• Trang chủ
  • |
  • Blog
  • |
  • Affiliate
  • |
  • Khóa tài khoản quảng cáo Facebook? Những sai lầm phổ biến cần tránh khi làm affiliate marketing

Khóa tài khoản quảng cáo Facebook? Những sai lầm phổ biến cần tránh khi làm affiliate marketing

Cập nhật: 03/04/2025 | Ngày đăng: 03/04/2025
Danh mụcAffiliate
thumbnail 2

Hãy tưởng tượng, một ngày đẹp trời, bạn đang thoải mái tắm nắng, vừa nhìn vào chiếc laptop của mình.

Bạn thấy mình đang chiếm hàng trăm đô mỗi ngày với một chiến dịch affiliate, quảng bá sản phẩm sức khỏe cho thị trường Úc.

Và đột nhiên, thông báo của Facebook hiện ra:

image 3

Đúng vậy, bị khóa tài khoản.

Toàn bộ dòng tiền bị dừng. Bạn vội vàng liên hệ với Support của Facebook nhưng họ chẳng tiếp chuyện bạn. Có khi phải đợi mấy ngày mới có phản hồi.

Nhưng thời gian là tiền bạc, mỗi ngày qua đi, bạn lại “mất đi” khoản thu nhập lớn.

Thế là phải hì hục làm lại từ đầu, từ việc thiết lập tài khoản quảng cáo mới, mua tên miền mới, Fanpage mới, website mới, thẻ visa mới…

Quả là “nhức hết cả đầu”.

Sự thật là:

Facebook là một kênh kéo traffic mạnh mẽ nhất khi làm affiliate. Nhiều người giỏi Marketing có thể kiếm hàng chục nghìn đô mỗi ngày (học ngay).

Thế nhưng, có một điều cực kỳ “ức chế” khi chạy quảng cáo Facebook, đó là họ rất dễ khóa tài khoản quảng cáo. Đặc biệt với những người làm affiliate marketing.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn những lý do mà Facebook khóa tài khoản quảng cáo. 

Nội dung này sẽ chủ yếu dành cho những bạn làm affiliate marketing, bởi vì đó là mô hình kinh doanh đơn giản nhất, dễ kiếm thu nhập nhất (nhưng cũng có rủi ro).

Sai lầm #1. Sử dụng cùng URL với các affiliate khác

Để kiếm tiền với affiliate, thì chúng ta sẽ phải lấy link từ Affiliate Network để quảng bá và kiếm hoa hồng.

unnamed

Và khi nhiều affiliate cùng sử dụng một đường link này trong quảng cáo Facebook, thì vấn đề sẽ xảy ra.

Thông thường, sẽ có một vài người làm affiliate sử dụng những phương pháp gian lận để quảng bá sản phẩm thông qua link affiliate (nhằm kiếm tiền nhanh). Họ có thể nói phóng đại về sản phẩm, hoặc vi phạm chính sách quảng cáo.

Facebook phát hiện ra, và ngay lập tức khóa tài khoản của họ.

Đồng thời, Facebook khóa tài khoản của tất cả những người chạy quảng cáo với đường link đó.

Nếu bạn chạy quảng cáo trực tiếp vào đường link affiliate, mà đường link đó từng được dùng bởi những người đã bị khóa tài khoản, thì có thể bạn sẽ bị khóa tài khoản luôn.

Ngay cả khi bạn chưa vi phạm chính sách nào của họ.

Đây là một phương pháp rất quyết liệt của Facebook. Vì giết nhầm còn hơn bỏ sót, điều này giúp Facebook tránh được rất nhiều vấn đề kiện tụng, pháp lý.

Nhưng sẽ thật khó khăn với anh em làm affiliate

Nhưng đôi khi khó khăn lại chính là cơ hội.

Vậy giải quyết vấn đề này như thế nào? Đó là bạn chỉ cần dùng một landing page với tên miền riêng.

