• Trang chủ
  • |
  • Blog
  • |
  • Affiliate
  • |
  • Tạo Angle trong Affiliate Marketing: Hệ thống giúp bạn scale chiến dịch bền vững

Tạo Angle trong Affiliate Marketing: Hệ thống giúp bạn scale chiến dịch bền vững

Biên tập: Thiên Phong MMO | Cập nhật: 22/05/2025
Danh mụcAffiliate

Trong affiliate marketing, mọi chiến dịch quảng cáo đều xoay quanh một mục tiêu: tạo ra chuyển đổi.

Muốn tạo chuyển đổi, bạn cần quảng cáo thu hút – và gốc rễ của mọi thứ đó chính là angle.

Angle là góc tiếp cận của chiến dịch. Là cách bạn kể câu chuyện, khơi gợi nhu cầu, làm nổi bật vấn đề, hoặc đánh trúng nỗi sợ của khách hàng. 

Một angle tốt có thể biến một offer bình thường thành chiến dịch lợi nhuận cao. Một angle sai có thể làm bạn tiêu hết ngân sách mà không lợi nhuận.

Trong bài viết này, bạn sẽ học cách xây dựng hệ thống tạo angle cho riêng mình. Tôi sẽ chia sẻ cách nghiên cứu, sáng tạo, test angle — và cả cách scale chiến dịch dựa trên angle đã có.

Vì sao bạn cần một hệ thống tạo angle?

Một mẫu quảng cáo có thể hiệu quả trong vài ngày, vài tuần — rồi hiệu suất giảm dần.

Lý do đơn giản: người dùng đã nhìn thấy nó quá nhiều. Họ không còn hứng thú, không còn nhấp chuột. Và nếu bạn không có gì mới để thay thế, chiến dịch sẽ chững lại.

Khi chiến dịch chững lại thì phải làm sao? 

Bạn cần tiếp tục sáng tạo, tiếp tục đổi mới — từ mẫu quảng cáo, landing page, đến cả cách bạn tiếp cận khách hàng.

Nhưng sáng tạo quảng cáo không phải dễ, nhiều người muốn tạo quảng cáo, mà ngồi nghĩ mãi, vẫn không nghĩ ra được gì.

Tại vì họ không có hệ thống. Không có quy trình. Mỗi lần tạo quảng cáo là mò mẫm lại từ đầu.

Tôi từng thấy không ít người chạy quảng cáo cùng một landing page suốt cả năm. Hết người này đến người khác copy, sửa mỗi dòng tiêu đề, đổi hình ảnh — rồi hy vọng sẽ có Sales.

Cách làm đó không thể giúp bạn đi xa.

Điều bạn cần là một hệ thống tạo angle — nơi bạn có thể:

  • Phân tích ngách một cách logic
  • Nhanh chóng tạo ý tưởng quảng cáo 
  • Tạo angle mới một cách liên tục, thay vì chờ “cảm hứng”
Hiểu rõ về khái niệm Angle trong affiliate marketing

Hiểu rõ về khái niệm Angle trong affiliate marketing

Angle là góc tiếp cận – là cách bạn đưa ra vấn đề, khơi gợi nhu cầu, hoặc đặt một tình huống khiến người ta muốn đọc tiếp, click vào, và chuyển đổi.

Cùng một sản phẩm, nhưng nếu bạn dùng một angle khác, kết quả có thể khác hoàn toàn.

Ví dụ: Nếu bạn bán thẻ thành viên phòng gym, bạn có thể tiếp cận từ nhiều angle khác nhau:

  • Angle theo mùa: “Chuẩn bị cho mùa hè, lấy lại vóc dáng nhanh chóng”
  • Angle theo ngoại hình: “Bụng sáu múi – không còn là giấc mơ”
  • Angle theo sức khỏe: “Tập gym để sống lâu hơn, khỏe hơn mỗi ngày”

Mỗi angle trên đều có thể dẫn tới một mẫu quảng cáo khác nhau, một landing page khác nhau, thậm chí cách viết nội dung cũng sẽ khác nhau.

