• Trang chủ
  • |
  • Blog
  • |
  • Affiliate
  • |
  • Sai lầm khi làm affiliate marketing: Tập trung sai việc, bận rộn mà không ra kết quả

Sai lầm khi làm affiliate marketing: Tập trung sai việc, bận rộn mà không ra kết quả

Biên tập: Thiên Phong MMO | Cập nhật: 08/06/2025
Danh mụcAffiliate
2 7

Có một người muốn mở quán cà phê.

Anh dành cả tháng đầu tiên để thiết kế logo, chọn màu sơn cho tường, tìm font chữ cho thực đơn, và xây dựng một website thật lung linh.

Vấn đề duy nhất là… anh chưa có quán. Chưa thuê được mặt bằng, chưa mua máy pha, chưa biết nguồn cung cấp cà phê.

Tôi không chê những việc như thiết kế hay xây website – chúng vẫn có giá trị. 

Nhưng rõ ràng, nếu bạn chưa có quán, chưa có khách, thì việc chăm chút “vỏ ngoài” chỉ là đang trì hoãn những việc thật sự quan trọng.

Điều này xảy ra rất nhiều trong affiliate marketing.

Người mới bước vào ngành thường rơi vào một vòng lặp quen thuộc: họ loay hoay chọn tên miền, đắm chìm trong việc thiết kế landing page, hay phân vân chọn tracker nào tốt nhất.

Và họ thấy mình bận rộn, nhưng lại chẳng tiến được bước nào.

Vì sao lại như vậy?

Vì họ đang đánh giá quá cao những yếu tố… không quyết định.

Những yếu tố bị đánh giá quá cao trong affiliate marketing

Khi bạn mới bắt đầu làm affiliate, mọi thứ đều mới mẻ – và điều đó dễ khiến bạn mất phương hướng.

Một số newbie mất cả ngày để chọn tên miền, đọc đánh giá phần mềm, và phân tích từng chi tiết nhỏ của một offer… như thể đó là điều quyết định thành bại.

Nhưng thực tế không như vậy.

Có rất nhiều yếu tố mà người mới thường dành quá nhiều thời gian, trong khi những người làm lâu năm đều hiểu: chúng chỉ là phần phụ.

Dưới đây là một số ví dụ điển hình mà tôi đã gặp – không chỉ từ chính trải nghiệm của mình, mà còn từ những câu hỏi mà tôi nhận được từ các bạn mới vào nghề.

3 2

Tên miền không quan trọng đâu

Nhiều newbie nghĩ rằng cần một cái tên miền thật “ngầu” thì chiến dịch mới chuyên nghiệp, mới có chuyển đổi.

Họ dành hàng giờ – thậm chí vài ngày – chỉ để tìm một cái tên chưa ai lấy, đuôi .com, phát âm hay, dễ nhớ.

Và đó là một sai lầm phổ biến.

Khi bạn chạy affiliate với quảng cáo trả phí, đặc biệt là các chiến dịch test nhanh, thì tên miền gần như vô hình. Người dùng không gõ tên miền vào trình duyệt – họ click vào quảng cáo, nhìn thấy landing page trong vài giây, và đưa ra quyết định.

Họ không quan tâm bạn dùng .com, .co, .io hay .blog.

Thực tế, có những chiến dịch có lợi nhuận cao mà không dùng tên miền nào – chỉ dùng địa chỉ IP thẳng cho landing page. Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng nó hoạt động, và đó mới là điều quan trọng.

Nếu bạn đang test chiến dịch, hãy chọn nhanh một tên miền, càng nhanh càng tốt. Dưới $10 là hợp lý. Nếu đã có tên miền chính, hãy dùng subdomain hoặc addon domain để tiết kiệm chi phí.

Ví dụ:

afftrackhub.com/weightloss
afftrackhub.com/carinsurance
afftrackhub.com/surveybonus

Đừng để việc chọn tên miền trở thành cái cớ để trì hoãn. Việc quan trọng hơn đang chờ bạn: tạo quảng cáo, viết angle, set up tracker, và test chiến dịch thực tế.

Landing page không cần phải giống trang offer

Đây là một sai lầm mà rất nhiều newbie mắc phải.

