạn đã kéo những lượt truy cập chất lượng, thì có thể là do hình ảnh chưa có tác dụng tạo nên cảm xúc mua hàng.

Ví dụ, một công ty nhận thấy rằng hình ảnh chưa đủ tốt. Họ không bán được nhiều ngay cả khi có ảnh chất lượng cao.

Để xử lý điều này, họ thêm vào trang web một số hình ảnh thực tế từ người dùng:

29

Bằng cách thêm hình ảnh từ người dùng thực sự, họ đã tăng doanh thu lên 23%.

Tại sao? Bởi vì “bằng chứng xã hội” sẽ tạo thêm nhiều sự tin tưởng hơn, cho thấy sản phẩm đã được tin dùng bởi người dùng thật sự.

Đây là một bí quyết mà Amazon đã áp dụng. Nếu bạn kéo xuống phần đánh giá, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh từ những người dùng đã mua sản phẩm:

30

Những bức ảnh đó giúp tạo sự tin tưởng, cũng là một cách khác để thêm hình ảnh sản phẩm cho bạn.

Hãy thử yêu cầu người dùng gửi ảnh sản phẩm hoặc viết đánh giá, để cải thiện trang bán hàng.

Nếu bạn cần thêm ý tưởng để test hình ảnh, thì dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng:

  • Thử test các ảnh sản phẩm được chụp với các nguồn sáng khác nhau: nguồn sáng tự nhiên so với nguồn sáng nhân tạo.
  • Test xem nên đặt bao nhiêu hình ảnh sản phẩm lên trang, để biết được là đang có quá nhiều ảnh, hay là quá ít ảnh, từ đó đưa ra điều chỉnh thích hợp.
  • Test ảnh chụp sản phẩm: Chúng có tính chất tạo thương hiệu hay không, hay chỉ là những bức ảnh bình thường.

Cố gắng theo dõi những hành vi trên trang của người dùng, hoặc sử dụng các công cụ báo cáo để phân tích xem những yếu tố nào mà người ta thích, những yếu tố nào trên trang mà họ bỏ qua.

Như vậy, bạn sẽ có thể biết đâu là yếu tố hiệu quả, đâu là yếu tố không hiệu quả. 

Là do bức ảnh, hay là do góc chụp, hay là do ánh sáng không tốt? Bạn cũng chỉ cần thử nghiệm vài lần là sẽ chút kinh nghiệm, sẽ nhanh chóng nhận ra được.

Kết luận

eCommerce là một ngành đang phát triển, đang trên đà thống trị.

Nhưng mà hiện tại, nhiều người vẫn thích mua hàng offline. Bởi vì họ có thể sờ nắn, trải nghiệm sản phẩm trước khi bỏ tiền ra mua.

Nhưng trong eCommerce, bạn không thể cầm sản phẩm trước khi mua. Và chính vì thế, các cửa hàng online sẽ phải đối mặt với vấn đề “trả lại hàng”.

Đề vượt qua vấn đề này, bạn cần tập trung tạo ra những hình ảnh tốt hơn, đem lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, giúp họ dễ dàng đưa ra quyết định.

Bạn cũng có thể sử dụng hình ảnh 360 độ, hoặc dùng video.

Hãy đưa ra những kịch bản sử dụng sản phẩm, để giúp loại bỏ sự do dự khi mua h àng.

Nhưng hãy nhớ, bạn cần tối ưu SEO, và tối ưu tốc độ load để tăng trải nghiệm người dùng, để nhận được nhiều lượt truy cập tự nhiên, bán được nhiều sản phẩm hơn..

Chúc bạn thành công với eCommerce.

Bài viết liên quan:

  • {"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
    >