Đó là lý do angle chính là yếu tố gốc rễ — và nếu bạn không xác định đúng angle, mọi phần còn lại trong chiến dịch quảng cáo sẽ dễ đi lệch hướng.

Tìm hiểu về Mini Angle

Mini angle là phần mở rộng của một angle lớn. 

Nếu angle lớn là hướng tiếp cận chiến lược, thì mini angle là cách bạn đi sâu hơn vào từng tình huống cụ thể, từng nhóm đối tượng cụ thể.

Tiếp nối ví dụ phòng gym ở phần trước:

Giả sử bạn chọn angle lớn là “Tập gym để cải thiện ngoại hình – lấy lại vóc dáng”.

Đây là một hướng tiếp cận hiệu quả, đánh vào nhu cầu phổ biến của nhiều người. Nhưng nếu bạn muốn tăng chuyển đổi, bạn cần cá nhân hóa thông điệp. Đó là lúc mini angle phát huy tác dụng.

Từ angle lớn đó, bạn có thể phát triển thành nhiều mini angle như:

  • “Tập gym để mặc vừa chiếc váy cưới cũ”
  • “Lấy lại cơ bụng sau 2 năm ngồi văn phòng”
  • “Bí quyết để tự tin đi biển mà không cần che bụng”
  • “Chỉ 3 buổi/tuần để trông săn chắc hơn trước kỳ nghỉ lễ”
a

Mỗi mini angle này đang truyền tải thông điệp tới một nhóm người khác nhau — cùng một offer, nhưng lời nhắn được cá nhân hóa hơn, sát với hoàn cảnh thật hơn.

Mini angle đặc biệt hữu ích khi:

  • Angle lớn đã chạy tốt và bạn muốn mở rộng
  • Bạn muốn test các thông điệp quảng cáo khác nhau
  • Bạn đang scale sang nhóm đối tượng mới 

Hiểu rõ về mini angle sẽ giúp bạn tránh rơi vào góc chết “bí ý tưởng”, và thay vào đó, bạn sẽ xây dựng một chiến dịch linh hoạt hơn, sống lâu hơn.

Xây dựng hệ thống để nhanh chóng tạo Angle

Sau khi hiểu rõ về angle và mini angle, bước tiếp theo là xây dựng một hệ thống có thể nhân rộng.

Hệ thống tạo angle sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mỗi khi cần nghĩ ra mẫu quảng cáo mới, và giúp bạn giữ chiến dịch sống lâu hơn, dễ scale hơn và ít rủi ro hơn khi chạy ngân sách lớn.

Hệ thống này sẽ gồm ba phần cốt lõi:

  1. Chọn đúng ngách và xác định vấn đề cụ thể của người dùng
  2. Tạo nhóm angle dựa trên insight và nhu cầu thực tế
  3. Phát triển thành các mini angle để test sâu và cá nhân hóa

Hãy bắt đầu từ bước đầu tiên: nghiên cứu thị trường ngách trong affiliate marketing.

4 1

Nghiên cứu thị trường ngách và phân tích những angle đang có

Sau khi đã chọn được một ngách đủ cụ thể, bước tiếp theo là nghiên cứu xem thị trường hiện tại đang dùng angle nào — và những angle đó có hiệu quả ra sao.

Việc này không phải để bạn đi copy y chang mẫu quảng cáo của người khác.
Mục tiêu là để bạn hiểu:

 – Thị trường đang hoạt động như thế nào
– Những nỗi sợ, nhu cầu, hoặc cảm xúc nào đang được khai thác
– Và đâu là điểm bạn có thể cải tiến hoặc đi theo hướng khác biệt hơn

Công cụ nghiên cứu thị trường bạn có thể dùng:

  • AdSpy (chuyên Facebook): Cho phép bạn tìm quảng cáo theo từ khóa, Affiliate Network, hoặc theo tên miền của landing page.
  • Adplexity (cho Native, Desktop, YouTube): Giúp bạn thấy được cả mẫu quảng cáo, tiêu đề, hình ảnh, và thậm chí cả landing page mà đối thủ đang dùng.
Adplexity trong affiliate marketing

Khi phân tích quảng cáo, đừng chỉ nhìn vào mẫu mã đẹp hay tiêu đề bắt mắt. Hãy đặt câu hỏi:

 – Angle của quảng cáo này là gì?
– Nó đang đánh vào cảm xúc nào: lo lắng, tự hào, hy vọng, tức giận?
– Nó đang nhắm đến nhóm người nào?

