• Trang chủ
  • |
  • Blog
  • |
  • Affiliate
  • |
  • Tối ưu chiến dịch affiliate – Tránh mất tiền cho những quyết định sai lầm

Tối ưu chiến dịch affiliate – Tránh mất tiền cho những quyết định sai lầm

Biên tập: Thiên Phong MMO | Cập nhật: 18/05/2025
Danh mụcAffiliate
assets task 01jvgv0gz0ehgtqmp0h4qcd13m 1747543227 img 1

Affiliate marketing không hề dễ, dù bề ngoài thì có vẻ như vậy.

Nhiều người mới bước vào nghề với tâm lý “thử xem sao”, rồi chạy quảng cáo một cách vội vã, quyết định dựa trên cảm giác, họ tắt – mở chiến dịch chỉ vì thấy vài con số lên xuống.

Không ít người thất bại — không phải vì chọn sai sản phẩm, cũng không phải vì nền tảng quảng cáo quá phức tạp.

Họ thất bại vì ra quyết định quá sớm, trong khi dữ liệu còn chưa đủ.

Trong affiliate marketing, có rất nhiều kỹ năng bạn cần học: từ viết quảng cáo, chọn offer, thiết kế landing page, cho đến scale chiến dịch. 

Nhưng nếu bạn không biết cách đọc hiểu dữ liệu, thì tất cả những cái khác cũng trở nên vô nghĩa. Bạn sẽ mắc sai lầm khi chạy quảng cáo — và thua lỗ khi test chiến dịch.

Bài viết này không dạy bạn chiêu trò. Không có “mẹo vặt kiếm tiền nhanh”.

Nhưng tôi sẽ chia sẻ những nguyên tắc cơ bản — và nếu bạn nắm vững, nó sẽ giúp bạn tránh khỏi 90% sai lầm phổ biến khi tối ưu chiến dịch affiliate.

Vì sao không nên tin vào kết quả sớm?

Hãy tưởng tượng bạn tung một đồng xu 5 lần.
Và cả 5 lần đều ra mặt ngửa.

Bạn sẽ nói gì?
“Ồ, vậy đồng xu này luôn lật ngửa!”

Nghe có vẻ hợp lý — nhưng bạn biết đó là một kết luận sai.

Thực tế, xác suất của mặt ngửa là 50%. Chẳng qua là bạn tung chưa đủ số lần. Bạn đang kết luận từ một dữ liệu quá nhỏ, không đủ để đại diện cho tình huống thực tế.

Affiliate marketing cũng vậy.

Bạn khởi chạy chiến dịch, thiết lập 2 mẫu quảng cáo khác nhau.

Sau một ngày, quảng cáo A có 2 đơn hàng. Quảng cáo B thì chẳng có đơn nào.
Bạn nghĩ: “A ngon hơn rồi”, thế là tắt cái B.

Nhưng nếu bạn đợi thêm 2–3 ngày, biết đâu quảng cáo B sẽ vượt lên?

Đây là điều nhiều người làm affiliate không hiểu:

Khi bạn mới chạy quảng cáo và thấy vài kết quả đầu tiên, đừng vội tin vào nó. Cũng giống như tung đồng xu vài lần — ra mặt nào nhiều hơn lúc đầu không nói lên điều gì cả.

image 18

Cái bạn cần là kết quả có “ý nghĩa thống kê”

Khi bạn kiểm tra hiệu quả của 2 mẫu quảng cáo, bạn cần biết kết quả có đáng tin không.

Ví dụ:
Bạn có 100 click cho quảng cáo A, thu được 3 đơn (CTR =3%).
Còn quảng cáo B có 100 click, chỉ thu được 1 đơn (CTR = 1%).

Bạn định tắt quảng cáo B?

Khoan đã.

Kết quả này chưa đủ chắc chắn để nói rằng quảng cáo A có chuyển đổi tốt hơn quảng cáo B.

Bạn cần kiểm tra mức độ tin cậy của kết quả thống kê. Nếu kết quả chưa đủ tin cậy, hãy tiếp tục kéo traffic.

Nếu bạn không làm điều đó, bạn sẽ lặp lại sai lầm của rất nhiều người đi trước:
Tắt mẫu quảng cáo tiềm năng chỉ vì quá vội vàng.

Như thế nào thì mới là có ý nghĩa thống kê.

Bạn không cần phải đoán mò. Hãy sử dụng một công cụ tính toán A/B test đơn giản mà tôi đã code tại đây:

A/B Testing Calculator – James The Marketer

image 14

Chỉ cần nhập:

  • Số lượt click
  • Số lượt chuyển đổi cho từng mẫu quảng cáo

…là bạn sẽ biết CTR, sự khác biệt giữa các mẫu, và độ chắc chắn thống kê. Đạt 95% là được.

