Ecommerce: Hướng dẫn cách xác định sản phẩm tiềm năng

Cập nhật: 07/05/2024
eCommerce

Quá trình để test những chiến dịch trong Affiliate marketing diễn ra rất nhanh chóng.

Bạn sẽ nhận offer từ Affiliate manager (người quản lý).

Bạn phân tích đối thủ bằng các công cụ spy để xem những gì đang diễn ra.

Bạn “mượn” một vài landing page đứng top.

Sau đó, bạn sẽ kết hợp một số angels để tạo chiến dịch cho riêng mình.

Quá trình hoàn toàn đơn giản, bạn có thể khởi động chiến dịch chạy quảng cáo chỉ trong vỏn vẹn vài giờ. 

Tôi không đảm bảo tất cả chiến dịch đều lợi nhuận, nhưng bạn có thể biết được kết quả chiến dịch chỉ trong vài ngày.

Từ đó, nếu chiến dịch không tiềm năng thì bỏ; những chiến dịch tiềm năng thì tiếp tục tối ưu; những chiến dịch lợi nhuận thì scale.

Tốc độ rất quan trọng trong môi trường internet, bạn cần phải học tập và thay đổi không ngừng.

Nội dung bài viết

eCommerce rất khác so với affiliate marketing

Nhiều Affiliate đã chuyển sang eCommerce trong vài năm trở lại đây, nơi mà việc khởi động một chiến dịch diễn ra rất chậm, một số trường hợp mất cả tháng.

Như vậy sẽ có nhiều rủi ro hơn, đúng không?

Nếu ngân sách của bạn thấp hơn vài ngàn $, không thể sử dụng chiến thuật “súng máy” được, mà bạn nên ưu tiên dùng chiến thuật “bắn tỉa”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thất bại trong một chiến dịch Affiliate? 90% chi phí bạn sẽ thanh toán cho nguồn traffic.

Nhưng eCommerce lại hoàn toàn khác, hầu hết trường hợp bạn phải chấp nhận rủi ro hàng tồn và chi phí dịch vụ khách hàng. 

Ví dụ như supplier (nhà cung cấp) yêu cầu số lượng đơn đặt hàng tối thiểu là $2.000, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi không thể bán hết số sản phẩm đó.

Còn chưa kể thời gian và năng lượng của bạn.

Đó là lý do tại sao bạn phải thực hiện quá trình xác định sản phẩm tiềm năng, để đảm bảo khách hàng muốn mua nó, trước khi cam kết với bất kỳ một nguồn lực nào.

Nên Chọn Sản Phẩm Như Thế Nào?

Thông thường mọi người sẽ thực hiện các bước như sau :

  • Cảm giác hứng thú với một ý tưởng sản phẩm.
  • Thanh toán hàng ngàn $ cho việc lưu kho và chờ đợi cả tháng để ship sản phẩm từ Trung Quốc.
  • Dành rất nhiều thời gian để xây dựng cửa hàng trên Shopify và sáng tạo các mẫu quảng cáo.
  • Khởi động chiến dịch.

Kết quả thì sao? Họ thậm chí còn không nhận được bất kỳ một chuyển đổi nào trên dashboard Shopify. 

Họ cũng đã lãng phí hàng ngàn $ hàng tồn kho và cả những nỗ lực nữa.

Vậy Chúng Ta Làm Cách Nào Để Xử Lý?

Bạn có thể thử nghiệm và test hơn 15 sản phẩm cho đến khi tìm được cái nào hiệu quả nhất. 

Bạn cũng có thể thực hiện tất cả các nghiên cứu nhưng thị trường sẽ quyết định ai mới là người dành chiến thắng.

Tôi có một suy nghĩ rằng bạn nên xem các chiến dịch như một dạng tích lũy kinh nghiệm, hay mỗi lần tung sản phẩm ra thị trường cũng là một lần tích lũy kinh nghiệm.

Càng nhiều kinh nghiệm thì cơ hội chiến thắng sẽ cao hơn, bạn nên thực hiện nó một cách nhanh nhất với chi phí thấp nhất. 

Điều này mang lại cho bạn khả năng thành công cao hơn.

