Để bán hàng trên Amazon FBA, thì bạn cần gửi lô hàng từ nhà cung cấp sang kho hàng của Amazon. Và có hai cách chính để gửi hàng: Đường biển và đường hàng không.
Trong bài viết này, tôi sẽ phân tích ưu điểm và nhược điểm của hai cách gửi hàng này. Tùy vào loại sản phẩm, bạn sẽ chọn cách gửi hàng riêng.
Amazon FBA: Giao hàng đường biển hay đường hàng không?
Giao hàng đường biển là phương pháp được nhiều người ưa chuộng, vì nó rẻ hơn nhiều.
Ví dụ nếu bạn gửi lô hàng nặng 85 kg, thì giá đường biển sẽ khoảng $400, giá gửi bằng đường hàng không sẽ khoảng $600 (theo thông tin từ Freightos).
Nhưng với đường hàng không, lô hàng của bạn sẽ đến trong vòng 1 – 3 tuần. Còn đường biên thì sẽ là 1 – 3 tháng.
Và mức giá giao hàng thường tăng mạnh vào khoảng Q4 (tháng 10 – 12). Bởi vì đây là khoảng thời gian mua sắm nhộn nhịp trong năm.
Nếu lô hàng của bạn nặng, thì nên giao hàng theo đường biển. Còn nếu sản phẩm nhỏ, nhẹ thì nên giao hàng theo đường không.
Trong trường hợp bạn đang có sản phẩm bán chạy với sắp hết hàng, và bạn muốn có hàng nhanh để bán, thì bạn có thể giao hàng đường không cho nhanh.
Làm việc với công ty giao nhận
Trong những bài trước, tôi có khuyên bạn nên làm việc với công ty giao nhận, bởi vì họ sẽ xử lý hết những vấn đề giao hàng cho bạn.
Họ sẽ xử lý vấn đề giao hàng, đóng gói, nhãn hiệu, bảo hiểm… họ sẽ là đối tác kinh doanh tin cậy của bạn.
Nếu không có họ, thì bạn sẽ rất khó xử lý vấn đề giao hàng.
Cách tìm công ty giao nhận
Đương nhiên có nhiều công ty làm dịch vụ này, nhưng tôi đề xuất bạn dùng Freightos.
Hãy truy cập trang chủ của họ, sau đó bấm vào nút “Compare Rates Now” và điền thông tin, và website sẽ cho bạn thấy những công ty giao nhận phù hợp.
Sau đó, hãy chọn vị trí gửi hàng là nhà máy (Factory/Warehouse), chọn quốc gia, và chọn địa chỉ (thành phố). Ví dụ:
Sau đó, hãy chọn địa điểm giao hàng tới. Nếu bạn dùng Amazon FBA, thì bạn có thể chọn Fulfillment Center, trọn quốc gia (United States) và chọn địa chỉ của kho hàng Amazon mà bạn muốn giao tới (Fulfillment Center).
Đến bước này, cơ bản là bạn vẫn chưa biết nên gửi tới địa chỉ nào của Amazon, bởi vì họ có nhiều địa chỉ của Fulfillment Center, bạn chưa biết họ cho phép gửi tới địa chỉ nào.
Vậy nên bạn hãy chọn một địa chỉ Fulfillment Center ngẫu nhiên ở Mỹ, để bạn có thể vượt qua bước này và tìm được các công ty giao nhận trước.
Sau khi bạn chọn được công ty giao nhận, thì trước khi thanh toán, hãy cho họ biết rằng bạn sẽ cập nhật lại địa chỉ giao hàng tới.
Vậy nên bây giờ, bạn hãy truy cập website này để xem các trung tâm kho hàng (fulfillment center) của Amazon. Sau đó chọn ngẫu nhiên một địa chỉ ở USA, và điền địa chỉ đó vào Freightos.
Tiếp theo, bạn cần điền tải trọng của sản phẩm. Ở đây bạn có thể chọn là Loose Cargo (hàng rời) hoặc Containers (Việt Nam gọi là Côngtenơ.
Nếu bạn gửi một lượng lớn sản phẩm, hãy chọn Container. Còn nếu bạn chỉ gửi ít hàng thì hãy chọn Loose Cargo.
Với Loose Cargo, thì sản phẩm của bạn sẽ được để chung với lô hàng của những người khác, và họ sẽ nhét đầy Công tay nơ.
Bạn có thể hỏi nhà cung cấp và họ sẽ cho bạn biết nên chọn cái nào.
Tiếp theo, hãy điền các thông tin như Package Type (loại gói hàng). Chọn Pallets nếu bạn dùng gói hàng, và chọn Boxes/Crates nếu bạn dùng hộp đựng lớn.
