Từ điển thuật ngữ trong affiliate marketing – Các khái niệm mà bạn cần biết

Cập nhật: 24/09/2023
Danh mục: Affiliate
17 1

Ngày xưa, sau vài tháng tìm hiểu về affiliate marketing thì tôi vẫn còn rất mơ hồ.

Lúc ấy, tôi chỉ có thể tìm kiếm thông tin trên forum. Tôi như một người ngoài cuộc đang cố nghe lén cuộc trò chuyện của mọi người.

Có một vấn đề lớn, đó là tôi không thể hiểu các khái niệm mà họ dùng. Affiliate marketing giống như một thế giới bí mật và có ngôn ngữ riêng của nó. Và cho dù tôi có dùng từ điển thì cũng không thể hiểu ý nghĩa là gì.

Tôi biết một số bạn đang gặp trở ngại giống hệt với tôi ngày trước, nên tôi sẽ giúp các bạn. Tôi sẽ tạo một bài viết mà tôi ước mình được đọc khi tôi bắt đầu làm affiliate.

Và tôi gọi nó là từ điển affiliate marketing.

Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng các thuật ngữ thường được sử dụng bởi những người làm affiliate. Tôi sẽ giải thích các điều khoản và link tới các bài viết để giúp bạn hiểu ở cấp độ sâu hơn.

Tôi cũng mong rằng chúng ta có thể tiêu chuẩn hóa một số thuật ngữ trong affiliate để giúp giao tiếp tốt hơn.

Sau khi hiểu rõ các thuật ngữ, tôi mong rằng sẽ giúp bạn học nhanh hơn, và không quá quê mùa như một newbie khi nói chuyện với các affiliate khác.

Affiliate marketing – khái niệm đầu tiên bạn cần biết

cpa marketing

Affiliate marketing là quy trình bán offer mà chúng ta không sở hữu. Chúng ta kéo traffic tới offer. Và nếu người dùng hoàn thành một chuyển đổi, thì ta sẽ nhận được hoa hồng.

Với hình ảnh trên, nó viết là “CPA”. Có nghĩa là “Cost Per Action” hoặc “Cost Per Acquisition”. Thông thường trong affiliate marketing, chúng ta cần làm cho khách hàng đưa ra hành động, như là điền tên, email, hoặc cài đặt ứng dụng.

Khi bạn quảng bá một offer mà người dùng cần mua sản phẩm, thì nó được gọi là CPS marketing, hoặc là “Cost Per Sale”.

Có 5 nhóm người liên quan trong affiliate marketing:

  • Advertiser.
  • Người làm affiliate.
  • Affiliate network
  • Nguồn traffic
  • Khách hàng

Nhiệm vụ của mỗi nhóm là gì?

Advertiser / Merchant

Khi bạn mua traffic, thì bạn được nguồn traffic gọi là advertiser. Tuy nhiên, trong affiliate marketing, thì advertiser là những người là chủ sản phẩm, chủ offer.

Ví dụ: nếu bạn quảng bá dịch vụ hẹn hò, thì advertiser có thể là EHarmony hoặc Match.com. Nếu bạn quảng cáo game thì advertiser có thể là Supercell (người sở hữu game the Clash of Clans) hoặc là King (Candy Crush Saga).

Người làm affiliate / Publisher

Trong affiliate marketing thì những người làm affiliate còn được gọi là publisher.

Đó là bạn. Công việc của bạn là gửi traffic tới offer thông qua các quảng cáo, landing page, direct link…

Thuật ngữ publisher xuất phát từ những người là chủ website, và sau đó bạn sẽ chạy quảng cáo trên những trang web của họ. Ví dụ, CNN có thể là một publisher (vì họ xuất bản nội dung lên trang web).

Affiliate network

Affiliate network là một “kho hàng”. Giống như một kho hàng chưa các sản phẩm, chưa các offer (sweepstakes, game, phần mềm diệt virus, app).

Affiliate network sẽ là bên trung gian đáng tin cậy, bởi vì họ sẽ vẫn thanh toán cho bạn ngay cả khi advertiser vỡ nợ (theo lý thuyết).

Nguồn traffic

Đây là cách bạn dùng để kéo người vào trang offer. Ví dụ là Facebook, quảng cáo Native, mobile, SEO, chiến dịch mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm, display, PPV,…

Bạn có thể đăng ký một nguồn traffic, sau đó nạp tiền, rồi đăng quảng cáo nên và chạy chiến dịch.

Khách hàng

Khách hàng là người sẽ click vào link và mua hàng / đăng ký / cài ứng dụng… Bạn quảng cáo offer trên nguồn traffic. Có thể khách hàng đang lướt Facebook và nhìn thấy quảng cáo của bạn, hoặc họ đang đọc báo và nhìn thấy banner…

Vẫn khó hiểu ư?

Hãy chia nó thành danh sách từng bước, nếu bạn thấy khó hiểu, thì có thể đọc lại.