Ví dụ:

Trong ngách bảo hiểm nhà, bạn có thể thấy những quảng cáo với hình ảnh nhà bị đổ nát sau bão, hoặc cảnh trộm lẻn vào nhà giữa đêm.

Gần như chắc chắn đó là các angle đánh vào nỗi sợ mất mát – cụ thể là thiên tai và trộm cướp.

Bạn có thể ghi chú lại những angle này, phân nhóm chúng theo chủ đề, và dùng làm cơ sở để phát triển hệ thống của riêng mình.

Hãy xem đây là điểm khởi đầu để bạn có thể sáng tạo ra angle tốt hơn.

Phân nhóm angle theo hệ thống

Sau khi đã nghiên cứu angle từ thị trường, bước tiếp theo bạn cần ngồi lại và suy nghĩ để tạo ra những angle phù hợp với ngách của mình. Nhưng thay vì liệt kê ngẫu nhiên vài ý tưởng, bạn cần làm điều này theo cách có hệ thống.

Hệ thống angle có nghĩa là: bạn chia các angle thành từng nhóm theo mục tiêu, cảm xúc, hoặc hoàn cảnh cụ thể. 

Điều này không chỉ giúp bạn dễ tư duy hơn, mà còn giúp việc test chiến dịch trở nên có định hướng và kiểm soát hơn.

Một cách tiếp cận phổ biến là nhóm angle theo ba trục:

  • Nhu cầu: người dùng muốn đạt được điều gì?
  • Nỗi sợ: họ đang lo ngại điều gì có thể xảy ra?
  • Thay đổi: họ đang đứng trước ngưỡng thay đổi nào trong cuộc sống?

Ví dụ: bạn đang quảng bá một ứng dụng học ngoại ngữ cho người lớn tuổi.

Nhu cầu:
– Họ muốn có thể giao tiếp cơ bản khi đi du lịch nước ngoài
– Họ muốn duy trì sự minh mẫn, rèn luyện trí não

Nỗi sợ:
– Lo sợ bị lạc lõng khi đi du lịch
– Sợ trí nhớ suy giảm theo tuổi tác
– Ngại bị chê “già rồi còn học”

Thay đổi:
– Mới nghỉ hưu, có thời gian rảnh
– Bắt đầu tham gia hội nhóm người cao tuổi, muốn kết nối tốt hơn

Từ 3 trục này, bạn có thể phát triển angle chính và các mini angle gắn với từng bối cảnh cụ thể, thay vì dùng một thông điệp “ai cũng học được ngoại ngữ” chung chung.

Hãy bình tĩnh đặt câu hỏi, rồi ghi lại câu trả lời. Như vậy, mẫu quảng cáo bạn tạo ra sẽ có khả năng cộng hưởng mạnh với người xem. 

Việc nghiên cứu angle giống như xây dựng một thư viện nội dung – bạn có thể cho chúng vào từng thư mục riêng, để có thể lấy ra dùng bất kỳ lúc nào.

1 1

Ví dụ thực tế: Cách triển khai Angle và mini Angle

Giả sử bạn đang chạy chiến dịch affiliate cho một khóa học dạy đầu tư tài chính cá nhân. Offer này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng: người mới đi làm, người có gia đình, người chuẩn bị về hưu… 

Nhưng nếu bạn chỉ tạo một mẫu quảng cáo chung chung, tỷ lệ chuyển đổi thường rất thấp.

Vậy làm thế nào để triển khai angle một cách bài bản?

Trước tiên, bạn xác định angle chính – ví dụ:

“Học cách quản lý tiền để có tự do tài chính trong 5 năm tới.”

