Cách chiến dịch affiliate marketing có thể lộn xộn và không thể đoán trước được.
Tôi luôn biết rằng chiến dịch lợi nhuận được tạo ra, không phải được khám phá.
Scale nhanh không người ta copy chiến dịch mất, đúng chứ?
Nhưng thông thường sẽ không như thế.
Hầu hết trường hợp, khi bắt đầu chiến dịch thường là hòa vốn, hoặc lỗ vốn một chút.
Khi ấy, bạn phải tiếp tục split test và tối ưu cho đến khi có lợi nhuận.
XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỐI ƯU CHIẾN DỊCH CHO RIÊNG MÌNH
Để thuận tiện hơn trong việc tối ưu, thì bạn cần tạo ra một hệ thống làm việc có quy trình rõ ràng. Mỗi lần cần tối chiến dịch thì cứ căn cứ vào quy trình ấy.
Khi bạn mới học chạy chiến dịch, có thể ngày nào cũng thua lỗ. Sẽ rất đau đầu và khó chịu khi nhìn vào bảng thống kê. Tôi hiểu.
Trong đầu bạn cứ hiển lên câu hỏi:
“Tôi đang phí thời gian với chiến dịch này, tôi phải tiếp tục test nữa ư? Có quá nhiều các biến số cần test, tôi còn không biết phải bắt đầu từ đâu, thua lỗ nhiều quá”.
Bạn từng gặp phải cảnh này đúng không? Đừng lo. Ai cũng phải đi qua giai đoạn đó. Đó là tự nhiên mà.
Bạn càng có kinh nghiệm, thì càng dễ dàng hơn khi đối mặt với các tình huống khi tối ưu chiến dịch.
NÓI SÂU HƠN VỀ TỐI ƯU CHIẾN DỊCH AFFILIATE MARKETING
Bạn sẽ làm việc theo thứ tự nào? Thử nghiệm đa biến là gì? Làm sao để nhanh chóng tối ưu chiến dịch và đem lại lợi nhuận.
Có thể hơi quá tải, nhưng bạn sẽ hiểu hết nhanh thôi.
Tôi muốn chia sẻ với bạn một hệ thống, nó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tối ưu chiến dịch và tăng lợi nhuận.
Ghi chú:
Hầu hết trường hợp, khi bắt đầu chiến dịch thường là hòa vốn, hoặc lỗ vốn một chút. Sau đó bạn tiếp tục split test và tối ưu cho đến khi có lợi nhuận.
Tuy nhiên, có một số affiliate chuyên nghiệp thì lại làm khác. Sau đợt test ban đầu, họ chỉ giữ lại các chiến dịch hoà vốn, sau đó tối ưu để đạt ROI tốt đa. Sau khi có ROI tối đa thì có thể scale.
Còn các chiến dịch ban đầu thua lỗ, mặc dù có thể tối ưu để đạt lợi nhuận, nhưng sẽ khó scale hơn. Vậy nên có affiliate bỏ luôn các chiến dịch thua lỗ trong giai đoạn đầu.
HÃY THỬ NGHĨ TỚI PHỄU HỆ THỐNG
Chắc hẳn bạn cũng từng nghe đâu đó về từ “phễu”.
Lần đâu tiên tôi nghe đến khái niệm này, đó là vào lớp học marketing đầu tiên ở cao đẳng Georgia Tech.
Trong bài học hôm đó, giáo sư nói về một đại lý xe hơi đang gặp khó khăn.
Đại lý này đang lỗ vốn hàng tháng, và ông chủ không biết nên làm gì.
Ông ta đã nhờ một nhà tư vấn đến để giúp nâng cấp hệ thống.
Và người tư vấn này đa chia hệ thống bán hàng ra thành một mô hình phễu như bên dưới.
Đầu tiên, bạn liên hệ với những người có tiềm năng sẽ mua xe.
Thứ hai, cố gắng thiết lập cuộc hẹn với họ, hẹn đến xem xe.