Từ góc nhìn của một người làm affiliate:

1. Bạn đăng ký vào affiliate network rồi tìm offer để quảng bá.

2. Bạn quyết định nên sử dụng nguồn traffic nào để quảng cáo (Facebook, Native, Mobile).

3. Bạn tạo các landing page hoặc banner (chúng ta gọi chúng là creative).

4. Bạn đăng tải các creative đó lên nguồn traffic.

5. Sau khi quảng cáo trên nguồn traffic được duyệt, thì người dùng thực sự sẽ bắt đầu nhìn thấy quảng cáo.

6. Khi có người click vào quảng cáo, họ sẽ được dẫn đến trang landing page mà bạn đã thiết kế (hoặc nếu bạn không dùng landing page thì họ sẽ được dẫn thẳng đến trang offer).

7. Khi một người xem trang, họ sẽ có hai lựa chọn: rời khỏi, hoặc đưa ra hành động như bạn hướng dẫn (điền email, mua sản phẩm, cài đặt ứng dụng…)

8. Nếu một người rời khỏi, bạn sẽ không được hoa hồng, nhưng nếu họ chuyển đổi, vậy thì bạn sẽ được hoa hồng.

Thuật ngữ trong affiliate marketing

Đây là đường link độc nhất mà affiliate network tạo cho mỗi offer. Bạn đặt đường link này trên landing page. Khi có người click vào link và hành động, bạn sẽ được trả hoa hồng.

Đương link affiliate nói cho affiliate network biệt: “người làm affiliate có mã số 123456789 đã bán được đơn hàng này, nên doanh thu của anh ấy được cộng thêm $XXX.

Affiliate manager

Affiliate manager là nhân viên làm việc tại affiliate network, công việc của họ là tuyển dụng các affiliate có thể kéo traffic tới offer. Họ sẽ giúp bạn những việc về thiết lập, và họ sẽ gợi ý cho bạn những offer để bạn quảng cáo tốt.

Angle

Tôi đã viết về angle rồi, nó là một khái niệm quan trọng, nhưng lại thường bị người ta bỏ qua. Angle là cách bạn tiếp cận chiến dịch ở cấp độ sáng tạo.

Banner.

Khi chúng ta quảng cáo trên một trang web khác, thì banner là một loại creative – định dạng quảng cáo. Nó chỉ chiếm một không gian nhỏ trên website, ví dụ như bạn mua quảng cáo từ GDN (Google Display Network), thì bạn sẽ quảng cáo banner.

Bạn có thể vào đây để tham khảo các tuyệt chiêu photoshop trong thiết kế banner nhé.

Blacklist – danh sách đen

Trái ngược với nó là danh sách trắng whitelist. Thì blacklist là một danh sách những placement, những điểm đặt không lợi nhuận.

Một số placement sẽ không có chuyển đổi ở một số ngách nhất định, nên bạn sẽ blacklist chúng, nhưng có thể placement đó lại chuyển đổi đối với ngách thị trường khác.

Click ảo / click bot / bot traffic

Đây mà một bài viết chi tiết về bot traffic.

Ví dụ bạn là chủ sở hữu website ESPN và bạn đặt đăng ký với nguồn traffic (GDN) rồi đặt quảng cáo lên website của mình.

Và khi có người click vào quảng cáo, thì bạn sẽ được trả hoa hồng.

Nếu bạn thuộc loại người mờ ám, thì bạn sẽ viết một số mã script và gửi các traffic ảo (bot traffic) tới website của mình, và thế là bạn được trả nhiều tiền hơn.

Nhưng là một affiliate thì chúng ta phải cẩn thận về điều này, vì một số publisher sẽ toàn gửi traffic ảo. Đó là traffic sẽ không có chuyển đổi.

Cloaking

Cloak là một phương pháp mà các affiliate dùng để giấu đi một phần của chiến dịch. Nếu bạn dùng cloak thì tôi đảm bảo là kiểu gì bạn cũng bị phát hiện, chỉ là vấn đề thời gian.

Creative

Khi người ta nhắc đến creative thì ý là nói đến các tài nguyên quảng cáo. Nó có thể là landing page, banner, hình ảnh, bài viết, thậm chí là những thiết kế của website.

Direct linking

Đôi khi tôi muốn test xem offer có lợi nhuận hay không, tôi sẽ gửi thẳng traffic từ nguồn traffic tới trang offer. Nếu tôi có một vài chuyển đổi, thì tôi biết được rằng tôi có thể được nhiều chuyển đổi hơn với landing page.

Direct linking dễ thiết lập, nhanh chóng, nhưng bạn sẽ không có nhiều lợi thế cạnh tranh, và không thể quảng cáo với các sáng tạo riêng của mình.

eCommerce – thương mại điện tử

Trong thời gian affiliate marketing, chúng tôi mô tả eCommerce là “mua và bán sản phẩm vật lý online”. Ví dụ: bán hàng trên EBay, hoặc bán sản phẩm vật lý trên Facebook thì có thể được gọi là eCommerce.