Sai lầm #2. Không sử dụng landing page với tên miền riêng

Landing page là một trang web mà bạn tạo ra để dẫn khách vào. Từ đó thuyết phục khách hàng, và dẫn người ta tới trang sản phẩm.

Chúng ta gọi nó là landing page.

Quảng cáo Facebook > Landing page > Trang sản phẩm.

Bổ sung: Đôi khi Vendor gọi trang sản phẩm của họ là landing page, và họ gọi landing page của chúng ta là Prelander hoặc Bridge page.

Vậy làm sao để làm landing page trong affiliate marketing.

Bạn có thể dùng những công cụ tạo landing page chuyên nghiệp như Landerlab.

Hoặc nếu muốn tiết kiệm chi phí, thì có thể tạo website WordPress, sau đó sử dụng Elementor để làm landing page cũng được.

Sau khi do thám quảng cáo và tìm được những landing page của đối thủ, bạn có thể lấy ý tưởng của họ, rồi dùng Elementor để làm landing page chỉ với kéo thả. Nếu quen tay thì làm những đơn giản.

Ghi chú: Nếu bạn thấy khó hiểu và không theo kịp, tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong khóa học affiliate tại đây.

Sai lầm #3. Copy y chang quảng cáo của người khác

Đây là sai lầm rất thường gặp với anh em newbie. Họ dùng công cụ do thám quảng cáo Facebook, họ thấy có cao thủ đang chạy quảng cáo rất mạnh, rất nhiều tương tác và lượt truy cập…

… thế là họ bắt chước y chang người ta, copy luôn mẫu quảng cáo của người khác.

Nhưng khi bạn copy quảng cáo của người khác, Facebook sẽ phát hiện ra ngay. Bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề như:

  • Traffic kém chất lượng
  • Vấn đề khóa tài khoản
  • Vấn đề vi phạm bản quyền

Vậy thì phải làm sao bây giờ?

Đơn giản, bạn chỉ cần đừng copy quảng cáo của người khác là được.

Bạn có thể dùng adspy để do thám quảng cáo, rồi học theo những chiến dịch thành công của các cao thủ, lấy ý tưởng của họ để sáng tạo ra những mẫu quảng cáo của riêng bạn.
  • Với quảng cáo văn bản: Bạn có thể dùng AI để điều chỉnh và tạo quảng cáo mới.
  • Với quảng cáo hình ảnh: Bạn có thể dùng AI để tạo những phiên bản hình ảnh tương tự. Xem những bí quyết thu hút click với hình ảnh quảng cáo tại đây.
  • Với quảng cáo video: Bạn có thể tải video của đối thủ rồi upload lên YouTube để lấy phụ đề. Rồi tải phụ đề đó, dùng ChatGPT để chỉnh lý, rồi dùng AI Elevenlabs để đọc văn bản, rồi dựng thành video mới.

Tạo video riêng của bạn.

Thông thường cấu trúc của video quảng cáo sẽ là: Hook > Vấn đề > Giải pháp > CTA.

Cứ bám sát cấu trúc đó để dựng video thôi. Bạn có thể làm video với Capcut, Clipchamp hoặc Canva.

Đọc thêm: 

Sai lầm #4. Vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook

Rồi rồi. Chúng ta đều biết rằng không nên vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook. Nhưng mà cái trang chính sách quảng cáo dài dòng quá.

Tôi không muốn đọc. Và có lẽ bạn cũng không có thời gian để đọc hết. Mà họ còn thường xuyên cập nhật chính cách mới.

Vậy thì sao?

Chúng ta có thể hỏi AI. Bạn có thể hỏi ChatGPT với câu lệnh như sau:

Hãy xem quảng cáo của tôi có vi phạm chính sách quảng cáo của Facebook không.

Đây là chính sách quảng cáo của Facebook:

https://www.facebook.com/business/help/488043719226449?id=434838534925385

Đây là quảng cáo của tôi:

[Điền quảng cáo của bạn vào]

Bạn có thể cho AI biết nội dung quảng cáo, hình ảnh quảng cáo. Nếu bạn dùng video thì cho AI biết lời thoại (hoặc phụ đề) của video đó.