Thứ ba, họ đến đại lý và lái thử.
Cuối cùng, bạn bán xe cho họ.
Mục tiêu rất đơn giản: dẫn nhiều người đi qua các giai đoạn.
Ở đó, rất tự nhiên, sẽ có nhiều người thiết lập cuộc hẹn, nhưng họ không tới. Cũng có người sẽ lái thử, nhưng họ sẽ không mua.
Vậy làm sao để tối ưu hệ thống chiến dịch trên?
Thầy giáo chia lớp học thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm phụ trách từng giai đoạn.
Nhóm của tôi có nhiệm vụ là làm sao để những người đã thiết lập cuộc hẹn phải có mặt.
Hiện tại đang là 30%. Tức là chỉ có 30% số người sẽ đến.
Mục tiêu là dùng những cách thức khác nhau để tăng con số này. Tăng lên 50% là đã có thể tăng lợi nhuận đáng kể.
Vậy, làm sao để những người hẹn gặp sẽ tới.
Một vài ý tưởng:
2. Gửi email nhắc nhở, gửi các mẹo, thủ thuật để giúp họ chuẩn bị, và chỉ dẫn bản đồ rõ ràng.
3. Nếu họ bỏ lỡ mất cuộc hẹn, hãy liên lạc với họ ngay lập tức để lập một cuộc hẹn khác.
4. Thiết lập một cuộc hẹn trên Google calendar và mời họ.
5. Tìm xem họ sẽ dùng xe gì để đến đại lý. Và nếu họ ở gần, thì nhờ anh nhân viên nào đấy tới đón họ.
6. Tặng một món quà miễn phí, một bữa ăn trưa chẳng hạn, nếu họ tới.
Có quá nhiều cách.
Nhưng bạn sẽ bị giới hạn bởi thời gian và tiền bạc. Vậy bạn sẽ chọn cái nào?
Khó trả lời, nhưng tôi sẽ bắt đầu với 4 cái đầu tiên đi. Nó dễ.
Cái thứ 5 sẽ tốn tiền, phải trả lương cho anh nhân viên tới đón khách nữa.
Vậy việc mời người ta ăn trưa miễn phí thì sao? Cách này không được.
Bởi vì như vậy là cạn đang thu hút những lead kém chất lượng, nhiều người chỉ đến để ăn miễn phí thôi.
Hãy nhớ rằng nếu bạn bỏ tiền ra, thì bạn cần biết giới hạn của mình.
Thay vì nhìn vào toàn bộ quá trình, hãy chia nó ra thành từng giai đoạn.
CHIẾN DỊCH AFFILIATE MARKETING GIỐNG NHƯ MỘT HỆ THỐNG PHỄU
Khi mới bắt đầu làm Affiliate marketing, tôi từng chóng mặt và trải qua nhiều đêm mất ngủ.
Có người bảo tôi cần cải tiến mẫu quảng cáo. Người khác bảo là offer mới là quan trọng nhất.
Tôi không thể hình dung ra cái chiến dịch, và cũng không có khung mẫu nào để làm theo.
Nhưng mà, bạn có thể hình dung chiến dịch, như một cái phễu.
Tôi đã vẽ một hình ảnh tương tự ra giấy.
Để quá trình tối ưu đơn giản hơn, tôi tự nhủ… chỉ cần đưa người ta sang giai đoạn tiếp theo là được.
Làm sao để tăng tỷ lệ nhấp ở mỗi giai đoạn.
Việc đầu tiên tôi làm là tìm ra những điểm yếu của hệ thống.
Nếu bạn có đủ kinh nghiệm, thì bạn có thể tự thiết lập những thông số riêng.
Giả sử, bạn nhận thấy cái landing page ở giai đoạn này cần phải có 20% tỷ lệ nhấp chuột. Nhưng nó chỉ được 15%, tức là cần cải tiến thêm.