Họ dành hàng giờ, thậm chí cả ngày, chỉ để làm cho landing page giống hệt trang offer:

– Cùng màu nền.
– Cùng font chữ.
– Cùng layout/bố cục.

Đúng là nếu hai trang trông giống nhau, người dùng sẽ tin tưởng hơn, cảm giác liền mạch hơn – và từ đó chuyển đổi sẽ cao hơn.

Đúng là cũng nên thiết kế landing page cho có sự tương đồng với offer.

Nhưng nếu bạn dùng cả ngày (hoặc vài ngày) chỉ để tinh chỉnh màu nền và font chữ, thì lại là sai. Vì đó là lãng phí thời gian vào những việc không quan trọng.

Thực tế, người dùng không quan tâm giao diện của hai trang có đồng bộ hay không. Họ quan tâm đến nội dung, lợi ích, và sự hấp dẫn của lời kêu gọi hành động (CTA).

Khi họ truy cập landing page, đa số người ta cũng chỉ lướt qua, và nhanh chóng bấm nút CTA để xem trang offer bán gì.

Vậy nên:

  • Đừng quá cầu toàn vào giao diện.
  • Đừng cố sao chép mọi chi tiết từ trang offer.
  • Tập trung vào tốc độ load, tỷ lệ chuyển đổi, và góc nhìn người dùng.

Khi bạn scale, bạn có thể tối ưu landing page cho tốt hơn nữa. 

Nhưng lúc mới bắt đầu, thời gian là tài sản quý nhất – đừng lãng phí nó vào những chi tiết không ảnh hưởng đến doanh thu.

1 18

Vẻ ngoài của offer không quan trọng

Một sai lầm phổ biến khác của người mới là đánh giá offer qua giao diện.

Nếu thấy một trang bán hàng được thiết kế xịn, video đẹp, font chữ bắt mắt, họ nghĩ:

“Offer này chắc chắn chuyển đổi tốt.”

Ngược lại, nếu trang offer trông cũ kỹ, bố cục lộn xộn, họ vội kết luận:

“Chắc không ai mua nổi cái này đâu.”

Và rồi họ bỏ qua.

Nhưng thực tế thì… rất nhiều offer có thiết kế xấu lại đem về lợi nhuận lớn.

Bởi vì người dùng không mua vì giao diện. Họ mua vì lý do cá nhân: vì sợ hãi, vì hy vọng, vì thấy một lợi ích rõ ràng hoặc lời hứa hấp dẫn. 

Và nếu thông điệp đánh trúng nỗi đau hay mong muốn thật sự, thì dù thiết kế có “kỳ lạ” cũng vẫn sẽ bán được.

Khi bạn test offer, hãy tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi, chẳng hạn như:

  • Trang offer có load nhanh không?
  • Có bị chặn IP hoặc trình duyệt không?
  • Có bắt người dùng tick đồng ý “điều khoản” rườm rà không?
  • Tỷ lệ người click từ landing page sang offer là bao nhiêu?
  • Advertiser chấp nhận bao nhiêu phương thức thanh toán.

Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác: offer đó có uy tín trên Affiliate Network không, có được nhiều affiliate khác đang quảng bá không.

Một offer “xấu hoắc” nhưng được các super affiliate âm thầm đổ tiền vào – đó là tín hiệu đáng tin hơn bất kỳ giao diện nào.

  • Bạn có thấy Reddit và Quora chứ, giao diện của họ không đẹp, thậm chí là cũ. Nhưng tại sao lại có nhiều người sử dụng đến thế.
  • Bạn có thấy giao diện của Amazon chứ, nếu so với các web bán hàng Shopify chuyên nghiệp, thì giao diện của Amazon rất hỗn loạn.

Nhưng vẫn có nhiều người mua hàng đấy thôi.

Hãy nhớ:

Bạn không chạy quảng cáo để làm đẹp – bạn làm để có lợi nhuận.
Và lợi nhuận không nằm ở giao diện – mà nằm ở thông điệp, angle, và sự phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Vậy nên, đừng quá quan tâm đến vẻ ngoài.
Lấy link offer, test nhanh. Để dữ liệu nói chuyện thay bạn.

2 10

Dành quá nhiều thời gian để chọn offer “ít cạnh tranh”

Nhiều newbie bước vào affiliate marketing thường mang một nỗi sợ lớn: cạnh tranh.