Và đây là vấn đề quan trọng : Xác suất chiến thắng của bạn sẽ tăng lên tương ứng với kinh nghiệm mà bạn có

Bạn cũng đang nâng cấp các kỹ năng mỗi khi khởi động chiến dịch.

  • Bạn sẽ học được cách thương lượng về giá.
  • Bạn bắt đầu hiểu biết hơn về các nền tảng quảng cáo.
  • Bạn cũng sẽ tìm ra loại landing page nào hiệu quả nhất.

Điều quan trọng nhất là bạn phải tiếp tục làm việc. Không có gì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công. 

Bây giờ, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số phương pháp xác định các sản phẩm tiềm năng. Hy vọng sẽ giúp các bạn học tập nhanh hơn với chi phí ít nhất.

Chúng ta bắt đầu bài học.

Những Sai Lầm Khi Chọn Sản Phẩm

Mọi người đều hiểu rằng, chúng ta phải kiểm tra ý tưởng sản phẩm trước khi hành động, nhưng hầu hết các phương pháp sau đều có nhiều sai sót.

1. Khảo sát người bạn quen biết

A: Bạn nghĩ gì về ý tưởng sản phẩm mới của tôi?
B: Tuyệt vời, tôi hoàn toàn ủng hộ bạn khi sản phẩm ra mắt.

… Một tháng sau

A: Này, bạn có biết về sản phẩm mà tôi đã nói với bạn không? Bây giờ tôi đã có nó trong kho rồi, bạn có muốn mua nó không?

B: Oh...Thật sự xin lỗi, tôi đã hết tiền, chúc bạn may mắn.

Khảo sát có thể giúp bạn đi đúng hướng, nhưng có một cách tốt hơn là yêu cầu bán hàng.

A: Bạn nghĩ gì về ý tưởng sản phẩm mới của tôi ?
B: Tuyệt vời, tôi hoàn toàn ủng hộ bạn khi sản phẩm ra mắt.
A: Cảm ơn bạn đã ủng hộ. Bạn có muốn một đơn đặt hàng trước không? Chúng tôi nhận thanh toán qua Paypal hoặc Venmo.
B: Oh...Thật sự xin lỗi, tôi đã hết tiền, chúc bạn may mắn.

Vậy chuyện gì đã xảy ra? Mọi người đều không thích xung đột. Khi bạn hỏi họ, thì họ có thể nghĩ đó là một ý tưởng không hay.

Nhưng họ lại không muốn bạn nản lòng rồi từ bỏ ước mơ. 

Vì vậy, họ sẽ động viên bạn bằng những lời có cánh thay vì nói rằng sản phẩm của bạn rất tệ.

“Đàn ông nói dối. Phụ nữ nói dối. Nhưng những con số không biết nói dối.”

Yêu cầu thanh toán trước sẽ tiết lộ sự thật.

2. Sử dụng Dropshipping để test ý tưởng sản phẩm 

Dropshipping đã nổi lên cách đây một vài năm. Bạn bán sản phẩm và nhà sản xuất sẽ vận chuyển nó đến tận tay khách hàng.

Vấn đề chính là mọi người đều mong đợi sẽ nhận được sản phẩm trong vài ngày làm việc (bạn sẽ cảm ơn Amazon Prime vì điều đó).

Nhưng hầu hết các nhà sản xuất có trụ sở tại Trung Quốc. Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để sản phẩm đến tay khách hàng. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng mất nhiều thời gian hơn dự kiến ? 

Những lời phàn nàn, đòi hoàn tiền bắt đầu xuất hiện.

Hiện tại Facebook và Google đang thực hiện các cuộc khảo sát, để đánh giá dịch vụ sau bán hàng.

Trải nghiệm người dùng không tốt, bạn lập tức bị phạt.

Một điều mà tôi nhận thấy là rất nhiều người không thích sản phẩm xuất xứ tại Trung Quốc.

Họ có thể bị kích thích khi nhìn thấy chúng (mặc dù 90% đồ dùng trong nhà của họ được sản xuất tại đó).

Dropshipping sẽ rất hiệu quả nếu khách hàng và nhà sản xuất gần nhau về địa lý. Sản phẩm phải được giao trong vòng một tuần làm việc.