Nếu bạn không có những thông số riêng, thì bạn có thể đi hỏi các affiliate khác, hoặc tham gia khoá học nâng cao của Thông Thiên Phong để xem các case study.
Các affiliate khác chọn sản phẩm có EPC như thế nào? Tỷ lệ chuyển đổi ra làm sao? Hãy ghi chú lại.
Nhưng thông số của người khác có thể không giống của bạn. Mọi chiến dịch đều khác nhau. Nên chú ý nhé.
Tiếp theo, bạn cần một kế hoạch cho mỗi giai đoạn khác nhau. Để có thể dễ dàng tạo một danh sách kiểm tra.
Tăng click vào quảng cáo.
1. Test các nhóm đối tượng, vị trí đặt.
2. Test tiêu đề.
3. Test hình ảnh.
…
Tăng click vào trang offer.
1. Tăng tốc độ landing page.
2. Test văn bản trên landing page.
3. Thêm bằng chứng xã hội / testimonials.
…
Tăng chuyển đổi của offer.
2. Split test cùng một offer nhưng ở trên affiliate network khác nhau.
3. Test các hình thức khác nhau đối với 1 offer (Pay per sale vs Pay per lead).
…
ĐỪNG QUÊN MỤC TIÊU TRONG AFFILIATE MARKETING
Mục tiêu của bạn là kiếm tiền.
Nhắc lại, mục tiêu là kiếm tiền.
Đừng theo đuổi tỷ lệ nhấp chuột CTR, hãy tập trung vào chuyển đổi.
Giả sử bạn đang làm ngách bảo hiểm xe hơi.
Bạn muốn có tỷ lệ click chuột CTR cao phải không? Thế là bạn làm cái “ảnh hot girl đứng cạnh xe Lamborghini” rồi chạy quảng cáo.
CTR sẽ tăng tăng vù vù vù vù.
CTR tăng, nhưng lợi nhuận giảm.
Tại sao vậy?
Tại vì bạn đang thu hút sai đối tượng.
Tại vì bạn đang thu hút sai đối tượng.
Người ta không thực sự hứng thú với bảo hiểm xe. Mấy anh thanh niên cứ thấy ảnh gái xinh là họ click thôi.
Cũng giống như việc bạn tặng bữa ăn trưa miễn phí ở đại lý xe hơi. Nhiều người họ chẳng quan tâm đến xe, họ chỉ đến vì bữa ăn miễn phí.
Tôi sẽ đưa ra ví dụ dễ hiểu nhất có thể, để giải thích.
VÍ DỤ VỀ PHỄU BÁN HÀNG SO VỚI NHIỀU GIAI ĐOẠN
Giả sử có một đại lý xe hơi khác, nhưng phễu bán hàng của họ có nhiều giai đoạn hơn.
Sau khi bán xong cái xe, họ bán thêm dịch vụ bảo dưỡng xe. Họ còn có một chiến dịch email nhờ khách hàng giới thiệu dịch vụ của họ, nhờ khách hàng để lại bài viết đánh giá.
Như vậy còn làm được nhiều tiền hơn phải không? Đúng vậy, nhưng các affiliate thì không được số lợi nhuận đó.
Tôi nghĩ đó chính là hạn chế của affiliate marketing.
Bạn chỉ tạo quảng cáo, dẫn người xem tới landing page và tới trang offer, và bạn không có nhiều cách để bán thêm.
Ngành affiliate vận hành qua nhiều năm, đơn giản vì thị trường có một số chỗ thiếu hiệu quả.
Nguồn traffic không có cách đối đầu với các marketer phá luật, và nhiều công ty lớn không biết cách quảng cáo online.
Nhưng bây giờ, rất nhiều người đã biết về digital marketing và các chiến thuật affiliate marketing.
Nhiều người đang tiến công vào môi trường kinh doanh online. Affiliate càng ngày càng cạnh tranh.
Bạn sẽ làm sao để thích nghi.
Vậy hãy đọc bài viết trên website của tôi, để tìm ra cơ hội mới nhé.