Sau đó, bạn phát triển các nhóm angle phụ, dựa trên hoàn cảnh và mối quan tâm khác nhau của người dùng:

  • Người mới đi làm → “Cách tiết kiệm và đầu tư ngay từ tháng lương đầu tiên”
  • Người sắp có con → “Lập kế hoạch tài chính vững chắc cho tương lai gia đình”
  • Người đang áp lực vì nợ → “Thoát khỏi vòng xoáy nợ nần với chiến lược tài chính 3 bước”

Mỗi nhóm trên đều là angle cụ thể, có thể triển khai thành:

  • Một tiêu đề quảng cáo riêng
  • Một đoạn video riêng
  • Một nội dung landing page riêng

Tuy nhiên, nếu bạn muốn test sâu hơn nữa, bạn có thể tiếp tục chia thành mini angle.

Ví dụ:
Angle: Người trẻ mới đi làm muốn đầu tư

 → Mini angle 1: “Không cần 100 triệu – học đầu tư với chỉ 1 triệu mỗi tháng”
→ Mini angle 2: “Đầu tư dễ hiểu cho người không biết gì về tài chính”
→ Mini angle 3: “Tối ưu tài khoản ngân hàng và ví điện tử để tự động tiết kiệm hàng tháng”

Mini angle sẽ giúp bạn nhắm trúng những điểm đau hoặc rào cản rất cụ thể mà người dùng đang gặp phải. Nhờ đó, quảng cáo có tính cá nhân hóa cao hơn, dễ tạo ra chuyển đổi hơn.

Quan trọng hơn nữa, khi một mini angle bị bão hòa, bạn vẫn có thể quay về angle lớn, rẽ nhánh sang mini angle khác mà không cần thay đổi toàn bộ chiến dịch.

Đây chính là cách bạn xây dựng một hệ thống angle linh hoạt, có khả năng scale mà không bị “đứt gãy”.

a 1

Phát triển Mini Angle cho chiến dịch affiliate marketing

Mini angle là công cụ mạnh mẽ để bạn đi sâu vào từng nhóm người dùng, từng hoàn cảnh, từng cảm xúc cụ thể. 

Thay vì tạo ra một mẫu quảng cáo chung cho “người mới đi làm”, bạn có thể chia họ thành:

  • Người có thu nhập thấp → “Tăng tích lũy chỉ với 50.000đ mỗi ngày”
  • Người thích công nghệ → “Dùng app tự động đầu tư – không cần theo dõi thị trường”
  • Người lo lắng về rủi ro → “Chiến lược đầu tư an toàn cho người mới bắt đầu”

Mỗi mini angle trên có thể dùng chung offer, chung trang bán hàng, nhưng cách bạn tiếp cận – thông điệp bạn dùng – sẽ rất khác.

Điểm mạnh của mini angle:

  • Dễ triển khai nhanh
  • Dễ test A/B theo nhóm nhỏ
  • Dễ scale nếu hiệu quả tốt

Khi bạn sở hữu một danh sách mini angle tốt, bạn sẽ có nhiều lựa chọn để test — và còn có thể xoay chuyển chiến dịch ngay lập tức khi một hướng nào đó bão hòa.

Ví dụ:
Chiến dịch của bạn đang chạy tốt với mini angle “đầu tư từ 1 triệu/tháng”. Nhưng sau một thời gian, CTR bắt đầu giảm. 

Thay vì dừng toàn bộ, bạn chuyển sang mini angle “dùng app tự động đầu tư” — chỉ cần thay tiêu đề, hình ảnh, thông điệp — và chiến dịch có thể tiếp tục chạy thêm vài tuần nữa.

Thực chiến: Triển khai hệ thống tạo angle

Angle là sáng tạo. Nhưng nếu chỉ dựa vào cảm hứng, bạn sẽ luôn phải suy nghĩ rất nhiều mỗi khi cần ra mắt chiến dịch mới.

Vậy làm sao để nhanh hơn? Thay vì ngồi vài giờ suy nghĩ ý tưởng quảng cáo, liệu có cách nào để nghĩ ra ý tưởng trong vòng 5 phút?

Có. Đó là cần tạo một hệ thống giúp nhanh chóng có angle.

Dưới đây là quy trình 4 bước để hệ thống hóa toàn bộ quá trình tạo angle – từ ý tưởng ban đầu đến triển khai thực tế.