Phương Pháp Khởi Động Sản Phẩm Nhanh Gọn

Bây giờ tôi sẽ chia sẻ quy trình cơ bản để khởi động quảng bá một sản phẩm. Với các bước này, bạn có thể đi từ ý tưởng đến khởi chạy sản phẩm chỉ trong vài ngày.

Mục tiêu là tìm ra sản phẩm tiềm năng một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Đừng mất thời gian vào những việc không quan trọng.

Dưới đây là một số tiêu chí cần xem xét cẩn thận khi chọn sản phẩm.

Sản phẩm này có đang theo xu hướng (trend) không ?

Mọi người luôn muốn trở thành một phần của xu hướng nào đó.

Nếu bạn tham gia vào thị trường quá muộn, bạn sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn.

Google trend : Kiểm tra xu hướng của các từ khóa, nhiều người đang tìm kiếm thứ gì đó thì chứng minh nhu cầu ngày càng tăng.

Trends.co : Ấn phẩm dành riêng cho việc nghiên cứu các xu hướng và lĩnh vực đang phát triển.

JungleScout : Phân tích dữ liệu sản phẩm trên Amazon, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy mức độ cạnh tranh của các sản phẩm.

Các vấn đề của giải pháp hiện có là gì ? 

Sản phẩm của bạn hướng tới giải quyết điều đó như thế nào ?

Khách hàng mua sản phẩm để giải quyết vấn đề nào đó. Khả năng cao bạn cũng đã có sẵn ý tưởng để cạnh tranh rồi.

Một sai lầm mọi người hay gặp, họ từ bỏ khi thấy rằng ý tưởng đó đã tồn tại:

“ Ý tưởng đó đã tồn tại rồi. Có người đang làm rồi. Tôi đã quá muộn.”

Đừng lo lắng. Có cạnh tranh thì chứng minh ý tưởng đó có thể hiệu quả.

Hãy tưởng tượng điều ngược lại, nếu không có cạnh tranh thì sao? Bạn phải tự hỏi đó có phải là ý tưởng tốt hay không?

Tất cả doanh nghiệp đều có điểm yếu để bạn khai thác. Hãy tưởng tượng chuyện Google lo sợ Yahoo hay Apple lo sợ Nokia.

Thay vì cung cấp các sản phẩm tương tự. Bạn nên cải tiến hơn so với những thứ đang tồn tại trên thị trường.

Nghiên cứu về những gì mà khách hàng đang phàn nàn về các giải pháp hiện có.

Bạn có thể tham khảo phần comment trên Youtube, bài đánh giá ở Amazon, TrustPilot …

Tôi sẽ chia sẻ một số ví dụ về cách tiếp cận này.

Một sản phẩm thu hút tôi gần đây là Monkey Feet. Đây là thiết bị cho phép bạn gắn quả tạ vào chân.

Ngày càng có xu hướng tập thể dục tại nhà. Sản phẩm này giải quyết được một vấn đề (cải thiện cơ bụng rất hiệu quả).

Tôi vào trang Website của họ để đọc tất cả các comment (bình luận) tiêu cực. 

Mọi người đang phàn nàn về hai vấn đề sau :

  1. Sử dụng không thoải mái, rất khó chịu.
  2. Thiết kế không hiệu quả, luôn phải gắn vào và tháo ra, mất nhiều thời gian.

Những điều này cho tôi biết rất nhiều cơ hội cải thiện thiết kế. 

Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một phiên bản thoải mái hơn, thao tác sử dụng nhanh hơn hoặc trông phong cách hơn.

Bài Toán Trên Tấm Khăn Ăn

Mở bảng tính ra và làm một số phép toán đơn giản.

Bạn có thể quyết định giá bán sản phẩm tại mức chi phí giúp bạn có được tỷ suất lợi nhuận cao.

Dự đoán chi phí vận chuyển, hoàn thành đơn hàng, chi phí quảng cáo, giá vốn hàng hóa, biên lợi nhuận …Điều này sẽ khó khăn hơn nếu bạn chưa có kinh nghiệm.