Dựa vào đó, bạn sẽ tránh được việc tắt nhầm mẫu quảng cáo chỉ vì… ngẫu nhiên.

Với phương pháp này, bạn cũng có thể dùng để test rất nhiều yếu tố khác trong một chiến dịch affiliate, ví dụ như: Landing page, Offer, Tiêu đề, hình ảnh…

Bạn cũng có thể test một lúc nhiều yếu tố. Với công cụ trên, bạn chỉ cần bấm nút “Add another variation” để nó mở rộng ra.

Những sai lầm phổ biến khi test quảng cáo A/B trong affiliate marketing

Bây giờ bạn đã hiểu được tầm quan trọng của dữ liệu có ý nghĩa thống kê.
Tiếp tục, tôi sẽ chỉ ra những sai lầm thường gặp khi test chiến dịch affiliate, để giúp bạn giảm bớt tỷ lệ thất bại.

Dưới đây là 3 sai lầm mà rất nhiều người — kể cả những người đã có kinh nghiệm — vẫn mắc phải.

Sai lầm 1: Chia ngân sách quá mỏng cho quá nhiều biến thể

Giả sử bạn có $200 để test quảng cáo.

Có vẻ không ít, nhưng nếu bạn chia ra để test 40 mẫu quảng cáo, thì mỗi quảng cáo sẽ chỉ được chạy với $5.

Bạn không thể thu được nhiều dữ liệu chỉ với $5. Một vài click lẻ tẻ không nói lên điều gì.

Quá nhiều biến thể + Ít ngân sách = Dữ liệu không có ý nghĩa thống kê

Vậy nên, thay vì chia ngân sách, bạn cần biết cách chọn lọc.
Hãy test 6–8 mẫu quảng cáo đầu tiên để bắt đầu. Sau đó, giữ lại những quảng cáo hoạt động tốt và lặp lại vòng test tiếp theo.

Sai lầm 2: Dừng chiến dịch chỉ vì thấy lỗ trong ngày đầu tiên

Nhiều newbie hoảng loạn sau 1–2 ngày không thấy đơn hàng từ quảng cáo affiliate.

Nhưng bạn có biết:

  • Một số ngách chỉ chuyển đổi tốt vào cuối tuần.
  • Có khung giờ cụ thể trong ngày cho ra kết quả tốt hơn.

Nếu bạn dừng chiến dịch vào Thứ Tư chỉ vì lỗ, bạn sẽ không bao giờ biết liệu Thứ Sáu và Thứ Bảy có thể đem lại lợi nhuận hay không.

Một chiến dịch không hiệu quả hôm nay không có nghĩa là nó vô dụng mãi mãi. Hãy xem dữ liệu theo tuần, đừng chỉ nhìn từng ngày.

Ghi chú: Quảng cáo Facebook và Google thường cần một khoảng thời gian để hệ thống thu thập đủ dữ liệu và tối ưu hiệu suất. Thời gian này có thể kéo dài vài ngày hoặc hơn..

Vậy nên không thể tắt quảng cáo quá sớm. Bạn cứ bình tĩnh để chiến dịch chạy và thu thập đủ dữ liệu. Chỉ cần nhớ giới hạn ngân sách hàng ngay.

Sai lầm 3: Ra quyết định bằng… trực giác

Bạn nhìn vào bảng thống kê quảng cáo và nói: “Tôi linh cảm cái này ngon hơn.”

Xin lỗi, nhưng linh cảm chưa chắc đã đúng. Phán đoán phiến diện thường sai lầm, bạn cần đủ dữ liệu thì mới quyết định đúng được.

Dù bạn có giỏi đến đâu, cũng không thể “cảm nhận” được mẫu quảng cáo nào có CTR cao hơn với độ chắc chắn 95%.

Bạn cần dùng công cụ để tính toán, để thấy kết quả rõ ràng.

Affiliate marketing không chỉ là nghệ thuật. Nó cũng có yếu tố toán học.

Vậy nên, khi phân tích dữ liệu quảng cáo, đừng đưa ra quyết định dựa trên linh cảm hoặc trực giác.

image 17

Cách chia ngân sách để test chiến dịch hiệu quả

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất của người mới khi làm affiliate là:
“Với ngân sách hiện tại, tôi nên test bao nhiêu mẫu quảng cáo, bao nhiêu landing page, bao nhiêu offer?”

Câu trả lời là: Không có con số tuyệt đối.

Nhưng có nguyên tắc — và nếu bạn tuân theo, bạn sẽ tránh được việc rải tiền ra quá mỏng hoặc quá dày.

Nguyên tắc 1: Ưu tiên chiều sâu trước khi mở rộng chiều rộng

Thay vì test 30 quảng cáo lượt, hãy chọn ra những gì quan trọng nhất và test đủ sâu để có dữ liệu tin cậy.