Và nó sẽ cho bạn biết quảng cáo có vi phạm chính sách hay không.

Dùng AI thì tiện lợi, nhưng nếu bạn có thể sắp xếp thời gian, thì bạn nên đọc qua chính sách quảng cáo của Facebook ít nhất 1 lần nhé.

Sai lầm #5. Mở BM ngay sau khi tạo tài khoản Facebook cá nhân

Đây là một sai lầm thường gặp.

Nhiều bạn quá vội vàng, sau khi bị khóa tài khoản, họ lập tức tạo tài khoản Facebook cá nhân mới, rồi ngay lập tức tạo tài khoản quảng cáo (BM).

Trường hợp này rất dễ bị khóa tài khoản, vì Facebook sẽ nghi ngờ là Spam và yêu cầu xác minh.

Việc xác minh rất lằng nhằng, rất mệt.

Cách giải quyết:

  • Bạn chỉ nên tạo BM với tài khoản Facebook cá nhân có lịch sử tương tác khoảng vài tuần trở lên.
  • Bạn tạo tài khoản Facebook cá nhân mới, đổi IP cho nó, rồi nuôi tài khoản trong vài tuần. Sau đó mới nên tạo BM. Và đây là công cụ nuôi tài khoản.
  • Bạn có thể xin mượn ké Facebook cá nhân của người thân, bạn bè. Bảo họ tạo BM giúp, rồi thêm bạn vào làm quản trị viên của tài khoản BM đó.
  • Bạn cũng có thể mua tài khoản quảng cáo Facebook từ những bên uy tín, hoặc mua từ những đội nhóm chuyên Farm tài khoản.

Một số người bán tài khoản quảng cáo Facebook, nhưng họ không phải đội nhóm nuôi tài khoản, mà họ là hack tài khoản. Tức là họ hack tài khoản của người dùng thật sự, rồi bán cho nhà quảng cáo.

Tôi không thích kiểu này chút nào.

Nhưng cho dù bạn làm cách nào, khi có tài khoản Facebook mới, bạn cần luôn bật bảo mật 2 lớp (2FA) cho tài khoản. Bạn có thể dùng Google Authenticator.

Bật bảo mật 2 lớp sẽ làm hạn chế khả năng bị khóa tài khoản xuống rất nhiều.

Ngoài ra, bạn có thể thuê tài khoản quảng cáo từ các nhóm Agency. Đó là những nhóm chuyên cung cấp tài khoản, họ có mối quan hệ tốt với Facebook nên tài khoản sẽ “cứng” hơn.

Thông thường bạn sẽ cần trả chi phí thiết lập, sau đó là trả 1 – 5% chi phí quảng cáo. Ví dụ bạn chi tiêu $100, thì trả họ $3 cho chi phí quản lý và hỗ trợ.

Sai lầm #6. Văn bản được sử dụng trong quảng cáo

Vào giai đoạn ban đầu khi mới mở tài khoản BM, bạn cần chạy quảng cáo “nhẹ tay”. Tức là sử dụng những nội dung quảng cáo nhẹ nhàng, đơn giản, dễ được duyệt.

Nếu ngay lập tức mà bạn viết quảng cáo quá lố, phóng đại sự thật hoặc đưa ra những tuyên bố chưa được xác minh, thì bạn có thể không được duyệt quảng cáo.

Và nếu bạn liên tục không được duyệt quảng cáo (tỷ lệ không duyệt cao), thì bạn cũng có thể bị khóa tài khoản.

Vậy nên, bạn cần giữ tỷ lệ quảng cáo không được duyệt dưới 10%.

Đây là ví dụ về văn bản quảng cáo có thể không được duyệt:

Bạn bị khó ngủ? Bạn trằn trọc suốt đêm? Uống thuốc này và nó sẽ giúp bạn ngủ ngon trong 8 tiếng.