Để đơn giản, bạn có thể sử dụng quy tắc 4 lần. Giá bán gấp 4 lần chi phí sản phẩm.

Ở Việt Nam có câu: Một vốn bốn lời.

Chẳng hạn chi phí nhập hàng là $10 thì giá bán là $40. 

Điều này giúp bạn có tỷ suất lợi nhuận cao sau khi đã trừ đi tổng chi phí.

Trong eCommerce, phải luôn nghĩ về mô hình kinh doanh mà bạn sẽ hướng tới.

Ngay bây giờ, chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận về giá trị đặt hàng trung bình (average order value) và tần suất mua hàng (frequency of purchase). 

1.Giá trị đặt hàng trung bình cao, tần suất mua hàng thấp

Tỷ suất lợi nhuận cao trên mỗi đơn đặt hàng, nhưng khách hàng không mua thường xuyên. 

Ví dụ điển hình là những túi xách hay đồng hồ sang trọng.

Nhiều doanh nghiệp D2C (direct to customer) kinh doanh nệm như Casper và Purple, cũng có giá trị đặt hàng trung bình khá cao. 

Điều đó giúp họ có biên lợi nhuận tốt để tài trợ cho các chiến dịch aggressive.

2. Giá trị đặt hàng trung bình thấp, tần suất mua hàng cao

Giả sử bạn đang điều hành một câu lạc bộ dao cạo râu.

Không có nhiều lợi nhuận từ việc bán lưỡi dao. Mục tiêu của bạn là thuyết phục khách hàng đăng ký gói thanh toán hàng tháng.

Nếu bạn bị mắc kẹt ở giữa thì sao? 

Nếugiá trị đặt hàng trung bình thấp và tần suất mua hàng cũng thấp. Mô hình kinh doanh của bạn sẽ chết.

Điều này giải thích tại sao thực phẩm bổ xung và chăm sóc da đã trở thành một ngành kinh doanh lợi nhuận như thế nào.

$$$ = Giá trị đặt hàng trung bình cao + tần suất mua hàng cao.

Để tăng giá trị đặt hàng trung bình, bạn có thể kết hợp các sản phẩm lại với nhau.

Nếu bạn đang tập trung vào một sản phẩm, hãy suy nghĩ về những gì có thể để kết hợp chúng với các sản phẩm khác.

Tưởng tượng khách hàng vừa mua một tấm đệm, họ còn quan tâm đến điều gì nữa? Gối, ga trải giường, khung giường …

Nếu khách hàng đang sử dụng sữa rửa mặt, có thể họ cũng quan tâm đến kem dưỡng ẩm, kem chống nắng …

Một số mặt hàng rất khó kết hợp với nhau. Khi tôi mua một chiếc đồng hồ, tôi sẽ không thể tìm ra thứ gì có thể kết hợp với nó.

Nếu Sản Phẩm Không Tồn Tại, Chuyện Gì Sẽ Xảy Ra ?

Ecommerce thường được sẽ chia thành 2 hướng :

1. Resell (bán lại) sản phẩm từ Alibaba

Bạn tìm được sản phẩm rất tiềm năng trên Amazon. Một mẫu quảng cáo tuyệt vời kết hợp với bao bì đẹp mắt. Bạn sẽ có lợi nhuận từ chúng, phải không.

Đó là cách nhanh nhất để tiếp cận eCommerce. Vấn đề ở đây là bất cứ ai cũng có thể làm như vậy.

Khi bạn có doanh thu tốt, bạn nên làm việc với các nhà sản xuất, sau đó tùy chỉnh những sản phẩm bán chạy.

Ghi chú: Thực hiện thay đổi sản phẩm đem lại lợi ích cho khách hàng.

2. Nhà phát minh sáng tạo sản phẩm

Hầu hết trường hợp đều tự nhiên trở thành nhà phát minh khi họ mới bắt đầu.

Bạn xác định được một vấn đề. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có sản phẩm nào giải quyết vấn đề đó.

Bạn cũng có thể lao vào sản xuất sản phẩm đó ngay bây giờ. 

Quan trọng là nó tốn kém và mất nhiều thời gian.

Nếu ý tưởng sản phẩm chưa được thực tế chứng minh. Điều này vô cùng rủi ro.