Ở chỗ #of units là chọn số lượng.
Sau đó điền chiều cao và cân nặng ở mục Height và Weight. Bạn có thể hỏi nhà cung cấp sản phẩm để biết các thông tin này.
Tiếp theo, hãy điền giá trị lô hàng vào mục Goods value, bạn sẽ được cung cấp thông tin này trong phần hóa đơn từ nhà cung cấp.
Sau đó, sản phẩm của bạn đã sẵn sàng gửi đi chưa, nếu đã ổn thì chọn “Yes, my goods are ready”.
Còn nếu lô hàng chưa sẵn sàng, thì chọn Will be ready within two weeks (sẵn sàng trong vòng 2 tuần) hoặc Will be ready in more than two weeks (sẵn sàng trong thời gian lâu hơn 2 tuần).
Sau khi bạn điền xong thông tin, họ sẽ hiển thị kết quả của những công ty giao nhận phù hợp:
Khi chọn công ty giao nhận, bạn cần chú ý xem:
- Mức giá họ đưa ra có hợp lý không
- Họ có dễ giao tiếp không
- Họ có hiểu biết tốt khi làm việc với những đối tác nhỏ không
- Họ có hiểu về các yêu cầu trên Amazon không
Cách tạo một shipping plan (kế hoạch vận chuyển)
Bây giờ, bạn sẽ cần tạo một shipping plan trên Amazon Seller Central, sau khi làm bước này, Amazon sẽ cho bạn biết địa chỉ kho hàng mà bạn cần gửi hàng tới.
Đầu tiên hãy bấm vào ba cái gạch ngang ở góc phải trên (trong Amazon Seller Central). Sau đó chọn Inventory > Shipment.
Tiếp theo, ở menu bên trên, hãy chọn Shipments > Send to Amazon:
Bước 1: Cung cấp thông tin lô hàng sẽ gửi
Điền địa chỉ gửi hàng đi ở mục Ship from:
Cơ bản, đây sẽ là địa chỉ của công ty giao nhận.
Tiếp theo, chọn Marketplace destination.
Chọn United States để bán hàng tại Mỹ nhé.
Sau đó, bạn hãy tìm đến sản phẩm mà bạn định gửi tới Amazon. Rồi bấm dấu mũi tên bên cạnh.
Với tùy chọn “Individual units”, là khi bạn đặt nhiều sản phẩm trong một hộp lớn. Còn Case pack tức là bạn chỉ đặt một loại sản phẩm trong hộp.
Case pack – Một loại sản phẩm trong hộp lớn
Thông thường chúng ta chọn Case pack, và bạn hãy bấm “create new case pack template”. Sau đó bạn điền tên template, số đơn vị sản phẩm trong một hộp, kích thước và cân nặng của hộp.
Bạn có thể hỏi nhà cung cấp để họ cho bạn biết tất cả thông tin này.
Và ở chỗ “Who preps units”, bạn sẽ chọn công ty xử lý gói hàng, bạn hãy bấm vào “Select category”:
Sau đó hãy xem kỹ danh sách hạng mục mà họ cung cấp, nếu sản phẩm của bạn nằm trong hạng mục nào, thì hãy chọn cái đó. Ví dụ quần áo, túi sách… thì là Apparel:
Sau đó bấm “Save”. Sau đó ở mục “Who preps units”, bạn có thể chọn người xử lý gói hàng.
Tức là bạn để Amazon làm, hay là tự làm (công ty giao nhận làm). Thì nên là nhà cung cấp hoặc công ty giao nhận làm, còn Amazon thì họ sẽ tính thêm phí.
Nếu sản phẩm không cần chuẩn bị, bạn hãy chọn là “no prep needed”:
Sau đó, ở mục “Who labels units”, bạn có thể chọn “By Seller” (tức là bạn tự làm), còn nếu chọn “By Amazon” thì nó sẽ tính thêm phí $0.55 một sản phẩm.
Individual units – Nhiều sản phẩm khác nhau trong hộp
Nếu bạn có nhiều sản phẩm khác nhau trong hộp, thì bạn hãy chọn Individual units.
Sau đó bấm vào biểu tượng cái bút ngay bên cạnh. Sau đó nếu sản phẩm của bạn có cần chuẩn bị thêm, thì hãy chọn ở mục Prep guidance:
Và chọn xem ai là người dán nhãn cho sản phẩm.
Nếu bạn chọn Amazon, thì họ sẽ dán nhãn sản phẩm và tính giá ($0.55) một nhãn. Còn nếu bạn chọn “By Seller” thì bạn chỉ cần in nhãn ra và gửi qua cho công ty giao nhận để họ in lên bao bì.