GEO – vùng địa lý

Một GEO sẽ mà một quốc gia mà bạn nhắm tới. Ví dụ: “tôi đang target tới các GEO đông Âu”. Thì có nghĩa là các quốc gia đông Âu. Và trong affiliate, chúng tôi thường gọi các GEO bằng kỹ hiệu viết tắt 2 chữ cái (UK, US, CA, AU, DE).

Landing page.

Với một số landing page thì bạn cần “bán trước – Pre-sell” cho khách hàng trước khi gửi người dùng tới trang offer, vậy thì landing page sẽ viết ra những lợi ích của offer, và thuyết trình cho khách hàng thấy rằng tại sao sản phẩm này lại tốt cho họ.

Lead.

Lead là thông tin của một người có tiềm năng trở thành khách hàng. Họ là những người đã điền thông tin.

Ví dụ, nếu bạn điền tên và email để nhận thông tin trên website, thì bạn chưa phải là khách hàng (bạn chưa mua hàng), nhưng bạn có tiềm năng trở thành khách hàng và bạn đã có một mức độ chú ý nhất định tới landing page.

Đôi khi trong affiliate, chúng ta chỉ cần kéo lead là đã được hoa hồng.

Niche – ngách thị trường

Bạn có thể coi ngách như là một thị trường nhỏ. Ví dụ: Ngách bảo hiểm ô tô cho đàn ông Đức dưới 30 tuổi.

Offer.

Offer là những cái mà bạn đem đi quảng bá. Nó có thể là app, ứng dụng, và người dùng có thể cài đặt trên điện thoại. Nó có thể là trang web hẹn hò, một tựa game, một khung đăng ký.

Trong affiliate marketing thì 99% là quảng bá những offer sản phẩm số. Cũng có một số ngách (eCommerce, dropshipping) thì có thể quảng bá sản phẩm vật lý, nhưng nó là ngoại lệ. Đa số chúng ta đều làm CPA marketing.

Tối ưu – Optimizing

Tối ưu là những công việc cần làm để tăng ROI / lợi nhuận. Có thể là cần chặn những placement không lợi nhuận, tạo thêm nhiều banner để test, hoặc thay đổi các tùy chọn nhắm mục tiêu.

Ví dụ: Để tối ưu một chiến dịch, bạn sẽ chặn một số placement không lợi nhuận, test thêm các banner mới, thử các tùy chọn target mới, thử quảng cáo offer mới.

Placement.

Placement thực ra là những website mà họ hiển thị quảng cáo của bạn, có thể là quảng cáo banner hoặc native. Một số định dạng quảng cáo không có placement, như là Facebook.

Ở mỗi nguồn traffic thì họ có thể gọi các placement bằng một tên khác nhau, họ có thể gọi là placement, zone, site, target, feed…

Split test

Screenshot 3

Affiliate manager bảo rằng có hai offer về game, một cái ở Italy và một cái ở Spain. Thì làm sao ta biết được offer nào lợi nhuận nhất?

Chúng ta sẽ test quảng cáo, đổ traffic tới cả hai offer này, và xem kết quả lợi nhuận của chúng.

Thông số có ý nghĩa thống kê

Screenshot 4

Nếu bạn chưa từng biết khái niệm này, thì hãy đọc bài viết về thông số có ý nghĩa thống kê của tôi. 

Không có đợt test nào là chính xác 100%, vậy thì chúng ta có thể sử dụng máy tinh thống kê để đảm bảo phương pháp test là chính xác (không khó, máy tính sẽ làm hết cho bạn).

Công cụ tracker

Tracker sẽ cho bạn thông tin trực tiếp về hiệu suất của chiến dịch. Tôi khuyên bạn dùng Voluum hoặc Thrive, thì họ cho bạn thấy thông tin chi tiết, bạn sẽ biết được chính xác ai là người mua hàng, creative nào đang hiệu quả, chiến thuật nào cần thay đổi, cải tiến.

Vertical – ngách rộng.

Khi bạn nói đến Vertical, thì tức là là đang đề cập đến một thị trường rộng. Ví dụ về vertical có thể là: cài ứng dụng, tài chính, bảo hiểm, game, sức khỏe, giảm cân…

Whitelist – danh sách trắng.

Một số nguồn traffic có các placement lợi nhuận cao. Sau khi chạy quảng cáo, bạn dần thu được các placement lợi nhuận đó và cho vào danh sách riêng. Danh sách này được gọi là whitelist.

Kết luận

Trên đây chỉ là những khái niệm cơ bản. Còn có hàng trăm khái niệm, thuật ngữ trong ngày công nghiệp này, có thể chúng hơi khó khăn.

Nhưng cứ từ từ, hãy nỗ lực làm việc và kết quả sẽ đến.

Bài viết liên quan:

>