Giải pháp là gì? Bạn nên thử bán những thứ gần nhất với ý tưởng đó.

Việc này rất quan trọng.

Sản xuất một sản phẩm ngay từ đầu là một quá trình mất nhiều thời gian và chi phí.

Trước tiên, bạn cần xác định nhu cầu của thị trường và đảm bảo bạn có mô hình phân phối bền vững. 

Sau đó bạn có thể bắt đầu sáng tạo sản phẩm.

Khi bạn có sẵn cơ sở khách hàng, hãy thực hiện một cuộc thử nghiệm nhỏ trên nhóm đối tượng này, sử dụng phương pháp bán hàng đặt trước. 

Hoặc khởi động dự án Kickstarter (công ty giúp đưa ý tưởng sáng tạo vào cuộc sống).

Ghi chú: Nếu khó khăn khi tạo sản phẩm. Bạn có thể thuê người thiết kế 3D cho sản phẩm.

Thiết kế landing page, hiển thị tính năng sản phẩm, mua traffic và chạy chiến dịch thử nghiệm.

Nếu ý tưởng hiệu quả, sau đó bạn mới đưa nó vào thực tế.

Fulfillment – Dịch Vụ Hoàn Tất Đơn Hàng

Bạn đang chấp nhận rủi ro khi hàng tồn kho quá nhiều.

Giả sử nhà sản xuất yêu cầu đơn đặt hàng tối thiểu là $2,000.

Điều gì sẽ xảy ra nếu sau đó bạn không bán được bất kỳ món hàng nào ?

Câu trả lời là: Bạn đã mất $2,000, trừ khi bạn định dùng nó làm quà tặng sinh nhật hay Giáng sinh, gửi nó miễn phi cho bạn bè trong vài năm tới.

Vậy làm sao chúng ta vẫn có thể bán sản phẩm với rủi ro thấp nhất ?

Đây là 2 chiến thuật rất hiệu quả:

Khởi động chiến dịch mà không cần sản phẩm trong kho

Đầu tiên bạn hãy khởi động chiến dịch mà không cần sản phẩm trong kho. Nếu có đơn đặt hàng, bạn chỉ cần hoàn tiền lại cho khách hàng.

Gửi email cho họ ngay lập tức.

“ Xin chào [tên khách hàng], 
Tôi rất lấy làm tiếc, sản phẩm của bạn đã hết hàng, chỉ vài giây trước khi đơn đặt hàng của bạn hoàn thành và cơ sở dữ liệu của chúng tôi không cập nhật kịp thời.
Chúng tôi vẫn đang đối mặt với một số vấn đề do đại dịch. Tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn không còn hàng trong kho trong 4 tuần nữa.
Tôi sẽ hoàn tiền lại cho bạn. Một lần nữa chúng tôi thật sự xin lỗi vì điều này.
Tuy nhiên, tôi sẽ gửi bạn mã giảm giá 30% khi sản phẩm đã sẵn sàng.
Hãy cho tôi biết nếu bạn quan tâm.
P.s Lý do khiến bạn mua sản phẩm này là gì? ”

Hãy cẩn thận với chiến thuật này, bộ phận thanh toán sẽ không vui khi phải hoàn tiền nhiều lần như vậy.

Đặt hàng theo yêu cầu từ Amazon

Nếu bạn quan tâm đến một sản phẩm trên AliExpress, thì nhiều khả năng đã có ai đó đang bán nó trên Amazon rồi.

Đây là những gì bạn có thể thử nghiệm :

  1. Bán sản phẩm trên nguồn traffic trả phí.
  2. Nhận đơn đặt hàng.
  3. Bạn đặt hàng từ Amazon thông qua Prime Shipping. Đóng gói lại sản phẩm. Gửi nó cho khách hàng. Khách hàng sẽ nhận được chỉ sau vài ngày làm việc.

Trên đây không phải là phương pháp hiệu quả nhất. Quan trọng là chúng ta chỉ xác định nhu cầu. 

Sau đó, bạn sẽ tự tin hơn khi đặt hàng số lượng lớn từ nhà sản xuất.