Cho Amazon biết bạn gửi bao nhiêu hàng
Nếu bạn chọn Individual units, bạn cần cho Amazon biết có bao nhiêu sản phẩm trong hộp bằng cách điền vào ô Units:
Còn nếu bạn chọn Case pack, thì cần cho Amazon biết bạn gửi bao nhiêu hộp, và mỗi hộp có bao nhiêu sản phẩm:
Sau đó bấm “Ready to send”.
Sau đó, bạn hãy kéo xuống dưới cùng, và chọn “Print all SKU labels”:
Sau đó, nó sẽ cho phép bạn tải file pdf:
Và bạn có thể in cái pdf ra:
Nếu bạn tự chuẩn bị nhãn hiệu, thì bạn sẽ gửi cái file này cho nhà cung cấp và yêu cầu họ dán nhãn lên sản phẩm.
Pack individual Units
Nếu bạn chọn Individual Units thì bạn sẽ chọn Pack individual units:
Sau đó, bạn cần cho Amazon biết bạn sẽ gửi bao nhiêu hộp tới:
Nếu bạn “nhét” tất cả hàng vào một hộp, thì chọn “Everything will fit into one box”. Sau đó bấm “Confirm” để xác nhận, rồi điền chiều cao, cân nặn của sản phẩm vào, sau đó bấm “confirm and continue).
Nhưng nếu bạn gửi nhiều hộp đựng tới, thì ở mục Packing information, bạn cần chọn “Multiple boxes will be needed”:
Rồi bấm Confirm, sau đó điền số hộp đựng mà bạn sẽ gửi đến, sau đó bấm “Open web form”:
Sau đó, hãy điền số sản phẩm có trong mỗi hộp, rồi điền chiều cao, cân nặng, khối lượng của hộp đựng hàng.
Xong bước 1 (xác nhận lượng hàng sẽ gửi).
Bước 2: Xác nhận giao hàng
Đầu tiên, hãy chọn ngày giao hàng. Đó là ngày mà bạn chuyển hàng cho công ty vận chuyển:
Thông tin này sẽ giúp Amazon có thời gian chuẩn bị để nhận hàng, nhưng cũng không cần thật chính xác đâu, bởi vì bạn có thể quay lại và thay đổi ngày sau.
Tiếp theo, hãy chọn loại giao hàng (SPD hoặc LTL):
SPD có nghĩa là chuyển phát bưu kiện nhỏ (Small parcel delivery). Thông thường đây là những đợt gửi hàng nhỏ từ các công ty bưu điện như DHL, UPS, FedEx, United States Postal Service.
LTL có nghĩa là chuyển phát trong lượng lớn (bằng xe tải). Thông thường đây sẽ là lượng hàng lớn được để vào nhiều hộp, và dùng xe tải để vận chuyển.
Thông thường, những lô hàng nhẹ hơn 150 Lb sẽ được vận chuyển bằng SPD. Và những lô hàng nặng hơn thì nên dùng LTL.
Tiếp theo, Amazon sẽ cho bạn biết là bạn cần gửi hàng đến kho hàng nào của họ (bởi vì họ có nhiều kho hàng ở khắp nơi tại USA).
Tiếp theo, bạn hãy chọn công ty vận chuyển (để họ chuyển hàng tới Amazon). Ở đây ưu tiên chọn UPS, như vậy thì đối tác của Amazon sẽ xử lý, họ thường giảm giá và họ quen thuộc với Amazon FBA hơn.
Còn nếu bạn chọn Non Amazon partnered carrier thì bạn sẽ cần tự trả mức phí giao hàng cho các công ty mà bạn chọn.
Sau đó, bạn hãy bấm nút “accept charges and confirm shipping”:
Bước 3: In nhãn hiệu
Bước cuối cùng là in nhãn hiệu, bạn chỉ cần bấm chữ Print:
Nó sẽ mở ra một file PDF, bạn sẽ in cái file này và gửi cho công ty đóng gói, có thể đó là nhà cung cấp hoặc công ty giao nhận.
Yêu cầu họ dán nhãn hiệu này vào hộp, trước khi gửi hàng tới Amazon. Và sau khi công ty giao nhận đã in nhãn hiệu, bạn sẽ quay lại trang bên quá Amazon và bấm “Mark all as shipped”:
Và sau khi bạn làm xong bước cuối cùng này, bạn có thể quay lại mục Shipping queue để theo dõi trạng thái của chuyến hàng.
Bây giờ hàng đã bắt đầu được gửi đi, bạn có một khoảng thời gian trống để thiết lập Listing, và tối ưu nó thật kỹ.
Trong bài sau tôi sẽ hướng dẫn nhé.