Dropshipping hết thời – Đọc kỹ trước khi tham gia mô hình kinh doanh quá cạnh tranh này

Cập nhật: 07/05/2024 | Ngày đăng: 27/11/2022
Danh mụcKinh nghiệm DS
dropshipping

Anh Sáu là một người làm công ăn lương bình thường, buổi tối lên Internet tìm phương pháp kiếm tiền để có thêm thu nhập, và anh đã tìm ra mô hình kinh doanh cực kỳ hứa hẹn: Dropshipping.

Thế là anh Sáu liên tục xem các thông tin trên Internet, mò vào các nhóm Facebook, xem video YouTube, và tìm được những “chuyên gia” làm dropshipping.

Họ khoe những ảnh chụp văn phòng sang chảnh, khoe những chuyến du lịch, với xe hơi xịn, khoe phong cách sống giàu có trên mạng xã hội.

Và anh nghĩ: đây chính là cơ hội đổi đời rồi.

Anh Sáu mua ngay những khóa học của họ, những khóa học 20 triệu, 50 triệu, anh ấy sẵn sàng bỏ tiền ra mà không hề tiếc, bởi vì anh ấy nghĩ rằng mình sẽ có thể kiếm lại toàn bộ số tiền bỏ ra, thậm chí là nhiều hơn nữa.

Sau 3 tháng vùng vẫy với khóa học đắt đỏ, anh dần nhận ra rằng đã bị lừa. Mọi thứ không như hứa hẹn, mọi thứ rất không dễ dàng.

Anh Sáu trầm cảm khi nhìn vào tài khoản Shopify với thất vọng tràn trề. Tiền quảng cáo nhiều nhưng thu về chả đáng bao nhiêu, tài khoản thì bị khóa, khách hàng còn liên tục phàn nàn.

Anh ôm đầu khi nghĩ đến khoản tiền lớn mà mình đã bỏ ra, anh ấy đã phải làm việc quần quật và tiết kiệm trong cả năm trời, nhưng bây giờ đã mất hết.

Ghi chú: Nhân vật “anh Sáu” không có thật, tôi tạo ra câu truyện này dựa trên nhiều tình huống thực tế.

Dropshipping – Mô hình kinh doanh lỗi thời

Vào 5 – 7 năm trước, đó là thời hoàng kim của dropshipping, đây là mô hình “hái ra tiền” và nhiều người đã phát giàu với nó.

Nhưng tới 2022 thì mô hình kinh doanh này đã lỗi thời và bạn sẽ rất rất khó để có thể thành công với dropshipping.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được tình hình thật sự đang diễn ra với dropshipping, giúp bạn tránh bị lừa bởi những khóa học tốn tiền vô ích.

Và tôi sẽ chỉ cho bạn cách để xây dựng một mô hình kinh doanh thành công thật sự.

Dropshipping là gì? Dành cho những bạn chưa biết

Làm dropshipping, là sẽ tạo một website và chạy quảng cáo bán sản phẩm. Khi có người đặt mua, bạn sẽ nhận tiền, sau đó mua sản phẩm từ AliExpress (nguồn hàng Trung Quốc) và giao tới tay khách hàng.

Ví dụ máy Massage, bạn sẽ mua sản phẩm trên AliExpress với giá khoảng $30 và bán lại với giá $50 – $100 (tùy vào khả năng marketing).

pasted image 0 89

Bạn có thể tạo website bằng Shopify hoặc Woocommerce, và trực tiếp chạy quảng cáo tới khách hàng.

Ưu điểm: Thân thiện, dễ làm đối với newbie, bạn không phải lo lắng với vấn đề kho bãi, bạn có thể thiết lập website và bán hàng ngay chỉ trong một buổi chiều.

Nhược điểm: Sau khi người ta thấy bạn quảng cáo cái máy massage này, họ thường là không mua, mà họ sẽ mở Amazon và tìm sản phẩm tương tự.

Khi làm dropshipping, bạn sẽ không chỉ cạnh tranh với những người khác, mà còn phải cạnh tranh với công ty tỷ đô: Amazon. Vậy nên phải kéo chọn sản phẩm độc đáo.

Bạn có thể học cách bán sản phẩm trên Amazon FBA tại đây.

Nhược điểm chí mạng của mô hình dropshipping

Dropshipping đã qua thời kỳ hoàng kim, mức độ cạnh tranh quá cao. Newbie có thể học được một chút kinh nghiệm, nhưng rất khó để có thể “thành công lớn”.

1. Khóa tài khoản quảng cáo

Các nền tảng quảng cáo như Facebook, Google, TikTok, YouTube… cái mà họ quan tâm đó là trải nghiệm của người dùng. Họ bỏ ra hàng trăm triệu đô để cải thiện trải nghiệm, để giữ chân người dùng lâu hơn.