Ghi chú : Một số người sẽ tự hỏi, tại sao ai đó mua hàng từ cửa hàng Shopify, trong khi họ có thể mua nó trên Amazon? Câu hỏi tuyệt vời, đúng không ?

Bạn đang cho khách hàng quá nhiều tín nhiệm. Hầu hết khách hàng đều là những người mua bốc đồng.

Nếu họ nhìn thấy quảng cáo của bạn trên Facebook, suy nghĩ đầu tiên của họ là sẽ không tìm nó trên Amazon.

Tùy thuộc vào những gì bạn đang bán, họ thậm chí còn không chắc chắn làm thế nào để tìm thấy sản phẩm nữa ?

Thiết Kế Landing Page

Landing page rất quan trọng với tất cả chiến dịch. 

Bạn không muốn có một sản phẩm tuyệt vời nhưng chiến dịch thất bại chỉ vì landing page có vấn đề.

Đây là chủ đề tôi khuyên bạn nên dành nhiều thời gian để nghiền ngẫm.

Một sai lầm mà tôi thường thấy mọi người hay mắc phải là không dùng landing page, họ gửi traffic trực tiếp đến trang sản phẩm.

Vậy sự khác biệt là gì ?

  • Trang sản phẩm (product page): Mục đích là cung cấp thông tin chung về sản phẩm.
  • Landing page: Để tăng chuyển đổi đối với traffic lạnh, nó thường dài hơn và chứa nhiều thông tin chi tiết.

Bên dưới là ví dụ từ thương hiệu Kettle & Fire.

Product page khá chuẩn, ngắn gọn và đúng trọng tâm.

Nó được thiết kế cho những khách hàng đã quen thuộc với thương hiệu.

Untitled 6

Dưới đây là landing page mà họ đã sử dụng.

Untitled 1 1

Bạn có thấy sự khác biệt nào giữa hai trang không ? 

Landing page chi tiết hơn, sử dụng nhiều thủ thuật tăng chuyển đổi.

Nó được thiết kế dành cho những khách hàng chưa từng nghe về sản phẩm trước đây.

Bạn nghĩ cái nào chuyển đổi tốt hơn đối với cold traffic (traffic lạnh) ?

Tất nhiên là Landing page rồi, đúng không?

Vậy tại sao nhiều người không sử dụng nó?

Đầu tiên, hầu hết họ không có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng chạy quảng cáo (paid traffic). Gửi traffic đến trang sản phẩm là cách làm đơn giản nhất.

Thứ hai, tùy chỉnh trang sản phẩm trên Shopify khá khó khăn.

Bây giờ bạn có 2 lựa chọn để xây dựng Landing page :

  • Sử dụng công cụ Unbounce, sau đó kết nối nó với Shopify.
  • Bạn cũng có thể dùng trình tạo trang (Page builder) như PageFly hoặc Shogun.Hãy cẩn thận vì những công cụ này có thể làm giảm tốc độ tải trang.

Vậy làm sao để bạn thiết kế trang Landing page có chuyển đổi tốt ? 

Dưới đây là những thủ thuật bạn có thể sử dụng :

  • Hero shot – Tiêu đề / ảnh chụp sản phẩm.
  • Hiệu ứng truyền thông xã hội (Media Social Proof)  – Bỏ qua điều này bạn sẽ không bán được hàng.
  • Đề xuất giá trị (value propositions) – Bạn phải chia sẻ những giá trị lớn nhất của mình, minh họa nó một cách dễ hiểu, ví dụ video – GIF ảnh động – bảng so sánh.
  • Hình ảnh sản phẩm – Tham khảo xem những seller hàng đầu trên Amazon họ đang làm như thế nào.
  • Testimonial (ý kiến đánh giá) – Sử dụng văn bản rất hiệu quả, nhưng bạn nên thêm video để có tỷ lệ chuyển đổi tăng vọt.
  • Guarantee (đảm bảo) – Chia sẻ chính sách hoàn tiền.
  • Reviews (nhận xét,đánh giá) – Càng có nhiều bài nhận xét tích cực, khách hàng càng tín nhiệm sản phẩm hơn.

Tôi cũng có 2 lời khuyên để bạn cải thiện Landing page.