Để kết quả có ý nghĩa thống kê, bạn cần thu thập đủ:

  • Lượt click (ít nhất vài chục đến vài trăm tùy ngành)
  • Số lượt hiển thị (nếu chạy CPM)
  • Chuyển đổi (ít nhất từ 5 trở lên)

Nếu bạn không đủ ngân sách để test sâu từng biến thể, thì đừng cố mở rộng test nhiều biến thể cùng lúc.

Nguyên tắc 2: Tùy chỉnh phạm vi test quảng cáo dựa trên ngân sách

Dưới đây là bảng gợi ý cơ bản để bạn hình dung cách chia ngân sách:

test chiến dịch affiliate

Ghi chú: Đây không phải công thức cứng nhắc, nhưng nếu bạn thấy mình đang dùng $100 để test 20 thứ, hãy dừng lại.

Nguyên tắc 3: Nhớ giữ lại ngân sách để scale

Một lỗi kinh điển mà rất nhiều người mắc phải:
Dồn toàn bộ ngân sách để test chiến dịch affiliate.

Test xong — phát hiện ra một mẫu quảng cáo xịn, một landing page chuyển đổi tốt… nhưng lúc này tài khoản đã cạn tiền.

Và bạn không thể Scale khi túi đã rỗng.

Hãy nhớ: mục tiêu của việc test là để tìm ra cái gì hoạt động — chứ không phải để tiêu sạch tiền vào việc tìm ra nó.

Hãy coi ngân sách như một chiếc bánh:

  • 50–70% dành cho giai đoạn test
  • 30–50% còn lại dành cho scale (nhân ngân sách vào mẫu tốt nhất)

Nếu bạn test xong mà không còn vốn để scale, thì bạn chỉ mới hoàn thành nửa công việc. Bạn đã trả tiền để biết câu trả lời đúng — nhưng lại không có gì trong tay để hành động dựa trên câu trả lời đó.

Công cụ giúp đưa ra quyết định chính xác

Làm affiliate không chỉ là chạy quảng cáo.
Bạn đang làm việc với dữ liệu, và bạn cần công cụ để đọc hiểu dữ liệu đó một cách đáng tin cậy.

Có những con số không thể “cảm nhận bằng linh cảm”.
Bạn cần biết rõ:

  • Tỉ lệ chuyển đổi hiện tại là bao nhiêu?
  • Có sự khác biệt gì giữa số liệu của các mẫu quảng cáo?
  • Độ tin cậy là bao nhiêu phần trăm?

Vậy làm sao để tính toán?

Trên Internet có nhiều công cụ, nhưng thực sự thì tôi không ưng cái nào. Vậy nên tôi đã tự tạo một công cụ A/B Test đơn giản.

Bạn có thể sử dụng công cụ đó tại đây:  A/B Testing Calculator 

Thực ra ở đầu bài, tôi đã đề cập đến công cụ này rồi. Nhưng vì nó quá quan trọng nên tôi muốn nhắc lại rõ hơn, vì có nhiều newbie còn hơi mơ hồ chưa hiểu.

Công cụ này sẽ giúp bạn:

  • Tính toán CTR (Tỷ lệ click) của từng mẫu quảng cáo
  • So sánh giữa các biến thể và cho biết cái nào đang có hiệu suất tốt hơn
  • Kiểm tra ý nghĩa thống kê để biết mức độ tin cậy của kết quả
  • Đưa ra đánh giá trực quan: Kết quả này có đủ chuẩn để bạn ra quyết định, hay cần chờ thêm dữ liệu?
image 19

Cách sử dụng rất đơn giản:

  1. Nhập số Visits và số Conversions cho từng mẫu (A, B, C…)
  2. Nhấn Calculate
  3. Xem kết quả — nếu độ tin cậy đạt 95% trở lên, bạn có thể yên tâm hành động. Nếu chưa, hãy tiếp tục chạy chiến dịch để thu thêm dữ liệu.

Đừng ra quyết định lớn dựa trên trực giác.
Hãy để dữ liệu dẫn đường cho bạn.

Những dòng cuối cùng…

Affiliate marketing không phải là một trò may rủi.
Cũng không phải nơi bạn dựa vào cảm giác, kinh nghiệm mơ hồ.

Trong cuộc chơi này, bạn cần quan sát kỹ, phân tích đủ, và ra quyết định đúng thời điểm.

Bạn càng hiểu dữ liệu, bạn càng bình tĩnh trước những kết quả ban đầu, bạn sẽ càng ít mất tiền — và càng tiến gần hơn đến lợi nhuận thật sự.

Nếu bạn thấy những chia sẻ này hữu ích, hãy lưu lại, chia sẻ, hoặc gửi cho đồng đội đang trên hành trình affiliate giống bạn.

Biết đâu sẽ có thể tránh mất tiền khi đưa ra quyết định sai lầm không đáng có.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>