Với quảng cáo trên, là họ trực tiếp chỉ ra vấn đề của người dùng, sau đó đưa ra giải pháp là “thuốc ngủ”. Tuy nhiên, thuốc thì tác dụng của nó với mỗi người một khác, tùy vào cơ địa của mỗi người.

Vậy nên, nếu đưa ra lời đảm bảo là “bạn sẽ ngủ ngon” – thì đó là một tuyên bố chưa được kiểm chứng.

Ngoài ra, với câu “bạn bị khó ngủ?” là nó chỉ ra vấn đề trực tiếp của người dùng. Người xem quảng cáo có thể nghĩ: A, Thằng Facebook này đang theo dõi mình rồi, sao Facebook biết mình khó ngủ nhỉ?

Facebook đang rất nhạy cảm với vấn đề bảo mật thông tin và theo dõi người dùng. Họ đang đối mặt với kiện tụng.

Quảng cáo như vậy sẽ có khả năng không được duyệt.

Đặc biệt với tài khoản mới, bạn cần làm nhẹ nhàng hơn, tiếp cận quảng cáo Facebook một cách an toàn hơn.

Ví dụ bạn có thể viết quảng cáo như sau:

Giấc ngủ chất lượng giúp bạn tràn đầy năng lượng mỗi ngày! [Tên sản phẩm] chứa [thành phần chính], được nghiên cứu bởi [tổ chức khoa học] cho thấy có thể hỗ trợ thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Bạn cũng có thể đưa quảng cáo cho ChatGPT để nó phân tích và đề xuất cách viết tốt hơn, để tránh vi phạm chính sách nhé:

unnamed 1

Ngoài ra, văn bản trong video cũng có thể làm bạn không được duyệt quảng cáo, thậm chí bị khóa tài khoản.

Khi bạn thêm văn bản hoặc phụ đề vào video, thì bot của Facebook nó sẽ đọc và phân tích dữ liệu đó. Và nếu có gì mà nó thấy không hợp lý, thì nó sẽ từ chối quảng cáo.

Nếu bạn dùng trực tiếp video Clickbank để chạy quảng cáo, thì tỷ lệ từ chối quảng cáo rất cao. Mấy video bán hàng của sản phẩm Clickbank thường phóng đại hoặc đánh vào tâm lý người mua để tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Vậy nên, hãy xem xét thật kỹ văn bản quảng cáo trước khi đăng. Nhớ nhé!

Sai lầm #7. Không duy trì chất lượng page (Page score)

Đa số người ta chẳng quan tâm chăm chút cho cái Fanpage.

Sau khi tạo trang Facebook, họ upload một cái ảnh đại diện, thêm cái ảnh bìa, và vậy là xong. Và rồi họ bắt đầu chạy quảng cáo.

Tuy nhiên bạn không nên như vậy.

Hãy chăm chút cho các Fanpage.

Nhiều năm trước, Facebook đã cho ra mắt chỉ số Page Score (điểm chất lượng trang Facebook). Và bạn cần cố gắng giữ cho Page Score cao.

  • Hãy giữ cho trang hoạt động bằng cách thường xuyên đăng bài.
  • Chú ý trả lời tin nhắn thường xuyên, hoặc thiết lập bot tự động trả lời
  • Chú ý trả lời comment trong bài quảng cáo.

Nếu người ta có vấn đề liên hệ mà bạn không giải quyết, họ sẽ comment tiêu cực, họ sẽ đánh giá tiêu cực, họ sẽ tag bạn bè và người thân vào để “tránh xa cái công ty này”.

Khi mà bạn quản lý tốt comment, thì có thể bạn sẽ tăng doanh số. Bởi vì nhiều người đọc comment, và họ mua hàng sau khi đọc comment đó.

Do ít có thời gian để phân tích và để hiểu sản phẩm, nên người ta mua hàng theo số đông. Khi này, comment đóng vai trò như là ý kiến đánh giá (Testimonials).