Đầu tiên, bạn phải chứng minh sản phẩm một cách trực quan. Hãy tưởng tượng bạn đang bán bột siêu thực phẩm xanh, cần giải thích chi tiết thành phần trong chất bổ xung.

Đây là cách cơ bản nhất để thực hiện.

Untitled 2 1 1

Bạn chọn một số hình ảnh và thêm văn bản chi tiết vào mục thành phần.

Hãy xem những gì mà nhãn hiệu Organifi đã làm. Họ đã thiết kế một infographic (đồ họa thông tin) hiệu quả mang tính trực quan rất cao.

Untitled 3 1

Ghi chú : Bạn có thể thuê designer trên Fiverr để hỗ trợ thiết kế. Những chi tiết nhỏ này sẽ giúp nâng tầm cửa hàng của bạn lên như một thương hiệu lớn.

Bạn nghĩ cái nào sẽ có nhiều chuyển đổi hơn ?

Thứ hai, bạn phải đưa ra bằng chứng vì mọi người đều hoài nghi thông tin trên internet.

Testimonials: Chèn ý kiến đánh giá

Cấp độ 1: Testimonials dạng văn bản

Testimonials dạng văn bản rất dễ làm giả. 

Làm thế nào khách hàng nhận ra rằng bạn đưa ra những ý kiến đánh giá thật sự? 

Cấp độ 2: Trả tiền thuê dịch vụ Fiverr 

Bạn hoàn toàn có thể thuê người trên Fiverr để đánh giá video. Đây là phương pháp hiệu quả hơn lời chứng thực dạng text.

Cấp độ 3: Đánh giá video từ khách hàng

Khách hàng luôn hoài nghi. Họ đang tự hỏi những đánh giá về sản phẩm có hợp pháp không.

Mức tín nhiệm cao nhất khi bạn có thể chứng minh bài đánh giá hợp pháp. 

Ví dụ, bài nhận xét trên Youtube từ một kênh có hơn 1 triệu người đăng ký, hoặc bạn chia sẻ video đánh giá từ profile khách hàng trên Instagram.

Mới bắt đầu bạn có thể ở cấp độ 1. Nhưng khi đã có kinh nghiệm, bạn phải tiếp tục nâng cao chất lượng bằng chứng để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Bây giờ chúng ta thảo luận về thiết kế cửa hàng. Tôi có một số gợi ý sau :

Nâng Cấp giao diện cửa hàng

Nếu bạn có ngân sách, tôi khuyên bạn nên sử dụng những theme Shopify chất lượng nhất.

Hình ảnh chuyên nghiệp

Đôi khi may mắn vì các nhà sản xuất đã cung cấp sẵn cho bạn những bức ảnh đẹp. Nếu họ không như vậy thì sao ? 

Bạn có thể gửi sản phẩm cho một nhíp ảnh gia trên Fiverr. Đó là cách đơn giản nhất. 

Bạn cũng có thể học thêm các kỹ năng và tự chụp ảnh sản phẩm. 

Sử dụng một số ảnh chuyên nghiệp từ Pexels. Không nên copy ảnh của đối thủ cạnh tranh.

Phối màu và phông chữ

Phông chữ kết hợp với cách phối màu là cách rẻ nhất để store trở nên chuyên nghiệp hơn.

Bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng của trình duyệt để kiểm tra bảng màu và phông chữ.

Chạy quảng cáo, kéo traffic

Facebook Ads – Google Shopping Ads

Đây là hai nguồn traffic chính mà bạn nên tập trung.

Nếu bạn hoạt động không hiệu quả với Facebook và Google Shopping thì bạn sẽ rất khó khăn với các nguồn traffic khác.

Instagram – Tik Tok 

Một giải pháp thay thế cho Facebook và Google Shopping rất hiệu quả là sử dụng Influencer (người ảnh hưởng). 

Tôi không phải người hâm mộ của họ vì việc này mất nhiều thời gian.

Bạn phải tìm kiếm các Influencers để nhắm mục tiêu và thương lượng với từng Influencers cụ thể.

Bao gồm 2 loại trang Instagram mà bạn có thể cân nhắc sử dụng.