Sao có thể đánh lại các super affiliate – những người có ngân sách khổng lồ, đội ngũ tinh nhuệ, kinh nghiệm dày dạn, và mối quan hệ chặt chẽ với các network?

Suy nghĩ phổ biến là:

“Mình sẽ tìm một offer thật ngon – hoa hồng cao, chuyển đổi tốt, và… ít cạnh tranh.”

Nghe thì hợp lý, nhưng đáng tiếc, affiliate marketing không hoạt động như vậy.

Ngay cả khi bạn may mắn tìm được một offer tiềm năng chưa nhiều người biết, thì sớm hay muộn cũng sẽ có đối thủ nhảy vào – nhờ spy tools, hoặc từ chính affiliate manager chia sẻ.

Chưa kể: offer mới thường kèm theo rủi ro.

– Có thể đến từ advertiser chưa uy tín.
– Bị giới hạn cap thấp.
– Chưa rõ mức chuyển đổi thực tế.
– Và bạn phải mạo hiểm với tiền thật để test.

Vậy nên, sự thật là: cạnh tranh không phải dấu hiệu xấu.

Nó cho thấy thị trường đang hoạt động, và offer đó đã được chứng minh là có chuyển đổi.

Việc của bạn không phải là tránh cạnh tranh – mà là chọn cách cạnh tranh thông minh.

Dưới đây là ba hướng đi hiệu quả:

  1. Tạo ra angle khác biệt
    Đa số người mới đều copy angle từ spy tool. Nhưng nếu bạn dừng lại vài giờ để phân tích và nghĩ ra một góc nhìn mới mẻ, bạn đã vượt lên hàng trăm người chỉ biết “rip và chạy”.
  2. Tìm một phân khúc nhỏ hơn
    Nếu có sản phẩm chống rụng tóc bán tốt với nam giới trên 40 tuổi, hãy thử test quảng cáo sản phẩm này tới phụ nữ sau sinh, hoặc đàn ông trẻ tuổi gặp stress. Một thay đổi nhỏ về đối tượng đôi khi mở ra thị trường ngách cực kỳ tiềm năng.
  3. Test quảng cáo ở khu vực địa lý khác
    Nếu ai cũng dồn vào Mỹ, hãy nhìn sang Canada, Úc, hoặc các quốc gia châu Âu. Nhiều thị trường tuy nhỏ hơn nhưng ít cạnh tranh, giá CPM mềm hơn và vẫn đủ sức lợi nhuận nếu biết làm angle đúng.

Đừng đánh nhau với cá mập.
Hãy làm cá heo: thông minh, linh hoạt, và chọn vùng nước khác.

PS. Nếu bạn thắc mắc về cách để target tới phụ nữ sau khi sinh hoặc đàn ông trẻ tuổi gặp stress, thì bạn có thể target vào nhóm tuổi. Và viết quảng cáo thật khéo.

Hệ thống của Facebook rất thông minh, từ quảng cáo mà bạn viết, nó sẽ biết chính xác nên tìm đến nhóm người nào (mặc dù Facebook sẽ không hiển thị chính xác nhóm đối tượng đó ra khi bạn thiết lập quảng cáo).

1 19

Đừng mất quá nhiều thời gian chọn phần mềm

Một trong những “cái bẫy” ngọt ngào với người mới là việc nghiên cứu phần mềm quá kỹ.

Bạn lên Google tìm “phần mềm tracking tốt nhất”, đọc hàng chục bài review, so sánh từng chức năng nhỏ nhặt, cân đo từng đồng chi phí… và rồi sau 3 ngày, bạn vẫn chưa bắt đầu chạy chiến dịch nào cả.

Đây là một kiểu “làm việc giả” – nghe có vẻ chăm chỉ, nhưng thực ra lại là đang trì hoãn.

Hãy nhớ: phần mềm chỉ là công cụ, không phải yếu tố quyết định thành công.

Bạn không cần chọn “cái tốt nhất trên đời” – bạn chỉ cần chọn một cái đủ tốt để bắt đầu.

Với phần mềm tracker, có rất nhiều lựa chọn:

– Voluum, Redtrack, BeMob, Binom, Keitaro…
– Mỗi cái đều có điểm mạnh riêng, nhưng bạn cần test để xem công cụ nào phù hợp với bản thân mình.