4 2

Bắt đầu từ insight người dùng

Mọi angle hiệu quả đều bắt nguồn từ việc bạn hiểu rõ người dùng đang nghĩ gì, đang lo gì, và đang muốn đạt được điều gì.

Insight không cần phức tạp. Bạn chỉ cần trả lời được ba câu hỏi:

  • Người này đang gặp vấn đề gì?
  • Họ đang tìm kiếm điều gì?
  • Họ sợ điều gì sẽ xảy ra nếu không giải quyết sớm?

Ví dụ, nếu bạn bán khóa học dạy kỹ năng làm việc, người dùng có thể:

  • Cảm thấy chậm hơn so với đồng nghiệp
  • Muốn được thăng chức trong năm nay
  • Sợ bị thay thế bởi người trẻ hơn, giỏi hơn

Càng hiểu người dùng rõ bao nhiêu, angle bạn tạo ra sẽ càng sát bấy nhiêu. Đừng bắt đầu bằng “mình muốn nói gì”, mà hãy bắt đầu bằng “người dùng đang lo gì”.

Xây dựng angle lớn và chia nhỏ thành mini angle

Sau khi đã có insight, bạn sẽ angle lớn – là thông điệp chính của chiến dịch. Đây là góc tiếp cận cốt lõi, thể hiện rõ nỗi đau hoặc mong muốn quan trọng của người dùng.

Ví dụ: Nếu bạn quảng bá một chương trình học online, thì angle lớn có thể sẽ là:

“Chỉ 30 phút mỗi ngày để giỏi kỹ năng bạn từng sợ nhất.”

Từ angle lớn đó, bạn chia thành các mini angle nhỏ hơn để test từng nhóm đối tượng hoặc hoàn cảnh cụ thể:

  • “Cho người mới bắt đầu – không cần nền tảng”
  • “Dành cho nhân viên văn phòng bận rộn – học trên điện thoại”
  • “Học nhanh để kịp apply job mới trong 30 ngày”

Mini angle là cách để bạn giữ nguyên offer, nhưng cá nhân hóa thông điệp. Đây là bước quan trọng để tăng CTR, giữ chi phí quảng cáo thấp, và tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Triển khai thành nội dung cụ thể

Một angle – dù hay đến đâu – cũng không có giá trị nếu không được triển khai đúng cách.

Ở bước này, bạn sẽ chuyển angle và mini angle đã xây dựng thành các thành phần nội dung cụ thể:

  • Tiêu đề quảng cáo (headline)
  • Hình ảnh hoặc video minh họa cho angle đó
  • Nội dung mẫu quảng cáo, video quảng cáo
  • Cấu trúc và nội dung của landing page

Mỗi angle nên đi kèm với một “gói nội dung” đầy đủ — để khi test, bạn biết rõ kết quả đến từ đâu: do angle, do hình ảnh, hay do landing page chưa tối ưu.

Ví dụ, mini angle “dành cho người bận rộn” thì:

  • Tiêu đề: “Học xong kỹ năng chỉ với 15 phút mỗi ngày”
  • Hình ảnh nên là người đang học qua điện thoại, tranh thủ lúc đợi xe buýt
  • Nội dung nên tối giản, có phần mô tả rõ tính linh hoạt
  • Landing page nên điều hướng nhanh, không bắt điền quá nhiều thông tin

Việc triển khai đồng bộ theo từng angle giúp bạn test có kiểm soát, tránh trường hợp một angle lại bị đánh giá sai chỉ vì hình ảnh không phù hợp hoặc copy chưa rõ ràng.

2 1

Ghi nhận dữ liệu và xây thư viện angle cá nhân

Sau khi chạy quảng cáo và test angle, đừng chỉ nhìn vào kết quả rồi bỏ qua. Đây là thời điểm bạn bắt đầu xây hệ thống cho riêng mình.

Hãy ghi lại:

  • Angle nào đang hoạt động tốt
  • CTR, CVR, ROI tương ứng
  • Nhóm đối tượng nào phản hồi tốt với angle đó
  • Mẫu quảng cáo nào có hiệu suất cao nhất
  • Có điểm chung gì giữa những angle hiệu quả?