Sai lầm #8. Chạy quảng cáo bán sản phẩm mũ đen (Blackhat Product)

Sản phẩm mũ đen là những sản phẩm vi phạm chính sách quảng cáo, nhưng có thể có tỷ lệ chuyển đổi và thu nhập cao.

Một số người sử dụng hệ thống cloak để đánh lừa bên kiểm duyệt của Facebook.

Với những công cụ cloak hiện đại, sau khi quảng cáo được duyệt, họ sẽ dẫn khách hàng tới một sản phẩm khác, nơi có sản phẩm vi phạm chính sách.

Làm quen tay thì chỉ với vài click là có thể chuyển hướng link.

Đây được gọi là “lỗi tránh né hệ thống”. Và nếu bạn phạm sai lầm này, thì tỷ lệ chết tài khoản rất cao.

Mặc dù vậy, vẫn có người bất chấp và vẫn làm, bởi vì làm vậy có thể đạt thu nhập cao (hoặc là họ không biết làm cái gì khác ngoài cái đó).

Tôi từng thấy một số sản phẩm affiliate trả hoa hồng là $999 cho một đơn đăng ký. Đó chính là sức mê hoặc của đồng tiền.

Vậy sản phẩm mũ đen là gì? Nó là các sản phẩm kiểu như:

  • Cá cược online, cá cược thể thao.
  • Sòng bạc online (nơi nhà cái luôn chiến thắng, vì họ đã thiết lập thuật toán.
  • Lừa đảo trong đầu tư tiền ảo, đầu tư ngoại hối.
  • Sản phẩm sức khỏe giả mạo, phóng đại lợi ích, nhưng lại không có tác dụng gì.
  • Sản phẩm tài chính: Cho vay nhanh và dễ, nhưng lãi cao.
Nếu bạn chạy quảng cáo mũ đen, thì kiểu gì cũng bị khóa tài khoản, nó chỉ là vấn đề thời gian.

Thực tế, những người chạy quảng cáo mũ đen, họ không giỏi về Marketing, thuyết phục hay tâm lý khách hàng.

Cái mà họ biết chính là Farm tài khoản, họ có thể tạo cả nghìn tài khoản và liên tục chạy quảng cáo.

Sai lầm #9. Không làm nóng tài khoản trước khi đổ tiền vào quảng cáo

Chạy quảng cáo Facebook nó cũng cần một quá trình. Nó cần các vòng như “khởi động”, “tăng tốc”, “về đích”.

Với tài khoản mới, bạn không thể “về đích” ngay lập tức. Mà bạn cần khởi động đã, cần “làm nóng” tài khoản.

Đừng chi tiêu quá $50 mỗi ngày (khoảng 1.2 triệu), trong vòng 2 tuần.

Cái này đối với người mới thì không thành vấn đề, vì đa số anh em newbie thường ít vốn.

Nhưng với những người có vốn khỏe thì khác.

Hoặc nếu bạn chạy quảng cáo sản phẩm affiliate trong 3 ngày, và có lợi nhuận rất tốt, bạn muốn đổ $500/ngày để kiếm nhiều tiền hơn.

Thì cần cẩn thận, vì khi bạn chưa làm nóng tài khoản, bạn tăng mức chi tiêu quá nhanh, thì tỷ lệ chết tài khoản sẽ cao.

Tại sao Facebook lại khóa tài khoản, bạn trả nhiều tiền hơn cho họ mà?

Phía trên, tôi đã nói về trường hợp chạy quảng cáo mũ đen, bán sản phẩm vi phạm chính sách.

Những người chạy quảng cáo mũ đen thích nhất là “đánh nhanh rút gọn”, họ muốn chi tiêu thật nhiều, kiếm nhiều tiền thật nhanh rồi rút lui. Bởi vì kiểu gì tài khoản cũng bị khóa.

Vậy nên Facebook rất nhạy cảm với trường hợp tăng mức chi tiêu quá nhanh. Họ nghi ngờ bạn đang làm gì đó mờ ám.

Với Facebook, tiền là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là sự sống còn của cả cái nền tảng Facebook này.