Cũng tương tự khi chọn công cụ email marketing, chatbot, hosting hay công cụ tạo landing page. Nếu bạn dành cả tuần để đọc review thay vì test, thì bạn đang đi chệch hướng.

Cách đơn giản:

– Hỏi người có kinh nghiệm bạn tin tưởng.
– Hoặc chọn phần mềm phổ biến nhất hiện tại.
– Dùng thử, va chạm thực tế, rồi nâng cấp sau nếu cần.

Affiliate marketing không giống chọn phần mềm kế toán.
Không ai trả lương bạn vì “nghiên cứu kỹ”.

Chỉ có hành động mới mang lại kết quả.
Hãy chọn nhanh – và bắt đầu.

Đừng tập trung sai chỗ

Tập trung vào những tác vụ không cần thiết, thì cũng giống như bắn tên mà lệch hồng tâm.

Hằng năm, có rất nhiều newbie tham gia affiliate marketing với tinh thần hào hứng quyết thắng.

Họ không lười. Họ rất chịu khó. Nhưng họ tập trung sai chỗ.

Họ không ngại thức khuya tìm offer, đọc tài liệu, xem video, đăng câu hỏi trên group… Vấn đề là: phần lớn thời gian đó không tạo ra kết quả.

Tại sao lại như vậy? Dưới đây là 3 lý do phổ biến nhất:

1 20

Bạn chưa biết việc nào mới là quan trọng

Nếu bạn chưa từng có kinh nghiệm chạy chiến dịch có lợi nhuận, thì bạn khó có thể phân biệt được đâu là việc “có vẻ quan trọng” và đâu là việc thật sự tạo ra chuyển đổi.

Khi đó, bạn dễ bị cuốn vào những thứ dễ thấy, dễ làm – như chọn tên miền, chỉnh giao diện, mày mò phần mềm, đọc thêm một blog nữa, xem thêm một video nữa.

Những việc đó không vô dụng, nhưng chúng không nằm trong nhóm 20% việc tạo ra 80% kết quả.

Điều nguy hiểm là, nó tạo ra một vùng an toàn. Một số bạn cứ xem hết video này tới video khác, có cảm giác như mình tiến bộ, nhưng họ lại không bao giờ thực hành.

Học phải đi đôi với hành chứ. Khi thực hành, bạn sẽ nhớ kiến thức rất nhanh.

Bạn muốn thoải mái, không muốn thất bại

Không ai thích cảm giác mất tiền chi chạy quảng cáo.
Không ai muốn học về mấy cái tracking phức tạp.
Không ai thích chạy chiến dịch affiliate mà không ra một chuyển đổi nào.

Vì vậy, thay vì làm việc thật sự – newbie thường chọn việc giúp họ cảm thấy bận rộn nhưng an toàn.

  • Đọc thêm vài bài blog.
  • Xem thêm một vài video.
  • Tải thêm vài công cụ “tối ưu hóa”.
  • Chỉnh lại mẫu landing page.
  • Đăng câu hỏi vào group rồi… chờ.

Tất cả đều cho cảm giác “mình đang tiến bộ” – nhưng thực ra là tránh né rủi ro.

Những việc dễ dàng thường vui hơn

Chạy chiến dịch, set up tracker, tìm hiểu về pixel, test 5–10 angle, sửa mẫu quảng cáo bị từ chối, chỉnh code trên landing page, phân tích dữ liệu chiến dịch.

mệt.

Mua tên miền, tạo logo, chỉnh màu nút CTA, đọc review phần mềm.

vui.

Đó là lý do tại sao người mới luôn bị cuốn vào những việc dễ dàng, bắt mắt, nhiều dopamine – nhưng không tạo ra lợi nhuận.

Bạn muốn làm điều “cảm thấy đúng” hơn là điều “thực sự hiệu quả”.

Nhưng affiliate marketing không trả tiền cho cảm giác. Nó chỉ trả cho kết quả.

Bận rộn không phải là hiệu quả.
Đúng việc – dù nhỏ – vẫn hơn làm sai việc một cách hăng say.

Điều gì thật sự quan trọng trong affiliate marketing?