Toàn bộ dữ liệu này nên được lưu lại trong một bảng hệ thống hóa – ví dụ như Google Sheet, Notion, hoặc Airtable. Mỗi dòng là một angle, có thể đính kèm thêm hình ảnh, tiêu đề, landing page mẫu, kết quả test.

Theo thời gian, bạn sẽ sở hữu một thư viện angle cá nhân – bạn sẽ có ý tưởng để tái sử dụng, và còn có thể dùng làm thông tin để huấn luyện đội nhóm, lên kế hoạch chiến dịch mới nhanh chóng, và scale có kiểm soát.

Scale chiến dịch với hệ thống angle

Sau khi đã có một thư viện angle được kiểm chứng, việc scale chiến dịch không còn là trò chơi cảm tính — mà trở thành một quá trình có thể lập kế hoạch rõ ràng.

Scale không có nghĩa là đổ thêm tiền vào một mẫu quảng cáo duy nhất.
Scale nghĩa là bạn có khả năng:

  • Duy trì hiệu quả khi tăng ngân sách
  • Mở rộng ra nhiều nhóm đối tượng khác nhau
  • Kéo dài vòng đời chiến dịch mà không bị giảm chuyển đổi

Và bạn làm điều đó nhờ hệ thống angle.

Ví dụ: bạn có một mini angle đang hoạt động rất tốt — “Người đi làm bận rộn muốn học kỹ năng mới”. 

Nhưng sau vài tuần, hiệu suất bắt đầu giảm, quảng cáo bị đối thủ copy, người dùng đã bị nhờn với loại quảng cáo này.

Thay vì cố ép chạy tiếp, bạn chuyển sang mini angle khác trong cùng angle lớn, như:

  • “Người muốn đổi công việc mới”
  • “Người muốn tăng lương”
  • “Người bị áp lực vì đồng nghiệp tiến xa hơn”

Việc xoay angle giúp bạn làm mới chiến dịch mà không cần đổi offer, không cần đổi landing page, cũng không cần viết lại toàn bộ nội dung từ đầu.

Ngoài ra, nếu bạn đang chạy quảng cáo tới một nhóm đối tượng cụ thể (ví dụ: nam giới tuổi 25–34), bạn có thể scale theo chiều ngang bằng cách:

  • Dùng angle khác để tiếp cận nhóm nữ giới
  • Dùng mini angle phù hợp hơn với nhóm tuổi 35+

Nhờ hệ thống angle, bạn không còn scale một cách liều lĩnh.
Bạn biết angle nào có thể mở rộng, angle nào nên dừng, và bạn luôn có phương án dự phòng khi chiến dịch bắt đầu bão hòa.

Tư duy hệ thống – Nền tảng chiến dịch affiliate marketing bền vững

Có một câu nói của Jim Collins như sau:

“Hiểm họa lớn nhất không phải là thất bại hoàn toàn, mà là thành công mà không hiểu vì sao lại thành công.”

Trong affiliate marketing, nhiều người từng may mắn có chiến dịch thắng lớn – nhưng sau đó họ không có chiến dịch thắng lặp lại. Vì họ không có hệ thống. Họ không biết điều gì tạo nên chiến thắng đó.

Ngược lại, nếu bạn có một hệ thống tạo angle – từ insight, xây dựng angle lớn, triển khai mini angle, đến test và ghi nhận dữ liệu – bạn sẽ có khả năng:

  • Tự tạo ra angle mới bất cứ lúc nào
  • Phân tích rõ vì sao một angle hiệu quả hoặc thất bại
  • Tái sử dụng những gì đang hoạt động mà không cần bắt đầu lại từ đầu

Đây không chỉ là cách để làm affiliate marketing hiệu quả hơn.
Đây là cách để bạn xây dựng hệ thống dài hạn, không phụ thuộc vào trend, may rủi hay ý tưởng vụt sáng.

Chiến dịch có thể hết vòng đời. Offer có thể dừng. Nhưng nếu bạn có hệ thống tạo angle – bạn vẫn sẽ có lợi thế.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>