041018zuckerbergcongress1 1920x1080
Facebook có thể không được lòng người dân về vấn đề bảo mật và theo dõi người dùng. Nhưng Facebook lại là đồng minh của nhà quảng cáo và những người muốn kiếm tiền với affiliate. Hãy tôn trọng đồng minh của bạn.

Sai lầm #10. Không chuẩn bị điều khoản chính sách cho landing page

Khi bạn xây dựng landing page, thì nhớ chuẩn bị các điều khoản chính sách ở dưới cùng của trang web. Nó bao gồm:

  • Privacy Policy: Chính sách quyền riêng tư)
  • Terms and Conditions: Điều khoản và Điều kiện
  • Disclaimer: Tuyên bố từ chối trách nhiệm
  • Support: Thông tin liên hệ hỗ trợ

Thông thường, một số bạn bị khóa tài khoản quảng cáo là do không có những thông tin này trên website. Và Facebook sẽ không nói rõ cho bạn biết lý do.

Facebook muốn biết ai là người làm cái landing page này, ai là người đứng sau nó.

Vậy nên, bạn có thể thêm một đoạn ở cuối landing page, rằng: Chúng tôi là affiliate cho cái sản phẩm này.

Phiên bản tiếng Anh:

We are proud partners of this product's producer, working closely in affiliation. For direct product information, please visit the producer's official website via the buttons above.

Nếu bạn không muốn tốn thời gian viết điều khoản chính sách, bạn có thể sử dụng AI để giúp bạn viết. Hoặc bạn có thể trỏ link trực tiếp tới trang điều khoản chính sách của trang sản phẩm (mà bạn đang quảng bá).

Xử lý khi bị khóa tài khoản quảng cáo Facebook

Nếu bạn có BM bị khóa, mà bạn ngay lập tức đã mở tài khoản Facebook mới, sử dụng cùng phương thức thanh toán, trên cùng địa chỉ IP, thì có khả năng là bạn sẽ bị khóa tài khoản quảng cáo luôn.

Vậy cần làm thế nào?

Bạn có thể nuôi một số tài khoản quảng cáo dự phòng. Khi tài khoản chính bị khóa, mà bạn đang vội và không muốn dừng chiến dịch, thì có thể chuyển qua tài khoản dự phòng.

Nuôi tài khoản cần sử dụng công cụ để tạo “dấu chân” ảo, và dùng Proxy để đổi IP. Tôi có một bài viết hướng dẫn dùng công cụ nuôi tài khoản ở đây.

Ngoài ra, bạn có thể mua VIA để dùng. VIA là những tài khoản quảng cáo được người khác nuôi sẵn.

Với tài khoản quảng cáo mới, bạn cần sử dụng thông tin thanh toán khác.

Bạn có thể ra ngân hàng để xin làm thẻ Visa Debit để chạy quảng cáo. Cứ bảo họ là bạn muốn hủy thẻ cũ và làm thẻ mới.

Tôi nhớ một số ngân hàng có chính sách cho phép làm nhiều thẻ, để phục vụ những dân chơi quảng cáo Facebook (hoặc Google).

Những lời cuối cùng…

Nếu bạn làm ăn đàng hoàng, nhưng không may bị khóa tài khoản, thì hãy cố gắng kháng cáo để lấy lại tài khoản. Vì đó là quyền của bạn mà.

Tôi có một bài viết hướng dẫn cách kháng cáo chi tiết, bạn có thể xem tại đây:

Bài viết: Xử lý khi bị khoá tài khoản, kinh nghiệm kháng cáo bài bản.

Tốn khá lâu để kháng cáo lấy lại tài khoản, vậy nên hãy luôn duy trì 2 – 3 tài khoản để dự phòng.

Bài này đã viết được 10 trang rồi, tốn hơn 3 ngày để viết. Bạn đọc được tới đây thì cũng rất đáng nể.

Vậy nên, chúc bạn thành công trên con đường đã chọn.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>