Sau khi lược bỏ những yếu tố bị đánh giá quá cao, điều quan trọng nhất là biết tập trung đúng việc.

Không phải làm nhiều – mà là làm đúng.

Dưới đây là bốn kỹ năng cốt lõi, chiếm phần lớn “lợi nhuận” trong affiliate marketing – đặc biệt nếu bạn chạy paid traffic.

2 11

Biết cách chọn và test offer đúng

Người mới thường bị ám ảnh bởi việc “tìm offer ngon”.
Người có kinh nghiệm tập trung vào cách test offer đúng.

Chọn offer chỉ là bước đầu. Quan trọng là bạn có:

  • Biết check kỹ thông tin offer không?
  • Biết hỏi gì khi nói chuyện với affiliate manager không?
  • Biết set up tracker để theo dõi không?
  • Biết đặt giới hạn test để không cháy túi không?

Bạn không cần đoán offer nào ngon.
Bạn cần hệ thống test để dữ liệu trả lời thay bạn.

Hiểu người dùng và viết angle sắc bén

Bắt đầu chiến dịch bằng việc tìm hiểu về người dùng.

Họ là ai? Họ đang gặp vấn đề gì?
Họ từng thử giải pháp nào rồi? Tại sao vẫn chưa giải quyết được?

Câu trả lời cho những câu hỏi đó sẽ giúp bạn viết ra angle đúng người – đúng lúc – đúng nỗi đau.

Một angle hay không cần “giật tít”.
Nó cần đúng insight, đúng tâm lý.

Và nếu bạn làm được điều đó – bạn sẽ có lợi thế mà phần lớn người mới không có: Lợi thế về chiều sâu.

Làm chủ quá trình set up và tối ưu chiến dịch

Một chiến dịch affiliate không phải là “bật quảng cáo rồi chờ số”.

Nó là một chuỗi hành động có kiểm soát:

  • Tracking đúng từng click.
  • A/B test headline, hình ảnh, CTA.
  • Đọc dữ liệu và biết loại bỏ những gì không hiệu quả.
  • Tối ưu dần qua từng bước – từng ngày.

Bạn không cần làm tất cả. Nhưng bạn phải hiểu từng mắt xích trong hệ thống.

Học từ dữ liệu thay vì cảm tính

Người mới làm affiliate thường ra quyết định dựa trên cảm giác:

“Tôi thấy quảng cáo này hấp dẫn.”
“Tôi nghĩ màu đỏ hợp hơn màu xanh.”

Thế nhưng, một affiliate có kinh nghiệm sẽ nói:

“Quảng cáo A có CTR cao hơn quảng cáo B 35%. Nhưng CR thấp hơn. Hãy thử test tiêu đề mới.”

Bạn không cần lý thuyết cao siêu.
Chỉ cần nhìn số liệu, hiểu số liệu, và đưa ra hành động dựa trên số liệu.

Đó là cách duy nhất để tối ưu chiến dịch một cách bền vững – không phụ thuộc vào may mắn hay “cảm hứng”.

Tổng kết

Lướt Facebook cả ngày rất dễ.
Dùng spy tool để lấy landing page của người khác cũng rất dễ.
Tạo một landing page đẹp lung linh, mượt từng pixel – hoàn toàn dễ.

Nhưng những việc dễ thì ai cũng làm được.
Và những việc ai cũng làm, thì không còn giá trị.

Ngược lại, những việc thực sự tạo ra lợi nhuận thì rất khó:

– Chạy quảng cáo và tiêu tiền thật.
– Test 10 angle mà vẫn chưa ra kết quả.
– Đàm phán với affiliate manager, bị từ chối, rồi lại thử tiếp.
– Theo dõi dữ liệu, đối mặt với thất bại, và vẫn ngồi vào bàn làm lại từ đầu.

Không có đường tắt.
Không có phần mềm thần kỳ.
Không có bài viết nào thay thế được hành động.

Bạn không cần giỏi hơn ai cả.
Bạn chỉ cần kiên nhẫn làm những việc khó – mỗi ngày – trong khi người khác bỏ cuộc.

Khi bạn dám chọn việc khó, bạn đã bước ra khỏi đám đông.
Và chính điều đó, sớm hay muộn, sẽ tạo nên khác biệt.

Bài viết liên quan:

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>