Liệu họ có cho phép những người làm dropshipping bán sản phẩm kém chất lượng không?

Sau khi khách hàng mua sản phẩm trên Facebook, thì Facebook sẽ khảo sát xem họ có hài lòng không. Nếu khách không hài lòng thì điểm chất lượng của bạn bị đánh rụng.

Các nền tảng quảng cáo đều có những cách khác nhau để lọc ra những nhà quảng cáo gian lận, gây ảnh hưởng đến người dùng. Và website dropshipping luôn nằm trong mục tiêu khóa tài khoản của họ.

Ví dụ trong 2021, Google khóa 5.6 triệu tài khoản quảng cáo.

pasted image 0 1 4

2. Khóa tài khoản PayPal, Stripe, Payoneer

Để có thể nhận thanh toán khi làm dropshipping, bạn cần đăng ký các nền tảng như PayPal, Stripe, Payoneer. Nhưng họ lại dễ khóa tài khoản của người làm dropshipping.

Bởi vì họ có thể nhìn thấy tất cả những giao dịch của bạn. Họ khóa tài khoản với những lý do như: 

  • Bán được quá nhiều trong một khoảng thời gian ngắn.
  • Tỷ lệ refund cao (yêu cầu hoàn tiền)
  • Thời gian giao hàng lâu

Đó lại chính là những nhược điểm chí mạng của dropshipping.

Khi bị khóa tài khoản, với PayPal thì họ sẽ giữ tiền, và tiền sẽ bị kẹt lại trong tài khoản PayPal cho đến khi họ xác minh xong.

Ngay cả những người giàu kinh nghiệm và kiếm được nhiều tiền, họ cũng liên tục đau đầu với việc bị khóa tài khoản quảng cáo và tài khoản thanh toán.

Với công cụ MKT, bạn có thể tạo được nhiều tài khoản quảng cáo Facebook (hoặc Google), nhưng nếu bị khóa liên tục thì bao nhiêu tài khoản cũng không đủ.

3. Tỷ lệ mua hàng lặp lại thấp

Theo thống kê vào tháng 11 – 2020, thì Amazon có tỷ lệ mua hàng lặp lại là 93% với khách hàng đăng ký Amazon Prime.

Còn một cửa hàng dropshipping thông thường chỉ đạt tỷ lệ mua hàng lặp lại từ 3% – 8%. Thật sự rất khó để kéo LTV (giá trị trọn đời khách hàng) khi làm dropshipping.

Ghi chú: Chính vì thế tôi khuyên bạn nên chuyển qua Amazon FBA. Tỷ lệ mua hàng lặp lại của Amazon Prime là 93% mà, vậy thì ta có thể tận dụng nó.

Amazon họ chăm sóc khách hàng rất tốt. Họ tập trung vào mức giá tốt nhất, và giao hàng nhanh nhất. Đó là hai điều mà khách hàng rất quan tâm.

Với dropshipping, thì thời gian giao hàng rất lâu (3 – 4 tuần). Ngay cả với nền tảng dropshipping giao hàng nhanh nhất như AppScenic (3 – 4 ngày) thì họ lại có mức phí rất cao.

4. Rất khó làm dịch vụ chăm sóc khách hàng

Trong khi Amazon giao hàng trong 1 – 3 ngày, điều này đã ăn vào “tiềm thức” của khách hàng. Và nếu người ta nhận hàng trong thời gian lâu hơn, họ sẽ rất khó chịu.

Và họ sẽ đánh giá tiêu cực về quảng cáo dropshipping trên Facebook, và kết quả là khóa tài khoản.

Ngoài ra, những công ty mà bạn mua hàng từ họ, có thể họ sẽ gửi sản phẩm kém chất lượng (made in China). Sản phẩm không tốt như quảng cáo, bạn sẽ nhận đủ mọi đánh giá tiêu cực.

5. Không có sản phẩm độc quyền (mất lợi thế cạnh tran)

Ngày càng có nhiều người tham gia dropshipping, nên mô hình kinh doanh này càng trở lên rất cạnh tranh.

Khi bạn làm dropshipping và bạn tìm được sản phẩm chiến thắng, bạn thường sẽ tạo nhiều quảng cáo hơn để liên tục test.

Thế là những người khác dùng công cụ do thám và nhìn thấy quảng cáo của bạn, họ thấy có nhiều tương tác, họ biết sản phẩm đó bán được, họ sẽ tìm những nhà cung cấp có sản phẩm đó trên AliExpress, và tiến hành dropshipping và cạnh tanh với bạn.

Họ sẽ bán sản phẩm giống bạn, và thậm chí là dùng những mẫu quảng cáo giống bạn.