Đầu tiên là các trang của Influencer, họ đã xây dựng chuyên môn và tín nhiệm với khán giả của mình. 

Bạn hãy tìm đến những nano Influencer (người có khoảng 5,000 đến 10,000 lượt theo dõi) , khán giả của họ tương tác nhiều hơn và giá cả cũng phải chăng.

Thứ hai là các trang Meme, thường được tạo bởi những người ẩn danh. Các trang Meme thường có xu hướng rẻ hơn nhưng chất lượng traffic thấp.

Cơ hội khi làm việc với Influencer là rất hiệu quả khi thương lượng giá cả. 

Một số Influencers mới tham gia vào Tik Tok có thể chưa biết giá trị thực của họ. Bạn có thể tận dụng điều đó.

Sản Phẩm Này Có Thực Sự Tiềm Năng ?

Bạn tìm kiếm sản phẩm tiềm năng như thế nào ?

Đầu tiên, bạn phải chi tiền mua traffic. Tôi nghĩ gấp 10 lần giá bán sản phẩm sẽ rất hiệu quả.

Nếu sản phẩm bạn bán $50, hãy chi tiêu ít nhất $500 cho traffic.

Bạn cần chi tiêu đủ để nhận được những con số có ý nghĩa thống kê.

Sau đó bạn hãy chú ý đến ROI là bao nhiêu ?

Nếu bạn đang có lợi nhuận, xin chúc mừng. Bạn có thể tự tin sản phẩm này rất tiềm năng.

Thông thường tôi đề nghị ROI tối thiểu -30%.

Nếu bạn đã chi $500 mua traffic, doanh số sản phẩm phải đạt tối thiểu $350 ?

Bạn đang mất tiền, đúng không? Nhưng hãy nhớ chúng ta chưa tối ưu bất cứ thứ gì.

Vậy lợi nhuận trong tương lai sẽ đến từ đâu ?

  • Sản phẩm bổ sung. Tạo ra những bộ sưu tập kết hợp nhiều sản phẩm, giúp tăng gia trị đặt hàng trung bình.
  • Lợi thế kinh tế theo quy mô. Đơn đặt hàng lớn hơn nghĩa là chiết khấu cao hơn.
  • Nâng cao kỹ năng chạy quảng cáo. Tiếp tục split test mẫu quảng cáo. Trường hợp Google Shopping, bạn có thể thấy được những từ khoá nào chuyển đổi tốt nhất.
  • Cải thiện Landing page. Split test nhiều trang đích, thiết kế lại Store Shopify và chỉnh sửa hình ảnh sản phẩm chuyên nghiệp hơn.

Nếu bạn đã chi tiêu $500 mà vẫn không có doanh số. Bạn nên chuyển sang chiến dịch tiếp theo.

Bạn đã dành rất nhiều thời gian để xây dựng store. Hãy cẩn thận khi cảm xúc của bạn xuất hiện. 

Bạn luôn nghĩ đó là ý tưởng tuyệt vời nhưng khi khách hàng không mua. Doanh nghiệp của bạn sẽ chết. Đơn giản vậy thôi.

Hãy quay trở lại và khởi động chiến dịch tiếp theo.

Đây là sự khác biệt giữa thành công và thất bại.

Tầm Quan Trọng Của Tốc Độ Triển Khai

Tôi đã xem cuộc phỏng vấn với Kobe Bryant. Một điều gây ấn tượng với tôi là cách anh ấy thức dậy lúc 4 giờ sáng để luyện tập.

Hầu hết các chuyên gia đều thực hành 2 lần mỗi ngày. Bằng cách thức dậy lúc 4 giờ sáng luyện tập, mỗi ngày anh ta có thêm một lần luyện tập. 

Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng chơi cờ vua, bạn có thể truy cập vào covua.com và luyện tập hàng chục ván mỗi ngày.

Điều này cũng ứng dụng cho tất cả các mô hình tiếp thị online. Bạn phải luôn nỗ lực luyện tập.

Tôi đã thử nghiệm đến 14 lần để có được chiến dịch lợi nhuận đầu tiên.

Đó cũng là tư duy quan trọng trong eCommerce.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>