Thế là nhiều người sẽ quảng cáo cạnh tranh nhau, chi phí quảng cáo tăng mạnh. Người chiến thắng sau cùng sẽ là Facebook, và nhà cung cấp.

Cạnh tranh lặp lại cho đến khi chả còn lợi nhuận được nữa.

Dropshipping vẫn có một số ưu điểm

Nếu bạn mới bắt đầu học eCommerce, bạn chưa có nhiều kiến thức, chưa có nhiều kỹ năng, thì thật sự bạn nên làm dropshipping một thời gian.

Bạn có thể tạo cửa hàng bằng Shopify hoặc woocommerce, và nhanh chóng đăng bán sản phẩm.

Khả năng cao là bạn sẽ không kiếm được tiền, và sẽ thua lỗ trong quảng cáo. Nhưng có lẽ sẽ không lỗ nặng, và bạn sẽ học được những kiến thức cơ bản.

Và như vậy sẽ tốt hơn so với việc lỗ hết cả $1000 khi gửi lô hàng lớn sang Mỹ và không bán được.

Nhưng thật sự thì mô hình kinh doanh này không thể làm lâu dài, và bạn cũng khó có thể bán doanh nghiệp dropshipping được.

Nâng cấp lên mô hình kinh doanh bền vững hơn

Ngay sau khi bạn đã “khởi động” một chút với dropshipping, bạn đã hiểu cơ bản và cũng biết vài phương pháp chạy quảng cáo, thì hãy nâng cấp lên mô hình kinh doanh bền vững hơn.

Đó là eCommerce.

Dropshipping chỉ là một nhánh nhỏ của eCommerce. Nếu eCommerce là cái cây, thì dropshipping giống như cành cây vậy.

Hiện tại tôi thấy có hai phương pháp eCommerce triển vọng: eCommerce thương hiệu riêng, và eCommerce Amazon FBA.

eCommerce thương hiệu riêng

Nghe thấy từ “thương hiệu” là nhiều bạn thấy sợ, bởi vì có vẻ nó vĩ mô lắm, rộng lớn lắm, khó khăn lắm.

Nhưng mà nếu biết làm thì cũng không khó mấy đâu. Tóm lại cũng chỉ có mấy bước sau:

  1. Liên hệ với Alibaba và tìm công ty sản xuất.
  2. Yêu cầu họ tạo sản phẩm với thương hiệu riêng của bạn
  3. Thuê công ty hậu cần, chịu trách nghiệm làm kho bãi
  4. Đặt hàng, yêu cầu họ giao lô hàng sang kho hàng bạn đã thuê
  5. Bán sản phẩm.

Thế là sản phẩm của bạn sẽ có thời gian giao hàng nhanh (không kém Amazon), và lại có thương hiệu riêng, là sản phẩm độc nhất mà không ai bắt chước được.

Thiên Phong MMO sẽ có khóa học hướng dẫn chi tiết phương pháp này.

eCommerce với Amazon FBA

Bán hàng trên Amazon FBA là phương pháp dễ hơn kiểu trên, bạn chỉ cần liên hệ với công ty sản xuất, sau khi họ tạo sản phẩm, họ sẽ giao lô hàng sang Mỹ, tới cho Amazon.

Và Amazon sẽ giúp bạn xử lý kho bãi, chăm sóc khách hàng, bán hàng.

Chỉ cần nghiên cứu kỹ thị trường, tìm sản phẩm có nhu cầu, sau đó đánh hàng qua Mỹ, thì tỷ lệ bán hàng sẽ cao. Cho dù có trục trặc không như dự kiến, thì bạn vẫn có thể hạ giá xuống và bán tháo, vẫn sẽ bán được hết.

Amazon FBA khó làm, nhưng tỷ lệ thất bại tương đối thấp.

Ghi chú: Tham khảo khóa học Amazon FBA toàn tập của Thiên Phong MMO tại đây.

Tổng kết

Sự thật là vẫn có người thành công lớn với dropshipping, khi họ tìm được những nguồn hàng độc đáo, với sản phẩm tốt và thời gian giao hàng nhanh.

Cũng có những người kiếm triệu đô với dropshipping, họ có hướng dẫn trong bài viết này. Nhưng mà họ phải lập công ty lớn, đội nhóm lớn để liên tục test và thay thế sản phẩm.

Thời hoàng kim của dropshipping đã qua rồi, hiện tại muốn giàu với dropshipping thì khá khó. Bạn hãy sử dụng dropshipping để học hỏi những kỹ năng cơ bản, sau đó hãy nâng cấp lên mô hình eCommerce nhé.

Với eCommerce, chỉ cần 1 sản phẩm bán tốt là bạn có thể duy trì thu nhập thụ động quanh năm.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>